K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 3 2019

1. Đoạn thơ trích trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. 

2. Đây là khổ 1 của bài thơ Sang thu. Khổ thơ nói về những tín hiệu đầu tiên khi thu về.

3. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa qua từ "chùng chình". Từ "chùng chình" để diễn tả sự phân vân lưỡng lự, nửa muốn đi nửa muốn dừng. Sương như mang nét tính cách của người, cũng biết dùng dằng, phân vân => phép nhân hóa khiến cho sự vật hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn.

4. Tác giả sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ vào tháng 11/1980 trong hoàn cảnh đặc biệt: nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và không bao lâu sau thì qua đời.

5. Khổ thơ đã diễn tả cảm xúc của tác giả khi chứng kiến và hòa vào dòng người vào viếng lắng Bác. Điệp ngữ "ngày ngày" nói lên khoảng thời gian miên viễn, vĩnh hằng, là chu trình vận động của thời gian. Trong sự vận động ấy có hai vầng mặt trời đang tỏa sáng. "Mặt trời đi qua trên lăng" là vầng mặt trời của tự nhiên, là thực thể vĩnh hằng đem lại ánh sáng và sự sống cho trái đất. Còn "mặt trời trong lăng" mà ẩn dụ để chỉ Bác Hồ. Bác là người soi sáng cho con đường giải phóng dân tộc. Từ "rất đỏ" để chỉ những lí tưởng, đường lối của Bác luôn soi đường chỉ lối cho dân tộc. "Dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh đầy xúc động để nói về những tình cảm, sự nhớ thương của dân tộc đối với Bác. Đặc biệt, dòng người ấy còn "kết thành tràng hoa" như một vòng hoa khổng lồ, dâng tấm lòng thành kính đến Bác. Hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là để chỉ bảy mươi chín năm tuổi đời dâng hiến và nhiệt huyết của Bác. Hình ảnh thơ đầy xúc động đã thể hiện tấm lòng thành kính, sự biết ơn của Viễn Phương nói riêng và của muôn triệu người dân đối với Bác.

Đoạn 2: Cho đoạn thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ? Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào? Câu 3: Các biện...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn thơ

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ?

Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào?

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nếu ý nghĩa của các biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Em biết câu thơ nào cũng được học trong chương trình ngữ văn 9 mà có hình ảnh “mặt trời” xuất hiện với cả hai nghĩa là mặt trời thực và mặt trời biểu tượng? Hãy chép câu thơ đó.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên có sử dụng câu ghép phân loại và phép thế.

16
8 tháng 5 2021

Đoạn 2:

Câu 1.

- Viếng lăng Bác – Viễn Phương

- Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những câu 7 hoặc 9 chữ (ví dụ càng tốt)

+ Thường mang nhịp 4/4, nhịp này tạo nên sự nhịp nhàng trong cách diễn tả cảm xúc

+ Có những dòng thơ bị mất một chữ hoặc thêm một chữ để nhấn mạnh khắc sâu thêm xúc cảm

Câu 2. Mạch cảm xúc vận động theo quá trình vào lăng viếng Bác

-         Khổ 1: Cảm xúc trước khi vào lăng

-         Khổ 2: Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng Viếng Bác

-         Khổ 3: Cảm xúc khi đứng trước di hài của Bác

-         Khổ 4: Cảm xúc khi tạm biệt ra về

Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng

-         Ẩn dụ mang ý nghĩa tạm thời.

+ “Mặt trời” Bác biểu trưng cho sự sống, cho sự bất tử vĩnh hằng và công lao to lớn của Bác.

+ “Tràng hoa” của niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn

-         Hoán dụ: 79 mùa xuân là 79 tuổi

-         Ẩn dụ: 79 cuộc đời đẹp như mùa xuân, đem gieo mầm sự sống muôn nơi.

Câu 4. Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của ẹm em nằm trên lưng

Câu 5.

- Vị trí đoạn thơ và nội dung chính: Cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác

- Hình ảnh vừa mang nét tả thực, vừa mang nét biểu tượng đã khắc họa thành công tầm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và cảu cả dân tộc

+ “Mặt trời” độc đáo, vừa mang tính tả thực cho mặt trời ban tự nhiên, mang sự sống vừa mang tính biểu tượng cho con người Bác Hồ…

+ Hình ảnh liên tưởng “dòng người đi trong thương nhớ - kết tràng hoa” gợi lên tấm lòng biết ơn vô hạn của mỗi người đối với Bác – con người nở hoa, cuộc đời nở hoa là những gì đẹp nhất có thẻ dâng lên Người.

- Câu thơ cuối tràn ra một trữ diễn tả cảm xúc căng đầy không thể kìm nén nên vụt ra ngoài các câu chữ.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.

