K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. "Tách! Tách!" Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vải nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn...

Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.

3

Bạn viết văn lên đây là sao?? Mình ko hiểu!

24 tháng 5 2020

văn tả đò vật hay thì nói cho ad nghe
 

Các bạn giúp mình nhanh nhen ![Các bạn bổ sung hoặc sửa  giúp mình một chút theo ý các bạn] miêu tả  cái cặp theo dàn ý sau :MB:Trong tất cả các các món quà em thích em thích nhất là chiếc cặp của em .TB:Chiếc cặp của em rất đẹp và hữu dụng  đối với em.-Chiếc cặp có màu vàng .Nó được làm từ vải bên trong có cả xốp mềm.-Chiếc cặp có năm ngăn.-Bên trong chiếc cặp có hai ngăn để đựng...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình nhanh nhen !

[Các bạn bổ sung hoặc sửa  giúp mình một chút theo ý các bạn] miêu tả  cái cặp theo dàn ý sau :

MB:Trong tất cả các các món quà em thích em thích nhất là chiếc cặp của em .

TB:Chiếc cặp của em rất đẹp và hữu dụng  đối với em.

-Chiếc cặp có màu vàng .Nó được làm từ vải bên trong có cả xốp mềm.

-Chiếc cặp có năm ngăn.

-Bên trong chiếc cặp có hai ngăn để đựng sách vở.

-Bên ngoài cặp có ba ngăn để đựng hộp bút , bình nước ,.....

-Khóa cặp được làm từ sắt .Khi đóng và mở nó thường tạo ra âm thanh nghe như tiếng kêu của những chú ve đang đậu trên những nhánh cây.

-Trên chiếc cặp có tay cầm để nếu em không muốn đeo em có thể xách đi .

-Quai đeo của cặp được làm từ vải xatanh bên trong có xốp mềm  

-Bên ngoài chiếc cặp có hình một chú chó rất đáng yêu.

KB:Em rất thích chiếc cặp,em luôn coi nó như người bạn thân của em .Em hứa sẽ giữ gìn thật cẩn thận chiếc cặp này

Thời gian nhận bài 8h 30 đến 11h 

1
14 tháng 5 2020

Nên để mở bài gián tiếp. Nên để một câu mở đoạn ở thân bài, ví dụ như hoàn cảnh ra đời của nó, ai mua cho. Tóm lại là nên tả thêm cảm xúc ở thân bài!

Trong căn phòng của em có rất nhiều đồ đạc có những công dụng khác nhau: chiếc đèn học giúp em học bài mỗi tối để em không bị cận, giá sách giúp em giữ những cuốn sách của mình để không bao giờ bị mất hay lộn xộn… Trong số tất cả, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức đã đi theo em từ ngày em học lớp Một.Chiếc đồng hồ ấy là món quà mẹ đã mua tặng cho em nhân ngày em...
Đọc tiếp

Trong căn phòng của em có rất nhiều đồ đạc có những công dụng khác nhau: chiếc đèn học giúp em học bài mỗi tối để em không bị cận, giá sách giúp em giữ những cuốn sách của mình để không bao giờ bị mất hay lộn xộn… Trong số tất cả, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức đã đi theo em từ ngày em học lớp Một.

Chiếc đồng hồ ấy là món quà mẹ đã mua tặng cho em nhân ngày em vào lớp Một. Em đặt nó nằm cẩn thận trên chiếc tủ gỗ đầu giường để tiện cho việc thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng. Nhờ có nó mà em chẳng bao giờ dậy muộn nữa. Chiếc đồng hồ được làm bằng nhựa nên rất nhẹ và dễ cầm lên nhưng em luôn rất cẩn thận và nâng niu nó, chẳng mấy khi cầm nó lên mà đùa nghịch cả bởi em vẫn luôn nhớ mẹ nói rằng đồng hồ làm từ nhựa nên cũng dễ vỡ lắm, chỉ cần rơi xuống đất thôi là nó sẽ hỏng hóc ngay.

Chiếc đồng hồ có màu chủ đạo là màu xanh nước biển pha màu xanh da trời khiến em có cảm giác mỗi lần nhìn vào đều rất thoải mái và yên bình bởi màu xanh ấy là màu tượng trưng cho hòa bình mà. Đồng hồ có mặt hình tròn màu trắng rất sáng sủa và được trang trí đơn giản nhưng chính vì thế lại vô cùng dễ nhìn, dễ quan sát. Những con số trên mặt đồng hồ không phải là những chữ số La Mã như chiếc ở dưới phòng khách nhà em mà là những chữ số quen thuộc em vẫn thấy hằng ngày, rất dễ nhìn và nhận biết giờ giấc. Những con số ấy có màu đen đậm nên dù có bị cận nhưng em vẫn nhìn được khá rõ chúng.

Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ bằng kim loại sáng bóng để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Ở gần dưới là phần đựng pin. Chỉ cần tháo nắp ra là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng. Chiếc đồng hồ này chạy bằng pin, mỗi khi hết pin là em lại thay pin cho nó, kim giây, kim giờ, kim phút lại làm việc chăm chỉ như ngày nào.
Kim giờ, kim phút, kim giây được em ví thành những người thân trong gia đình đồng hồ và gọi chúng bằng cái tên vô cùng dí dỏm đáng yêu: kim giây chạy nhanh nhất chính là bé út trong nhà, kim phút chạy nhanh hơn là anh, còn kim giờ - kim chạy chậm nhất chính là bác lớn. Mỗi buổi sớm, cứ đúng 6 giờ là đồng hồ lại vang lên tiếng chuông đánh thức, kéo em tỉnh dậy khỏi giấc mơ say nồng. Em thích âm thanh ấy lắm bởi nó to vừa phải và không quá chói tai. Mỗi cuối tuần, em đều nhờ bố kiểm tra chiếc đồng hồ để xem nó có hỏng hóc gì không để còn cứu chữa kịp thời nữa.

Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn chăm chỉ và nghiêm khắc của em mỗi sớm. Em rất thích chiếc đồng hồ này bởi nó không chỉ giúp em thức giấc đúng giờ mà còn là món quà của mẹ dành tặng cho em nữa. Em sẽ bảo vệ nó cẩn thận để nó không bị hỏng hóc gì.

>> Tham khảo chi tiết: Tả chiếc đồng hồ báo thức

Tả cái áo đồng phục của em

Học sinh trường em mặc đồng phục quần âu xanh, áo sơ-mi trắng. Chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay là áo sơ-mi trắng mẹ đã mua khi vào năm học mới.

Áo của em được may bằng loại vải cốt tông tốt, màu trắng tinh. Kiểu áo rất xinh, là kiểu cổ sơ-mi thắt nơ, tay phồng dành cho nữ. Cổ áo là cố sơ-mi cách tân có viền bèo ren, được lót vải cho đứng cổ. Lớp ren viền cổ tạo cho cổ áo một nét duyên dáng, thùy mị. Hai bên nẹp cổ đính một nẹp vải dài bốn mươi đề-xi-mét dùng để thắt nơ. Tay áo cắt ngắn rất phồng, tròn như đèn lồng. Thân áo may rất vừa vặn với người em. Lưng áo may liền một mảnh nhưng hai tà áo của thân trước có thêu hoa chìm rất mĩ thuật. Đinh áo lật lai ba xăng-ti-mét, đính sáu nút nhựa ánh bạc lấp lánh như màu vỏ ốc. Đường chỉ chạy viền tà sắc sảo, rất nhỏ làm cho lai áo mềm mại, uyển chuyển ôm sát thân mình. Trên ngực áo phía trái mẹ đính huy hiệu trường cẩn thận. Mặc áo vào, cài nút cẩn thận, em thắt nơ nơi cổ áo. Cái áo vừa vặn thoải mái, làn vải mềm mại, mơn man trên nền da tạo cho em cảm giác thật dễ chịu. Trong chiếc áo đồng phục em thấy mình thật chững chạc và xinh hơn. Chiếc áo thơm tho, êm ái như tình mẹ yêu con, ân cần bao bọc, chăm lo cho con. Em yêu mẹ và rất biết ơn mẹ đã mua cho em một chiếc áo đẹp như thế. Hằng ngày, sau buổi học em mắc áo vào móc áo, đến tối mẹ về giặt đồ cho cả nhà em mới đem ra nhờ mẹ giặt giúp. Mẹ căn dặn em phải giữ gìn áo như thế để màu áo luôn trắng mới không bị mồ hôi làm ố vàng.

