K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2021

 - Uốn ván là một loại bệnh cấp tính nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao, do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí.

  - Ví dụ: Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó không bú được, co giật. Hầu hết trẻ đã nhiễm bệnh thường tử vong.

2 tháng 2 2021

Bệnh uốn ván là bệnh do độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ. Sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất, môi trường xung quanh. Ví dụ: vết thương bẩn hoặc cuống rốn trẻ sơ sinh bị bẩn.

Nguồn : https://www.dongtayy.com/benh-uon-van.html

6 tháng 12 2021

Tham khảo

Rối loạn chuyển hóa là tập hợp một nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao, mỡ bụng, mức đường huyết và cholesterol cao trong máu xảy ra đồng thời trong cơ thể và làm tăng khả năng mắc các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim hoặc đột quỵ.

Tình trạng béo bụng. Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa  thành động mạch) Tăng huyết áp. Tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường (là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả)

6 tháng 12 2021

Rối loạn chuyển hóa là tập hợp một nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao, mỡ bụng, mức đường huyết và cholesterol cao trong máu xảy ra đồng thời trong cơ thể và làm tăng khả năng mắc các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim hoặc đột quỵ.

6 tháng 2 2023

- Gà chuyển gene để sản xuất trứng làm thuốc chữa bệnh Wolman - suy giảm lipase trong lysosome.

- Dê chuyển gene để sản xuất sữa làm thuốc chữa bệnh suy giảm antithrombin alfa - một yếu tố chống đông máu. 

- Lạc đà chuyển gen có khả năng sản xuất ra các protein dược phẩm mang trong sữa để sản xuất ra các loại thuốc trị lại những căn bệnh di truyền.

11 tháng 9 2018

Đáp án: B

6 tháng 2 2023

Mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì trên bề mặt tế bào chủ có các thụ thể dành riêng cho mỗi loại virut, chỉ khi các gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào thì chúng mới có thể xâm nhập vào tế bào được.

Virus là tác nhân gây ra khoảng hơn 500 loại bệnh trên người và động vật. Nhiều bệnh làm chết hàng loạt gia súc, gia cầm và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế; ví dụ: đại dịch bò điên ở Anh năm 1996, dịch cúm gà ở Hồng Kông năm 1997 - 1998, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện năm 2018 và lây lan mạnh ở Việt Nam năm 2019. Virus cũng là mối đe dọa kinh hoàng đối với con người. Ở những thế kỉ trước, các...
Đọc tiếp

Virus là tác nhân gây ra khoảng hơn 500 loại bệnh trên người và động vật. Nhiều bệnh làm chết hàng loạt gia súc, gia cầm và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế; ví dụ: đại dịch bò điên ở Anh năm 1996, dịch cúm gà ở Hồng Kông năm 1997 - 1998, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện năm 2018 và lây lan mạnh ở Việt Nam năm 2019. Virus cũng là mối đe dọa kinh hoàng đối với con người. Ở những thế kỉ trước, các bệnh như đậu mùa, bại liệt, dại, viêm màng não. đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. Ngày nay, khi các bệnh đó đã dần được đẩy lùi thì các virus khác lại đang là nguy cơ đe doạ tính mạng của toàn nhân loại; ví dụ: HIV-AIDS, virus cúm A, đặc biệt là SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Hãy tìm hiểu một số bệnh do virus gây ra trên động vật và người. Trong đó, những virus nào có thể lây truyền từ động vật sang người? Em hãy để xuất các biện pháp giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm các virus đó từ động vật sang người.

1
4 tháng 9 2023

- Một số bệnh do virus gây ra:

+ Ở người: Bệnh cúm, đậu mùa, quai bị, viêm gan B, bệnh dại,....

+ Ở động vật: Bệnh cúm, bệnh dại, bệnh bò điên, bệnh sốt xuất huyết, bệnh tả lợn,....

- Các bệnh lây truyền từ động vật sang người: Bệnh cúm, bệnh dại, bệnh sốt xuất huyết, bệnh bò điên,...

23 tháng 3 2023

Nguyên nhân: Đột biến gen sản xuất hemoglobin dẫn đến biến hồng cầu.

Triệu chứng: Thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, tăng trưởng chậm,  ảnh hưởng đến thị giác, da nhợt nhạt, da vàng, nhịp tim nhanh,...

Hậu quả và biến chứng:
+ Người sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan do thiếu O2 cho các hoạt động trong tế bào.
+ Đột quỵ do thiếu máu đến não và có thể gây tử vong.
+ Hội chứng ngực cấp: bệnh nhân đau ngực, khó thở và sốt.
+ Tổn thương cơ quan: Mù mắt, loét da, có thể làm tổn thương các dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm thận, gan và lá lách
+ Sỏi mật.

Bệnh có thể di truyền, và nếu em bé bị bệnh này là do cả bố và mẹ đều mang gen đột biến.

Biện pháp điều trị:
+ Ghép tủy xương (ghép tế bào gốc) giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mới bình thường. Biện pháp này có thể gây rủi ro và khó khăn để tìm người hiến tủy phù hợp.
+ Truyền máu: giúp tăng số lượng hồng cầu bình thường trong cơ thể người bệnh.
+ Thuốc: Thuốc có vai trò trong ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau.

23 tháng 5 2017

- Đặc tính nổi trội của các cấp độ tổ chức sống:

     + Có sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, như vậy năng lượng từ các liên kết cấu tạo nên cơ thể thực vật sẽ được biến đổi để trở thành năng lượng duy trì hoạt động sống của động vật.

     + Sinh trưởng và phát triển: Ví dụ: khi cây sinh trưởng, thân cây to ra, dài ra, lúc này sẽ phát triển thêm lá, hoa,…

     + Sinh sản: các cơ thể sống cần sinh sản để duy trì giống loài.

     + Tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Ví dụ: cá voi và sư tử đều thuộc lớp thú. Chúng đều có tim 4 ngăn, sinh con và nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên cá voi có cơ thể thuôn dài, mắt kém phát triển, hai chi trước biến thành vây bơi, không có lông mao,… còn sư tử thì có thị giác phát triển, 4 chi khỏe mạnh, có lông mao,…

     + Cảm ứng: ví dụ: các loài hoa nở vào những thời điểm khác nhau trong ngày, trong năm là nhờ sự cảm nhận vào nhiệt độ, chu kì quang.

     + Khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ: khi môi trường sống không cung cấp đủ thức ăn, nơi ở thì các đàn động vật có xu hướng di cư hoặc phân đàn. Ở các cây cao, phần cành lá phía dưới thấp không lấy được ánh sáng thì sẽ có xu hướng tự chết để giảm thoát hơi nước qua lá.

8 tháng 11 2023

- Khái niệm: Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

- Ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống:

+ Phân tử: protein, DNA, carbohydrate, lipid,…

+ Bào quan: ti thể, nhân, bộ máy Golgi, ribosome,…

+ Tế bào: tế bào tim, tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào hồng cầu,…

+ Mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.

+ Cơ quan: tim, gan, phổi, thận, não bộ,…

+ Hệ cơ quan: hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ thần kinh,…

+ Cơ thể: cơ thể con hổ

+ Quần thể: quần thể hổ

+ Quần xã – hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới