Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Ba lần kéo lưới của Lê Thận có điều gì đáng chú ý?
Đáng chú ý ở chỗ cả ba lần Thận đều cất được một thanh sắt
2. Tranh minh họa nhân vật và sự việc gì của truyện?
Minh họa cho nhân vật: Lê Thận và sự việc kéo lưới 3 lần đều được một thanh sắc ( lưỡi gươm thần)
3. Chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản.
+ Ba lần kéo lưới đều khéo được 1 lưỡi gươm
+ Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ :" Thuận Thiên"
+ Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa
+ Đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in
+ Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.
+ Rùa Vàng lên đòi gươm.
4. Gươm thần giúp cho nghĩa quân Lê Lợi những gì?
Nhờ có gươm thần, nghĩa khí của nghĩa quân dâng cao, giúp nghĩa quân tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế…vang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc, có những kho lương mới chiếm được, mở đường cho họ đánh tràn ra mãi.
5. Phần 5 nhằm giải thích điều gì?
Phần 5 giải thích cho tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm
Thánh gióng là hình tượng vĩ đại trong truyền thuyết nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thật vậy, thánh gióng đã được lý tưởng hóa nhằm tôn vinh tinh thần đoàn kết của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Đầu tiên, gióng là hình ảnh đại diện cho nhân dân, sức mạnh của gióng là sức mạnh của toàn dân. Nói sức mạnh của thánh gióng là sức mạnh của cả một cộng đồng nhân dân vì gióng được sinh ra từ một người mẹ bình thường, được nuôi lớn bằng tinh yêu thần, tinh thần chống giặc của làng, của nước. Hơn nữa, gióng vì nhân dân mà chiến đấu chống giặc ngoại xâm, gióng là hình tượng mang sức mạnh của cả 1 tập thể mà chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Thứ hai, gióng được xây dựng gắn liền với những gì của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh lũy tre làng hay người tráng sỹ đánh giặc đều đậm chất dân tộc Việt Nam. Tóm lại, thánh gióng là nhân vật được lý tưởng hóa đại diện cho truyền thống yêu nước, đánh giặc của toàn thể nhân dân Việt Nam.
tham khảo nhé
Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của kẻ thù phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Lịch sử đất nước của dân tộc gắn liền với truyền thống giữ nước và bảo vệ đất nước. Và có biết bao vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Hình ảnh Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng. Hay vị chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn dẹp tan giặc Minh trong Sự tích Hồ Gươm. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, ông ca ta vẫn nằm gai nếm mật đợi ngày khởi nghĩa giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Ngày hôm nay, khi đất nước hòa bình, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải ra sức học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Thành ngữ: nằm gai nếm mật
đây bn ai xl bn nhé ...
bn nên tự suy nghĩ nha . bn có thể hình dung ra vấn đề học tập ở tương lai ra sao rồi viết thành một đoạn văn . bn cũng có thể dựa vào sườn bài trên mạng để làm cũng đuọc
Phần 1: “ Vào thời giặc Minh…trên đất nước”: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
Phần 2: “ Một năm….hồ Hoàn Kiếm”: Đất nước thanh bình, Long Quân đòi lại gươm thần.
2 phần
p1: Từ đầu đến....cho nghĩa quân mượm gươm thần
p2: Tiếp theo(một năm...) đến hết(Long Quân đòi lại gươm thần)
Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta đã phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù xâm lược nguy hiểm. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn giữ vững quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Đó là hình ảnh vị anh hùng làng Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Hay vị chủ tướng Lê Lợi trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Một con người tài năng, dũng cảm. Dưới sự lãnh đạo của ông, mọi trận chiến của nghĩa quân Lam Sơn đều bách chiến bách thắng. Chính bởi lịch sử vẻ vang đó, thế hệ trẻ hôm nay cần tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày trước, để xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh.
k mik nha
Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, việc dựng nước luôn đi liền với giữ nước. Đất nước của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước. Và tinh thần yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Thánh Gióng ba tuổi không biết nói biết cười, nhưng tiếng nói đầu tiên là tiếng nói thể hiện khao khát đi đánh giặc. Dưới sự góp sức của nhân dân, cậu bé làng Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ đánh bại giặc Ân. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của vị chủ tướng tài ba - Lê Lợi. Tất cả khiến cho tôi thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước của mình.
Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.
Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. ... Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.
quan trọng là phải hiểu bài tiếp thu mới dễ !