K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:(1) Đừng bao giờ nói rằng; bạn sinh ra những gì có sẵn không cho bạn có sự lựa chọn cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau. Làm gì có ai sinh ra được lựa chọn cho mình gia đình, bố mẹ và một điều kiện tốt nhất để sinh sống? Cũng như những hạt mầm vương vãi trên mặt đất, nó không có cơ hội lựa chọn cho mình nơi đâm chồi nảy lộc nhưng nó có quyền lựa chọn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Đừng bao giờ nói rằng; bạn sinh ra những gì có sẵn không cho bạn có sự lựa chọn cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau. Làm gì có ai sinh ra được lựa chọn cho mình gia đình, bố mẹ và một điều kiện tốt nhất để sinh sống? Cũng như những hạt mầm vương vãi trên mặt đất, nó không có cơ hội lựa chọn cho mình nơi đâm chồi nảy lộc nhưng nó có quyền lựa chọn cho bộ rễ của nó đâm xuống sâu trong lòng đất hay lan theo mặt đất nông kia. Nếu nó sợ đau sợ phải vất vả đưa bộ rễ xuống sâu trong lòng đất, khi gió bão kéo đến nó có thể bị quật ngã bất cứ lúc nào.

(2) Con người ta cũng vậy, chúng ta có quyền lựa chọn cho mình cách sống, thái độ sống tích cực hoặc tiêu cực, chủ động hoặc thụ động. Chính cách lựa chọn thái độ sống của bạn quyết định đến cuộc đời của mình. Vậy nên, bạn đừng bao giờ nghĩ rằng mình không có khả năng thay đổi cuộc sống của mình. Bạn hoàn toàn có thể chỉ là bạn có muốn hay không mà thôi.

(3) Cuộc sống của bạn là do chính bạn lựa chọn, có người lựa chọn đương đầu với những khó khăn, vượt qua những thách thức của cuộc sống để tìm kiếm những điều mà họ thật sự khao khát. Nếu bạn lựa chọn cho mình thái độ sống thụ động, chấp nhận những gì sẵn có bạn sẽ chẳng bao giờ có được những gì bạn mong muốn. Con người ta quan trọng nhất không phải là cái gốc sinh ra mà là những gì bạn làm để đi đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Thế nên hãy lựa chọn cho mình một thái độ sống tích cực, lựa chọn những việc làm thật ý nghĩa để cuộc sống của bạn thật hạnh phúc và vui vẻ...

(Theo Thúy Hằng deltaviet - thuvien.kyna.vn)

Câu 1 Lời khuyên "Thế nên hãy lựa chọn cho mình một thái độ sống tích cực, lựa chọn những việc làm thật ý nghĩa để cuộc sống của bạn thật hạnh phúc và vui vẻ.." có ý nghĩa như thế nào với anh chị 

Câu 2 Anh chị có đồng tình với quan điểm "Con người ta quan trọng nhất không phải là cái gốc sinh ra mà là những gì bạn làm để đi đến cái đích cuối cùng của cuộc đời " 

 

