K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:                                                Ai có lỗi ? Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng. Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti...
Đọc tiếp

Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:

                                                Ai có lỗi ? 

Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

 Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"

 Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại  nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."

 Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.

 Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

 - Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu

- Ta lại thân nhau như trước đi !

 Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :

 - Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?

 - Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.

 Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.

 - Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.

 - Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.

 - Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.

 - Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.

Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?

A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô

B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô

C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở

2
10 tháng 10 2019

Cô- rét- ti đã chạm vào khuỷu tay En-ri-cô làm nguệch ra một đường xấu trên vở, khiến cho En-ri- cô nổi giận

18 tháng 3 2022

đáp án c nhé 

nếu sai mong bạn thông cảm 

bBaif1.Địc bài cậu bé thông minh (SGK Tiếng Việt 3,tập 1,trang 4) và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng:1.Nhà Vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?a,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp vàng bạc,châu báu.b,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp thóc gạo.c,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.d,Lệnh cho...
Đọc tiếp

bBaif1.Địc bài cậu bé thông minh (SGK Tiếng Việt 3,tập 1,trang 4) và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng:

1.Nhà Vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?

a,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp vàng bạc,châu báu.

b,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp thóc gạo.

c,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

d,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con trâu

2.Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh vua?

a,Vì dân chúng quá nghèo khổ.

b,Vì gà trống không đẻ trứng được.

c,Vì nhân dân không có ruộng dất để cày bừa.

d,Vì họ không có trâu để nộp.

3.Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của vua là vô lí?

a,Cậu kể cho vua nghe một câu chuyện cổ tích.

b,Cậu giải thích cho vua nghe về cuộc sống cực khổ,vất vả của người nông dân.

c,Cậu nói một chuyện khiến nhà vua nghe là vô lí:bố đẻ em bé.

d,Cả a,b,c đều đúng.

4.Câu chuyện nói lên điều gì?

a,Sự vô lý của nhà vua.

b,Ca ngợi sự thông minh của nhà vua khi tìm người tài giỏi ra giúp nước.

c,Ca ngợi sự nhân từ của nhà vưa.

d,Ca ngợi sự tài trí của cậu bé.

2
4 tháng 10 2020

Câu 1: c, Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

Câu 2: b, Vì gà trống không đẻ trứng được.

Câu 3: c, Cậu nói một chuyện khiền nhà vua nghe là vô lí: bố đẻ em bé.

Câu 4:d,Ca ngợi sự tài trí của cậu bé.

Chúc bạn làm bài tốt!

11 tháng 10 2020

1 TÌM Gà TRỐNG ĐẺ TRUNG

1 tháng 11 2018

Bố đã trách mắng En-ri-cô : "Đáng lẽ con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn."

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi: Đôi bạn 1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.    Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

 Đôi bạn 

1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.

    Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện sáng lấp lánh như ngôi sao sa. 

2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa lại nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa. Đang mải chuyện, bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh :

 - Cứu với ! 

Thành chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh, chỉ một loáng, em đã đến bên câu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ. 

3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo : - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. 

- Sao sa (sao băng): những vật thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm ta tưởng tượng như những ngôi sao rơi. 

- Công viên: vườn rộng có cây, hoa,… làm nơi giải trí cho mọi người. 

– Tuyệt vọng: mất hết hi vọng, không còn gì để mong đợi.

Ngày nhỏ, Thành và Mến kết bạn ở đâu ?

A. Ở quê Mến

B. Ở thị xã

C. Ở công viên

1
19 tháng 2 2019

Lời giải:

Hai bạn kết bạn với nhau ở quê Mến.

ĐỌC HIỂUĐọc thầm bài văn sau:CHIM SEO CỜ Có một gia đình nọ sống rất hạnh phúc. Khi sinh được một cô con giá kháu khỉnh, họ vô cùng sung sướng. Năm 8 tuổi, bé giá không may mắc bệnh bại liệt, chữa trị đủ cách mà vẫn không khỏi. Bố mẹ cô bé rất đau buồn.Mùa hè, bố mẹ đem cô bé tội nghiệp đến bờ biển chơi. Họ ở tại nhà của một vị thuyền trưởng. Vợ của người thuyền...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

CHIM SEO CỜ

 

Có một gia đình nọ sống rất hạnh phúc. Khi sinh được một cô con giá kháu khỉnh, họ vô cùng sung sướng. Năm 8 tuổi, bé giá không may mắc bệnh bại liệt, chữa trị đủ cách mà vẫn không khỏi. Bố mẹ cô bé rất đau buồn.

Mùa hè, bố mẹ đem cô bé tội nghiệp đến bờ biển chơi. Họ ở tại nhà của một vị thuyền trưởng. Vợ của người thuyền trưởng rất yêu cô bé. Bà kể cho cô bé nghe rất nhiều chuyện: biển cả chuyên môn, chim hải âu dũng cảm, thủy thủ vật lộn với cơn mưa bão, chuyện chồng bà với con chim seo cờ xinh đẹp, biết vâng lời, Lại dũng cảm. Bất kì tàu đi đén đâu, ông đều mang theo con chim nhỏ thông minh này. Cô bé nghe hoài nghe mãi, tâm hồn cô cũng bay ra biển cả, bay đến với chim seo cờ. Vì muón biết con chim seo cờ, cô bé đã năn nỉ để được đưa lên tàu. Một người thủy thủ nói với cô:

- A, cô bé dễ thương, để chú dân cháu đi xem chim seo cờ. Rồi anh lôi cô bé đi, anh không biết co bị bại liệt.

