K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2020

Ánh sáng chứa tia cực tím sẽ gây tổn thương cho da hoặc làm ADN của tế bào da bị tổn thương có thể bị đột biến. Vì thế, sắc tố da melanin được tổng hợp để sửa chữa TB tổn thương và che chắn tia cực tím. Sắc tố này tập trung nhiều gây sạm đen. Nên bạn sẽ thấy chỗ nào đi nắng sẽ có nhiều sắc tố melanin làm da đen còn chỗ nào được che chắn da sẽ trắng hơn
Ở Hàn thì ít nắng nên hạn chế được điều này

Còn 1 lý do nữa do mình suy đoán thôi :))
Ở Hàn khí hậu khô lạnh nên lớp tế bào biểu bì, tế bào sừng ngoài dễ bị bong và thay mới liên tục nhiều lần cũng có thể cải thiện chút về độ sáng của màu da

19 tháng 4 2020

Đề đúng mà b :)))

19 tháng 4 2020

- Hàn Quốc là một nước có không khí lạnh , ít có nắng luôn mặc áo ấm

=> Nên khi trở về bồ Hóa sẽ trắng hơn

26 tháng 4 2020

Câu 1: Da được hình thành từ hai yếu tố là: Lớp tế bào sừng ở ngoài và lớp màng đáy ở phía dưới. Màu da do quá trình sinh sản melanin phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sống.

Câu 2: Khi tia cực tím chiếu vào da, cơ thể chúng ta sẽ tự sản sinh melanin, những melanin này dc đẩy trội lên bề mặt da tạo thành lớp màng bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của tia cực tím. Chính lớp màng đó khiến da của chúng ta có màu sắc khác nhau. Như vậy màu da của chúng ta là do tự nhiên quyết định.

Câu 3: Ở người, màu sắc da do hàm lượng của sắc tố melanin quy định.

Khi hàm lượng melanin càng cao, da sẽ có màu càng tối.

Sắc tố melanin trong da có vai trò bảo vệ da khỏi các tác động của ánh nắng mặt trời, do đó cường độ ánh sáng mặt trời càng mạnh, kích thích da tăng tổng hợp melanin, đây là một cơ chế tự bảo vệ của da.

Ở Việt Nam, là một nước nhiệt đới, nằm gần xích đạo, cường độ ánh sáng mạnh nên da tổng hợp nhiều melanin, làm do da bị đen đi.

Nhật Bản là nước ôn đới, không có nhiều nắng và nắng không gay gắt như ở Việt Nam, da giảm tổng hợp melanin nên trắng hơn.

Vậy mẹ của bạn Phượng đã đi làm ăn ở nước Nhật Bản một thời gian trắng ra là vì vậy.

An bị chuột rút mà Hòa lại không bị chuột rút vì:

- An không khởi động trước bơi 

19 tháng 11 2017

- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

- Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp, tỏa nhiệt qua da và sự bốc hơi qua ra mồ hôi.

- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

- Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt khi trời nóng hoặc lao động nặng; có khả năng giúp cơ thể giữ nhiệt khi trời lạnh.

 

2 tháng 12 2021

- Biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn.

- Biến đổi hoá học: các enzim tiêu hoá biến đổi:

+ Tinh bột và đường đôi --> đường đơn.

+ Prôtêin -->  axit amin.

+ Lipit --> axit béo và glixêrin.

+ Axit nuclêic --> nucleoside, nucleotise

Biến đổi hoá học là chủ yếu vì ở đây các chất dinh dưỡng được biến đổi thành đơn giản nhất mà cơ thể có thể hấp thu được

3 tháng 12 2021

Tham khảo

Trình bày sự biến đổi thức ăn về mặt lí học, hoá học ở ruột non?

Tiêu hóa ở ruột non:

- Biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn.

- Biến đổi hoá học: các enzim tiêu hoá biến đổi:

+ Tinh bột và đường đôi - đường đơn.

+ Prôtêin - axit amin.

+ Lipit - axit béo và glixêrin.

+ Axit nuclêic - các thành phần của nuclêôtit.

Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là j?

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).

Những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hoá ở ruột non?

Các chất phức tạp cần được tiêu hóa ở ruột non: cacbohidrat, protein, lipit, axit nucleic

29 tháng 6 2019

- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng có phản xạ đầu gối.

- Cơ chế của phản xạ:

   + Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích (búa gõ), phát sinh xung thần kinh.

   + Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

   + Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

   + Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

   + Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận dộng là co gối). - Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, thấy bắp cơ ở trước cánh tay to lên là do có sự co cơ, tính chất của cơ là co và dãn. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi co cơ làm xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể. Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bô' của tơ cơ dày làm tế bào ngắn lại, đó là sự co cơ. Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. Như vậy, khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung tâm thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm co cơ. Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên do đó bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.