Em rất thích chiếc áo đồng phục mẹ mua, em hứa sẽ học chăm ngoan, đạt thành tích tốt để ba mẹ vui lòng

Đếm xem có bn chữ cái trong đoạn văn

2
18 tháng 4 2020

Bạn hỏi thế thì ai chịu trả lời  đây và đừng đưa các câu hỏi vớ vẩn lên diễn đàn nha .

hok tốt

7 tháng 12 2021

Tìm 5 tính từ chỉ tính tình của con người:.................................

Gạch dưới những từ ngữ tả người trong đoạn văn sau và viết tiếp vào chỗ trống để nhận xét.Thằng thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủy bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân "phệ" nhưng cao hơn hẳn cái đầu.Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với...
Đọc tiếp

Gạch dưới những từ ngữ tả người trong đoạn văn sau và viết tiếp vào chỗ trống để nhận xét.

Thằng thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủy bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân "phệ" nhưng cao hơn hẳn cái đầu.Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng.Miệng tươi,hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.

Thắng là một cậu thiếu niên...............................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................
 

2
17 tháng 12 2018

Con cá vược

Địch thủ bơi lội đáng gờm

Chân phệ

Cao hơn hẳn cái đầu

Rám đỏ

Rắn chắc

Ngực nở nang

Cổ mập

Vai rộng

Ngực nở căng

Bụng thon hằn những múi

2 cánh tay gân guốc như 2 cái bơi chèo

Cặp đùi dế chắc nình nịch

Mát to và sáng

Bướng bỉnh ,gan dạ

Hok tốt

17 tháng 12 2018

- Từ ngữ tả người trong đoạn: cao,  rám đỏ, rắn chắc, nở nang, mập,  rộng,  nở căng,thon,  gân guốc, to, chắc nình nịch, to, sáng, dô ra

- Thắng là một cậu thiếu niên có tài, dù ít tuổi nhưng đã trở thành một nhân vật nổi tiếng của thôn Bần.

#

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi: "Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?" "Mẹ tớ may đấy!" - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU

a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn.

1
6 tháng 5 2018

a) - Mở bài: Tôi có một… màu cỏ úa.

- Thân bài: Chiếc áo sờn vai… quân phục cũ của ba.

- Kết bài: Mấy chục năm… cả gia đình tôi.

b) Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:

- Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non.

- Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục.

- Gọn gàng như một chú bộ đội.

- Chững chạc như một anh lính tí hon.

- Như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi.

- Như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba.

29 tháng 1 2022

TL:

a) Cái cặp sách đeo sau lưng có vẻ như nhẹ hơn nó vẫn căng phồng sách vở như mọi ngày.

b) Cô giáo thông báo điểm thi học kì của em rất cao nên chiều nay em rất mong được gặp mẹ.

c) Em muốn khoe ngay với mẹ nhưng mẹ vẫn chưa đến.

d) Nếu mẹ biết được thành tích học tập của em  thì chắc mẹ sẽ vui lắm.

HT

29 tháng 1 2022

Gạch một gạch dưới các vế câu , hai gạch dưới  quan hệ từ, cặp quan hệ từ

a) Cái cặp sách đeo sau lưng có vẻ như nhẹ hơn nó vẫn căng phòng sách vở như mọi ngày.

b) Cô giáo thông báo điểm thi học kì của em rất cao nên chiều nay em rất mong được gặp mẹ.

c) Em muốn khoe ngay với mẹ nhưng mẹ vẫn chưa đến.

d) Nếu mẹ biết được thành tích học tập của em thì chắc mẹ sẽ vui lắm.

 Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một...
Đọc tiếp

 