26 tháng 2 2022

a. Khổ thơ được trích từ vài thơ Viếng lăng Bác.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

b. Biện pháp tu từ ẩn dụ: mặt trời trong lăng. Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác Hồ là mặt trời vĩ đại của dân tộc, soi sáng cho cả dân tộc.

c. (HS tự viết đoạn văn, chú ý yêu cầu về nội dung: phân tích khổ thơ trên và hình thức: số câu, kiểu đoạn văn: diễn dịch hoặc quy nạp)

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.”(Trích Truyện Kiều)Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử...
Đọc tiếp

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận cho em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ

1
25 tháng 10 2021

HEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEHEEEEEEEE

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏiNgày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Giới thiệu đôi nét về tác giả.Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là gì? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Giới thiệu đôi nét về tác giả.

Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là gì? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3: Cho hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh mặt trời nào là ẩn dụ ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh đó trong việc thể hiện lòng tình cảm gì của tác giả.

Câu 4: Tác giả đã dùng hình ảnh gì để diễn tả nỗi niềm cũng như cảm xúc của người dân thông qua hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên.

0
7 tháng 4 2022

Tham khảo:

Nếu khổ thơ thứ nhất là cảm xúc của Viễn Phương khi đứng đợi ở ngoài lăng, tập trung vào hình ảnh hàng tre, thì khổ thơ thứ 2 là cảm xúc của nhà thơ khi đứng đợi ở ngoài lăng, tập trung hình ảnh mặt trời và dòng người :

Trích thơ

Điệp ngữ " ngày ngày " nhấn mạnh sự tuần hoàn vs nối tiếp của thời gian. Ở đây có 2 hình ảnh mặt trời : " mặt trời trên lăng " và " mặt trời trong lăng ". Một mặt trời đi qua trên lăng thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Nghệ thuật nhân hóa đã làm hình ảnh trở nên sinh động và gần gũi hơn. Hình ảnh ẩn dụ đẹp, đầy sáng tạo " mặt trời trong lăng " chỉ Bác Hồ. Nếu mặt trời của tự nhiên ngày ngày tỏa sáng đem đến sức sống cho muôn vật muôn loài thì mặt trời trong lắng - Bác- một vầng dương tỏa sáng, soi đường chỉ lối đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm trường nô lệ. Trong cảm nhận của tác giả thì hình ảnh mặt trời rất đỏ còn là nhiệt huyết của cách mạng, là sức nóng của trái tim và là ánh sáng của trí tuệ.

Trong khổ thơ có xuất hiện 2 cặp hình ảnh thực và ẩn dụ đối nhau. 2 câu thơ đầu là hình mặt " mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng ". 2 câu tiếp theo là hình ảnh " dòng người " và " tràng hoa ".

Dòng người như dòng chảy liên tục ko ngừng vào viếng lăng Bác trong thương nhớ. Cuộc đời mỗi người là 1đóa hoa, muôn đóa hoa kết lại thành 1 tràng hoa để dâng lên Bác. Hình ảnh " 79 tuổi xuân " là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc dời của Người. Người đã đi qua 79mùa xuân và mang đến cho dân tộc VN 1mùa xuân đẹp nhất

Như vậy với thể thơ tự do, giọng điệu thơ trang trọng mà sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp mà gợi cảm đoạn thơ đã thể hiện cảm xúc biết ơn thành kính của VP khi vào viếng lắng Bác đồng thời ca ngợi công lao vĩ đại của Người

27 tháng 4 2020

lên google nha b

chúc hok tốt

29 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Biểu cảm

NDC: Nói về những dấu hiệu thân thuộc khi mùa thu đến ở làng quê. 

2. TPBL cảm thán

3. TPBL cảm thán: Hình như (Hình như thu đã về)

Tác dụng: Là lời khẳng định nhưng chưa chắc chắn của tác giả trước những dấu hiệu của mùa thu, nhấn mạnh vào mùa có các dấu hiệu được nhắc đến. 

11 tháng 4 2022

Đại ý của đoạn thơ trên là :

+ Tác giả thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là niềm tôn kính của dân tộc Việt Nam với Bác.

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

1. Ẩn dụ ( 2 câu thơ đầu )

=> Tác giả dùng mặt trời để ví với Bác, vầng mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, là lí tưởng của Bác mãi mãi tỏa sáng để soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam.

2. Hoán dụ ( 2 câu thơ cuối):

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được liên tưởng đến những đóa hoa thực sự kính dâng, ngợi ca Người.

+ Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” là bảy mươi chín năm trong cuộc đời của Bác. Hình ảnh “mùa xuân” là hình ảnh thơ đẹp và giàu sức biểu cảm nhằm tôn vinh một con người vĩ đại đã trở thành bất tử.