- Vâng, đi đi.

Cô bé muốn xem chim seo cờ quá, quên mất rằng mình không thể cử động được. Nhưng thật lạ lùng , cô đã đứng dậy, rồi một bước, b\hai bước,... Cô bé đi được rồi ! Thế là cô đã nhìn thấy chim seo cờ. Cô bước tới, hai tay ôm lấy con chim!

Từ đó cô bé tiếp tục luyện tập và sức khỏe của cô dần dần được hồi phục.

                                                                   ( Theo Đich-ken, Trần Xuân Lan dịch)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Chuyện gì xảy ra với cô bé 8 tuổi ?

a. Bị bệnh nặng, chữa mãi mới khỏi.

b. Bị bệnh bại liệt, chữa trị không khỏi.

c. Bị ngã gãy chân.

 

2. Bà mẹ của người thuyền trưởng đã kể cho cô bé nghe những gì về biển ?

a. Biển cả mênh mông và những con chim hải âu dũng cảm.

b. Thủy thủ vật lộn với cơn mưa bão.

c. Thuyền trưởng và con chim seo cờ xinh đẹp, biết vâng lời, lại dũng cảm, thông inh, luôn theo ông đi biển.

d. Những con cá vừa to vừa lạ mà thuyền của họ đánh bắt được.

 

3. Câu văn “Tâm hồn cô cũng  bay ra biển cả, bay đến với chim seo cờ.” ý nói gì ?

a. Bạn gái mơ ước mình biết bay.

b. Bạn gái luôn nghĩ về biển cả và chim seo cờ, mơ ước được ra biển và nhìn thấy chim seo cờ.

c. Bạn gái mơ ước được bay ra biển cả.

 

4. Vì sao bạn gái lại có thể đi được?

a. Vì người thyủ thủ đã lôi bạn đi rất nhanh.

b. Vì không khí và nước biển đã làm cho chân bạn được phục hồi.

c. Vì rất muốn xem con chim seo cờ, bạn quên rằng mình bị bại liệt nên tự bước đi như người bình thường.

 

5. Câu chuyện nầy có chi tiết nào bất ngờ ? Em có cảm nghĩ gì về điều bất ngờ đó ?

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

 

* LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ đặc điểm có trong bài văn?

a. hạnh phúc, tội nghiệp, mênh mông, dũng cảm, năn nỉ.

b. kháu khỉnh, tội nghiệp, mênh mông, dũng cảm, xinh đẹp, thông minh, dễ thương.’

c. kháu khỉnh, tội nghiệp, bại liệt, đau buồn, xinh đẹp.

2. Điền dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào từng ô trống cho thích hợp.

 - Chú ơi, chim seo cờ ở đâu      Cho cháu xem một tí được không    Cô bé năn nỉ người thủy thủ.

 - A, cô bé thật dễ thương       Cháu đi với chú nhé  

3. Đặt câu sử dụng dấu chấm than nói lên sự ngạc nhiên của em khi chứng kiến bạn nhỏ trong câu chuyện đứng dậy và bước đi được.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì? để:

a. Nói về bà vợ của bác thuyền trưởng.

b. Nói về chim seo cờ.

2
8 tháng 12 2019

1.a

2.c

3.b

4.c

6 tháng 5 2020

1.a                                                                                                                                                                                                                                          2.b                                                                                                                                                                                                                                          3.c                                                                                                                                                                                                                                          4.b

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.CẬU BÉ THÔNG MINHNgày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).

Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.

CẬU BÉ THÔNG MINH

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

Cậu bé bèn đáp: - Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa. Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói: - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. (TRUYỆN CỔ VIỆT NAM)

Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?

A. Vì gà mái không đẻ trứng được.

B. Vì gà trống không đẻ trứng được.

C. Vì không tìm được người tài giúp nước.

3
7 tháng 8 2017

Chọn B

7 tháng 3 2021

Chọn ý B

18 tháng 7 2017

Lời giải:

En-ri-cô đã đẩy lại Cô-rét-ti khiến vở cậu ấy bị hỏng một trang tập viết để trả thù lại Cô-rét-ti

10 tháng 9 2019

Lời giải:

Cậu bé vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà cậu đã nói trong bài tập làm văn

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.CẬU BÉ THÔNG MINHNgày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).

Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.

CẬU BÉ THÔNG MINH

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

Cậu bé bèn đáp: - Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa. Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói: - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. (TRUYỆN CỔ VIỆT NAM)

Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:

A. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. ............................................................

B. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. ..........................................................

1
13 tháng 4 2019

A. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. Các sự vật được so sánh là: hai bàn tay em và hoa đầu cành B. Trẻ em như búp trên cành Các sự vật được so sánh là: trẻ em, búp trên cành