Sau khi ăn cơm tối xong, em thong thả đi ra ngoài ngõ dạo chơi, hóng gió cho mát mẻ. Bỗng có anh bộ đội từ xa tiến dần về phía em.
Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng, em không nhìn rõ ai. Đột nhiên anh bộ đội kêu to: “Loan! Em đấy hả?”. Em giật mình quay lại: “Trời ơi! Anh Phong!” và ôm chầm lấy anh.
Anh Phong là anh Hai của em, đi bộ đội đã được một năm nay. Lúc anh nhập ngũ được một tháng thì có giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Bách khoa gửi về, hiện bố vẫn đang cất giữ. Bố nói “Chừng nào thằng Phong hoàn thành nhiệm vụ quán sự trở về sẽ đi học đại học”. Giờ đây, anh hiện ra trước mắt em trong bộ quân phục màu xanh cỏ úa. Hai cầu vai có đeo quân hàm và phù hiệu nền đỏ in hình hai ngôi sao. Chiếc ngôi sao vàng năm cánh. Nom anh bây giờ khác xưa nhiều lắm. Anh chững chạc và rắn rỏi như một ngư dân vùng biển. Làn da trắng thưở học trò được thay bằng một màu đồng hun. Mái tóc cắt ngắn tạo cho khuôn mặt anh vốn tròn tròn nay như đậm lại, tròn trĩnh hơn, khỏe khoắn. Có lẽ những khó khăn vất vả của đời lính đã tôi luyện cho anh trưởng thành.
Đợt phép này anh nghỉ được nửa tháng ở nhà nhưng không thấy anh rỗi rãi được chút nào. Anh nói với mẹ: “Xa nhà, con mới thấy thương bố mẹ nhiều. Bố mẹ vất vả nuôi chúng con ăn học, chúng con chưa đáp đền gì cho bố mẹ. Sức khỏe bố mẹ ngày càng yếu đi, em gái con thì lại đang còn nhỏ. Con được nghỉ mấy ngày, giúp bố mẹ được chừng nào hay chừng đó”. Thế là anh lao vào công việc. Hết dọn dẹp lại nhà cửa, anh lại ra vườn làm cỏ, vun gốc, bón cây… Công việc nào anh cũn làm nhanh gọn. Tối tối anh lại hướn dẫn cho em học bài, làm văn, làm toán, vẽ tranh… Những lúc rảnh rỗi, anh đưa em đi thăm bà con lối xóm, Anh hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn của mọi người rồi xin phép đến thăm nhà khác. Mọi người đều khen anh là chững chạc trưởng thành, nhanh nhẹn, đẹp trai hơn trước. 
Nửa tháng nghỉ phép của anh đã trôi qua. Hôm tiễn anh lên bến xe trở lại đơn vị, anh xoa đầu em, rồi cúi xuống nói nhỏ: “Loan ở nhà nhớ học giỏi, biết nghe lời bố mẹ, thầy cô. Lần sau về, anh sẽ mua nhiều quà cho em, nhớ viết thư cho anh nhé!” 

Bài làm 2
Thứ bảy tuần trước, lúc gia đình em đang quây quần ăn bữa cơm chiều thì có tiếng gọi quen thuộc: “Mẹ ơi! Mở cửa cho con!” Nhận ra giọng nói anh Hà, em vội buông đũa chạy ra mở cửa và sung sướng reo lên: “Bố mẹ ơi! Anh Hà về!”. Anh cúi xuống bế thốc em lên quay một vòng rồi hôn lên mái tóc em: “Em gái chóng lớn quá! Ở nhà có ngoan, học giỏi không em? Anh vui vẻ chào cả nhà rồi cởi ba lô đặt xuống nền gạch. Bữa cơm tối hôm đó thật là vui.
Anh Hà là anh cả của em. Nhà có hai anh em, tốt nghiệp xong lớp Mười Hai, anh lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Tính đến nay đã hơn nửa năm. Thời gian trong quân ngũ đã rèn luyện anh trở thành một thanh niên rắn rỏi, khỏe mạnh. Dáng người mảnh khảnh của một thư sinh trước đây đã được thay bằng hình dáng của một chú bộ đội dày dặn sương gió. Mái tóc đen của năm học lớp mười hai đã nhường chỗ cho một mái tóc ba phân, và làn da trắng như con gái đã biến thành màu da của ngư dân chài lưới. 
Những ngày ở nhà, anh làm việc luôn tay, sửa bồn hoa trước sân nhà, cắt xén hàng chậu kiểng, vun gốc cho mấy cây rau, cây bưởi… sau vườn. Anh còn trang trí lại góc học tập cho em, quét mạng nhện trần nhà, lau rửa phòng vệ sinh…
Những lúc rảnh rỗi vào chiều tối, anh dẫn em đi thăm những người bạn cũ, thăm bà con láng giềng, ai cũng khen anh chừng chạc, đẹp trai hơn trước nhiều.
Thời gian nghỉ phép qua nhanh, anh Hà phải trở lại đơn vị. Lúc tiễn anh ra bến xe, anh cầm tay bố mẹ chặt rồi nói nhỏ: “Bố mẹ yên tâm giữ gìn sức khỏe, hoàn thành xong nghĩa vụ con lại về với bố mẹ, con sẽ quyết tâm thi đậu đại học”. Quay sang em, anh nhẹ nhàng nhắn nhủ: “Cưng ráng học giỏi đừng làm điều gì bố mẹ buồn nghe!”. Anh hôn lên má em rồi vội vàng khoác ba lô từ biệt mọi người.
Anh đi rồi mà bên tai em vẫn còn văng vẳng lời động viên, nhắn nhủ của anh. Anh Hà ơi! Em sẽ cố gắng thực hiện tốt những lời dặn dò của anh: chăm ngoan và học giỏi.