1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới Neu thưởng xuyên theo dõi cập nhất mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng ta sẽ thấy các trưởng han mắc bệnh liên tục tầng. Tỉnh đến ngày 19/2/2020, thế giới đã ghi nhân 75 199 ngưười dươmg tính với chùng mới virus corona. Con số này là cao bơm rất nhiều lần so với đại dịch SARS năm 2003. Virus COVID-19 hav còn vọi coranavirus 2019 là một loại...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới Neu thưởng xuyên theo dõi cập nhất mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng ta sẽ thấy các trưởng han mắc bệnh liên tục tầng. Tỉnh đến ngày 19/2/2020, thế giới đã ghi nhân 75 199 ngưười dươmg tính với chùng mới virus corona. Con số này là cao bơm rất nhiều lần so với đại dịch SARS năm 2003. Virus COVID-19 hav còn vọi coranavirus 2019 là một loại virus dường hỗ hấp mới, xuất hiện từ nguồn động vật, vây bệnh viêm dường hô hấp cấp ở người và có khả năng lấy lan từ người sane neười.Cùng với SAR-CoV, MERS- CoV, COVID-19 là những chung coronavirus nguy hiểm. Theo thông báo chính thíc từ WHO, các triệu chứng COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm:dau nhứcc đầu đau cơ, khó chịu, sốt cao (trên 38 độ),chảy nước mũi,ho hoặc đau hong, cảm thấy khó thở, có thể diễn biến đến viêm phối nặng. Đặc biệt, ở nhhững người có bệnh mạn tính, suy giảm miền dịch dễ dẫn tới suy hỗ hấp cấp tiển triển và từ vong. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng nghỉ ngờ, người bệnh cần cẩn thân thông báo lịch sử tiếp xúc, di chuyên của mình trong vòng 2 tuần gần nhất cho bác sĩ để đánh giá xem có xuất hiện các yêu tô nguy cơ. Hiện chưa có thuốc đliều trị đặc hiệu và chưa có vặc xin phòng bệnh do chủng mới virus corona (NCOV). Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tê tập trung diều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác. Đối với nhữn dương tính với virus sẽ dược kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hồ trợ hô hấp, ho hạ sốt, điều chinh roi loạn nước, điện giải, tăng cường sức để kháng và diều trị bệnh nến nếu có. Việc giảm sát và cách ly người nhiễm 1COV cũng là vấn để quan trọng cấp thiết hiện nay. Do chúng mởi virus COVID-19 chưa từmg dược xác định trước đó, các giai đoạn lấy bệnh vẫn trong giai đoạn nghiên cứu thì mỗi cá nhân nên chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế trường hợp trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, (Theo nguồn tin. Bệnh viện Phucơng Đông .19.02.2020) Câu 1. Chỉ ra những triệu chứng thưong gặp của dịch bệnh COVID 19 dược nêu trong văn bản. Câu 2. Vì sao: "Việc giảm sát và cách ly người nhiễm COVID19 là vấn dề quan trọng cáp thiết hiện nay? Câu 3.Việc cập nhật tình hình dịch bệnh COVID 19 thưong xuyên có ý nghĩa gì dối với mỗi người trong thời diểm hiện nay? Câu 4. Anh/ chị có dồng tình với ý kiến: "Khi gặp các triệu ching nghi ngờ, người bệnh cần cần thận thông báo lịch sử tiếp xúc, di chuyên của mình trong vòng 2 tuần gản nhất cho bác sĩ dễ đánh giả xem có xuất hiện các yếu tố nguy cơ"dược nêu trong văn bản không? Vì sao? II. Làm văn. (7.0 diểm) Câu 1. (2,0 diểm) Từ nội dung ở phần doc- hiểu, anh (chi) hãy viết mot doạn van khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về việc can làm dễ bio vệ mình và cộng dồng truớc nguy codai dich COVID-19 hiện nay? Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chi vê doạn thơ sau: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rằm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công dỏ đuốc từng doàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thăm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. (Trích Việt Bac, Tổ Hữu - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo duc Việt Nam, 2016) Từ đó, nhận xét về tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân... .

0
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, thầy Phạm Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Nhật (TP.HCM) đã đăng tải lá thư của mình gửi các học sinh trong đợt nghỉ do dịch bệnh nCoV.        Các em học sinh thân mến,Chỉ còn vài ngày nữa, các em sẽ trở lại trường học trong bối cảnh thành phố và cả nước đang nỗ lực phòng chống đại dịch corona. Thầy biết rằng nhiều em đang rất lo lắng...
Đọc tiếp

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, thầy Phạm Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Nhật (TP.HCM) đã đăng tải lá thư của mình gửi các học sinh trong đợt nghỉ do dịch bệnh nCoV.        