0
23 tháng 3 2020

a. Đó là kiểu mở bài trực tiếp.

b.Đó là kiểu kết bài gián tiếp.

  1. B
  2. gián tiếp
Vẫn là chiếc cổng trường quen thuộc với hai cánh cửa to bên dưới tấm biển lớn rành rành dòng chữ: “Trường tiếu học Tam Lạch”. Lúc này, từ khe cổng nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em, mấy cây phượng già mượt xanh im lìm rủ bóng. Ngoài đây, học sinh đã lũ lượt đến. Các bạn nhỏ được cha mẹ chở. Các bạn lớn đi xe đạp hoặc đi bộ. Bạn nào cũng...
Đọc tiếp

Vẫn là chiếc cổng trường quen thuộc với hai cánh cửa to bên dưới tấm biển lớn rành rành dòng chữ: “Trường tiếu học Tam Lạch”. Lúc này, từ khe cổng nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em, mấy cây phượng già mượt xanh im lìm rủ bóng. Ngoài đây, học sinh đã lũ lượt đến. Các bạn nhỏ được cha mẹ chở. Các bạn lớn đi xe đạp hoặc đi bộ. Bạn nào cũng gọn gàng, tươm tất trong trang phục quen thuộc: áo sơ mi trắng, quần soóc xanh. Nhiều bạn khăn quàng đỏ thắm trên vai, tung tăng bên nhau ríu rít trò chuyện.

Bất chợt, từ phòng giám hiệu, một hồi trống vang lên, nhịp trống nhanh dần rồi nhỏ đi và sau cùng là ba tiếng trống điểm thật to. Vừa lúc hai cánh cửa trường mở rộng. Chúng em ào nhanh vào. Giây lát cả ngôi trường bỗng náo nức thấy rõ. Ba dãy lớp học, mỗi dãy tám căn xếp thành hình chữ u, đều mở toang ca cửa ra vào và cửa sổ. Trên các hàng hiên chạy dài thẳng suốt, chỗ nào cũng nhộn nhip tiếng bước chân, tiếng cười nói râm ran và rộn ràng những màu trăng, màu xanh, màu đỏ. Hầu hết các bạn nhỏ của em đều chạy nhanh vào lớp học, để cặp vào hộc bàn rồi vội và ra sân chơi. Có nhóm rủ nhau đá cầu bên hiên. Có nhóm đánh bi trên hành lang. Một số bạn tụm năm tụm ba trao đổi bài, chuyện trò sôi nổi. Thỉnh thoảng lại vạch những nét gì trên mặt đất chắc là họ đang tranh luận với nhau về một đề toán khó. Trong khi đó các nhóm trực nhật gấp rút làm nhiệm vụ của mình.

Chẳng mấy chốc mà trống vào học sáu tiếng đã vang lên dồn dập. Chúng em từ phía của sân trường dồn về xếp hàng, lớp nào vào lớp ấy. Từ văn phòng, các thầy có toả về lớp cùa mình. Sau khi đã thấy học trò xếp thành hàng ngay ngắn, thầy giáo em mới ra hiệu cho vào.

Bâv giờ, sân trường trở nên vắng lặng. Đây đó chỉ còn tiếng rì rào, tiếng gió và lích chích tiếng chim trong những tán phượng xanh um đang lặng thầm về hướng các lớp bằng những con mắt lá li ti đầy thương mến.

văn tả trường trước buổi học nhé

1
21 tháng 6 2020

văn cũng hay đó

Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng có một nơi để yêu thương, nâng niu. Nhà chính là nơi để ta trở về sau mỗi khó khăn, vấp ngã; là nơi chập chững những bước đi đầu đời. Và với em, ngôi nhà thân thương là nơi em rất yêu quý.Nhà em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Vượt qua một cái ngõ nhỏ là tới nhà em. Ngõ không quá rộng rãi, được trải bê tông, hai bên trồng rất nhiều hoa râm...
Đọc tiếp

Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng có một nơi để yêu thương, nâng niu. Nhà chính là nơi để ta trở về sau mỗi khó khăn, vấp ngã; là nơi chập chững những bước đi đầu đời. Và với em, ngôi nhà thân thương là nơi em rất yêu quý.

Nhà em nằm ở một vùng quê thanh bình, yên ả. Vượt qua một cái ngõ nhỏ là tới nhà em. Ngõ không quá rộng rãi, được trải bê tông, hai bên trồng rất nhiều hoa râm bụt. Mỗi buổi sáng sớm, lấp ló giữa màu lá xanh ngát là những bông hoa sặc sỡ sắc màu, khoe nở những cánh thắm, mềm mại như những chiếc đèn lồng nhỏ xinh.

Bố em kể lại rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây mười năm nhưng được sửa lại vào năm ngoái nên trông khang trang và tiện nghi hơn. Ngôi nhà hai tầng khoác lên mình bộ trang phục màu xanh nõn chuối. Đây là màu sắc mà em yêu thích nhất, luôn tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ và dịu nhẹ. Bên trong nhà được sơn màu vàng giúp mọi người luôn được thư giãn đồng thời lại tạo nên sự quý phái, giảm được những vết ố do thời gian. Kiến trúc bên trong được thiết kế khá đơn giản. Tầng một gồm có một phòng khách, một phòng ngủ của bố mẹ và một phòng bếp. Trong phòng khách rộng rãi, thoáng mát bố em có bày vài chậu hoa hồng. Mỗi ngày, những chị hồng kiêu sa đều khoe vẻ đẹp lộng lẫy và tỏa hương thơm thoang thoảng khắp nơi. Vì đây là nơi tiếp khách nên mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp và có một cái TV để cả nhà cùng xem các chương trình truyền hình.

Phòng ngủ của bố mẹ trang trí tuy giản đơn nhưng rất tinh tế. Nơi trang trọng nhất trong phòng được treo ảnh cưới- kỉ niệm tình yêu và hạnh phúc của gia đình. Vốn là một người yêu thích hoa nên trong phòng mẹ bao giờ cũng có một lọ hoa tươi được cắm bởi bàn tay khéo léo của mẹ.

Phòng bếp rộng khoảng 30 m2, được bài trí một cách khoa học và ngăn nắp. Cạnh đó là bàn ăn làm từ gỗ gụ hình tròn, là nơi cả nhà em sum họp sau một ngày làm việc mệt mỏi, là nơi ghi dấu những nụ cười vui vẻ. Cùng với những nguyên liệu và dụng cụ trong bếp mẹ thường dạy em nấu ăn. Những món ăn mẹ chế biến tuy đạm bạc nhưng rất hấp dẫn và bổ dưỡng.

Trên tầng hai là phòng của hai chị em em. Ngoài chiếc giường ngủ thì khoảng không gian còn lại là góc học tập của hai chị em. Cái kệ sách bằng gỗ được bố em đóng từ rất lâu nhưng đến giờ vẫn chắc chắn. Trên đó là những cuốn sách được sắp xếp ngăn nắp, những quyển truyện thiếu nhi hấp dẫn. Mặt bàn học chị em em còn để một khung ảnh có in ảnh gia đình, nụ cười tươi của mỗi thành viên như động lực giúp chúng em học tập chăm chỉ hơn. Để tạo một không gian thoáng đãng, em trồng khá nhiều cây như hoa sen thơm, xương rồng, hoa đá...

Đằng sau nhà em là cánh đồng rộng lớn, từng cơn gió mát thổi vào nhà rất dễ chịu đặc biệt là vào mùa hè. Mẹ em còn làm một mảnh vườn nhỏ để trồng rau ăn cho cả gia đình, vừa bổ dưỡng lại đảm bảo an toàn vệ sinh.

Em rất yêu quý ngôi nhà của em. Mai này dù có đi đâu xa thì em vẫn luôn nhớ về ngôi nhà thân thương, nhớ về những thành viên trong gia đình để sống và làm việc tốt hơn.

0