Các em học sinh thân mến,

Chỉ còn vài ngày nữa, các em sẽ trở lại trường học trong bối cảnh thành phố và cả nước đang nỗ lực phòng chống đại dịch corona. Thầy biết rằng nhiều em đang rất lo lắng và lúng túng trong các hoạt động học tập, rèn luyện khi phải tuân thủ các quy định phòng dịch bệnh.

Thầy tin rằng trong thời gian qua, các em cũng đã tìm hiểu về virus corona và cách phòng chống nó qua nhiều kênh thông tin. Các em cũng sẽ được cung cấp thông tin và hướng dẫn cách tự bảo vệ mình, cách phòng chống bệnh cụ thể trong buổi đầu tiên đến trường.                                              

Trong thư này thầy sẽ không nói về những điều đó mà thầy muốn dặn dò các em một số điều mà thầy cho rằng nó vô cùng quan trọng trong việc giúp các em học tập, rèn luyện để trở thành con người trưởng thành, con người hạnh phúc.

Các em phải hiểu rằng khi gặp khó khăn thì cũng là lúc con người ta có cơ hội để phát triển bản thân, có cơ hội để thể hiện bản lĩnh vượt khó, thể hiện lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng.

Trên nhiều trang web có lẽ các em đã xem, bên cạnh những việc làm xấu xí như tranh giành mua khẩu trang và thuốc diệt khuẩn, tăng giá khẩu trang thì cũng có nhiều hình ảnh rất cảm động, rất tình người là những nơi phát khẩu trang miễn phí, những y, bác sĩ, thầy thuốc ngày đêm không mệt mỏi, quên thân mình để chăm sóc bệnh nhân.                            

Các em thân mến!

Theo quy luật tự nhiên, cách tự bảo vệ mình tốt nhất là hãy bảo vệ và giúp đỡ những người quanh ta. Hãy tưởng tượng rằng nếu nhiều người quanh ta mắc bệnh thì liệu ta sống có bình yên hay không? Và nếu mình mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh mà mình biết giữ gìn không để lây cho người khác thì nạn dịch sẽ không xảy ra. Mọi người sẽ được bình an.

Mỗi hành động của chúng ta cần tuân thủ theo nguyên tắc: Không hại mình, không hại người, không hại môi trường sống và ngược lại là lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho môi trường sống.                   

Ví dụ như việc mua khẩu trang, nếu mỗi người chúng ta chỉ mua đủ dùng vài ngày, sau đó lại mua tiếp thì sẽ đủ khẩu trang cho mọi người và phù hợp với tốc độ cung cấp của các xí nghiệp. Nếu có nhiều khẩu trang, hãy chia sẻ với các bạn chưa có. Hãy rèn luyện từ những chuyện nhỏ như thế các em sẽ thấy mình thật mạnh mẽ, sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc đong đầy.

Thầy trò chúng ta đã cam kết ngay từ đầu năm học là trung thực trong học tập và trong đời sống để theo đuổi giá trị cốt lõi của nhà trường là sống yêu thương - sống tự chủ - sống trách nhiệm, thầy tin rằng các em sẽ vững vàng tuân thủ những quy định với tâm thức yêu thương và đầy trách nhiệm để bước vào giai đoạn thử thách mới: học tập trong mùa dịch corona. 

Em hãy Viết bức thư khoảng 200 chữ, đáp lại bức tâm thư của thầy Phạm Ngọc Thanh.  

2
24 tháng 3 2020

hay quá

6 tháng 4 2020

nếu cho đè mik cugw chả v

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

          “22h ngày 6/3/2020, thông tin về bệnh nhân 17 tràn ngập trên mạng xã hội. Bệnh nhân 17 được biết đến như người kết thúc chuỗi 22 ngày không có ca nhiễm mới ở Việt Nam. Cũng từ lúc này, Việt Nam liên tục công bố những ca nhiễm mới. Con số liên tục nhảy: 18, 19, 20, 21…. Và lúc này đây, 22h của 1 tuần sau đó, con số đã là 47 bệnh nhân. Tôi nói đến điều này không hàm ý lên án, bài xích hay luận tội cá nhân bệnh nhân 17. Tuyệt đối không! Mà là có một “hội chứng bệnh nhân 17” đã và đang xảy ra trong Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung. 

            Là những con phố vòng quanh hồ Trúc Bạch lúc 19h tối nay (13/3) khi tôi và vợ mình đi qua: Không một bóng người. Tôi không biết các giờ khác thế nào nhưng tối nay, lúc vợ chồng tôi đi qua thì quả thực, không một bóng người trên phố dù những ngôi nhà trên phố vẫn thắp đèn. Cứ như thể virus nCovy có thể nấp đâu đó và sẵn sàng nhảy ra bám lấy bất cứ ai đi qua vậy.

            Là siêu thị, chợ sáng 7/3/2020 thất thủ khi người dân ùn ùn đổ đi mua hàng hoá tích trữ. Là một loạt các địa danh bị liên đới như khu T18 nhà tôi, nơi có bác sỹ tại bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám cho bệnh nhân 17 sinh sống cũng rộ lên tin đồn bị phong toả. Đêm 6/3/2020, inbox của tôi ngập tràn tin nhắn của bạn bè. Bố mẹ tôi cũng gọi điện hỏi han và thúc giục vợ chồng tôi đưa 3 đứa nhỏ sang nhà ông bà ngay và luôn để tránh dịch.

            Đêm đó, nhiều gia đình ở T18 và cả nhiều toà xung quanh cũng vội vã bỏ về quê ngay trong đêm. Dù đó chỉ là những tin giả lan truyền trên mạng. Vài cuộc hẹn của tôi cũng bị “delay” với lý do: Sếp em bận đột xuất. Chỉ vì tôi “lỡ” đăng status “khoe” tôi ở T18. Vài cư dân trong group cư dân kể: Gọi ship hàng đến T18 là tự động bị huỷ đơn. Là liên đới thôi mà đã khủng khiếp thế huống chi những người dân trong phố Trúc Bạch?

            “Hội chứng bệnh nhân 17” là sự hoảng loạn của cả Hà Nội trong suốt 1 tuần qua với hàng trăm cuộc “di cư” khiến hàng trăm quán xá buộc phải đóng cửa không mong muốn vì nhân viên bỏ về quê hết và là vì "không ai ra đường nữa", kinh doanh vừa khởi sắc tí chút đã lại rơi xuống vực thẳm lao đao. 

            Nhiều trung tâm giáo dục vừa thông báo mở lại trường đã ngay lập tức phải huỷ thông báo. Nhiều chuyến du lịch bị huỷ vé. Thậm chí, vài chương trình truyền hình có khán giả cũng phải hoãn tổ chức như chương trình Quán Thanh Xuân của VTV.

            Sự cẩn trọng là cần thiết trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Song sự cẩn trọng đến mức tỏ ra kỳ thị thì đáng sợ vô cùng. “Hội chứng bệnh nhân 17” chính là hội chứng của sự sợ hãi dẫn đến kỳ thị trên diện rộng. 

            Từ tâm dịch, phố Trúc Bạch đến các địa danh liên đới như T18, như bệnh viện Hồng Ngọc đều bị ảnh hưởng. Từ bệnh nhân 17 đi đâu, làm gì cũng bị cư dân mạng soi kỹ và phán quyết ngay lập tức dù đúng dù sai, dù chưa rõ hay chỉ là nghi ngờ. Hội chứng bệnh nhân 17 tấn công cả những người ở diện cách ly vì là F2, F3 thậm chí F4, F5. Cứ là đối tượng bị cách ly thì dù âm tính cũng sẽ bị đối xử kỳ thị.

            Như ở khu tôi sống, dù ban quản lý đã sắp xếp thang máy riêng thậm chí cử nhân viên lễ tân mang giúp hàng hoá, đồ ăn lên tận phòng thì đâu đó, trong group cư dân nhiều người vẫn “to tiếng” nói những lời không hay. Đội ngũ admin của group cư dân phải xoá đi bao nhiêu comment dạng đó.

            Bệnh nhân 17 bị cư dân mạng coi là tội đồ. Những người bị cách ly thôi cũng trở thành đối tượng bị “ném đá- ăn gạch”. Đúng nghĩa đen luôn, nhiều người bị ném đá vào nhà khi được phường xã thông báo cách ly tại nhà do có tiếp xúc với F2, F3 chứ không phải là tiếp xúc trực tiếp hay tiếp xúc gần. Nỗi hoảng sợ khiến người ta có những ứng xử như thời thượng cổ. Cuộc tháo chạy của nhiều người ngoại tỉnh cũng chính là thể hiện sự kỳ thị Hà Nội, nơi cho họ công ăn việc làm. Với họ, “kiếm tiền thì cả đời, không làm việc này thì làm việc khác” nên họ thà bỏ việc.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” càng khiến cho những ai nghi ngờ mình bị nhiễm Covid-19 cũng không dám đến bệnh viện khám. Ai cũng sợ nếu mình đến khám thì dù xét nghiệm âm tính họ cũng không thoát khỏi cơn cuồng nộ của mạng xã hội dành cho họ. Như status của một người bạn tôi có chồng “nhỡ mồm” vào uống một chén với cậu bạn.

            Hai hôm sau nghe tin sếp của cậu bạn ấy bị cách ly tại nhà vì có mặt trong cuộc họp với bệnh nhân 21. Nên giờ thì chồng của bạn tôi bị coi là đối tượng cần cảnh giác. Thậm chí, bạn tôi, người vừa giật status ấy cũng đã bị “ném đá hội đồng” yêu cầu cũng nên đi khám ngay và luôn. Tôi thật lo cho doanh nghiệp của bạn tôi hẳn sẽ bị tẩy chay sau status “nhỡ mồm” này.

            “Hội chứng bệnh nhân 17” đang là thứ hội chứng đáng sợ nhất trên mạng xã hội và cả đời sống thực ngoài kia. Nơi mà cả con phố Trấn Vũ- Trúc Bạch đang vắng hoe như thế. Nơi mà người dân rỉ tai nhau những câu chuyện giả: “Cái A, con ông B, làm ở viện C có sếp là người đi cùng bệnh nhân D nghi nhiễm từ ông E đi qua vùng dịch F đấy. Đừng gần nó. Hãy cách xa nó ra kẻo lây là chết toi cả họ nhà mình”.

            Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Covid-19 dù nguy hiểm nhưng nó chưa giết chết ai ở Việt Nam, vậy mà những thứ virus tin giả đã và đang giết chết nhiều mối quan hệ xã hội, giết chết danh dự của nhiều người, đời sống riêng tư của nhiều người và cả những doanh nghiệp bị liên đới. Thứ đó, “hội chứng bệnh nhân 17” liệu bạn có đang mắc phải không?”

                             (Hoàng Anh Tú, Hội chứng bệnh nhân 17, Vietnamnet, ngày 14/3/2020) 

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, “Hội chứng bệnh nhân 17” thực chất là gì?

Câu 3: Kể ra ít nhất ba hậu quả mà “Hội chứng bệnh nhân 17” gây ra?

Câu 4: Cẩn trọng là cần thiết trong mùa dịch dã này. Nhưng cẩn trọng bằng việc tạo ra những kỳ thị lại là thứ đáng sợ. Anh/chị có đồng tình với quan điểm này của tác giả hay không? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 3-5 dòng)

1
31 tháng 8 2021

1. PTBD: Nghị luận

2. Thực chất là sự ''cẩn thận, kì thị và lo lắng'' quá mức của người dân HN khi nghe tin về bệnh nhân 17

3. Người dân khu liên đới bị kì thị, các cuộc hẹn bị ''delay'', người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ, những cuộc ''di cư'' khỏi HN ngay trong đêm... (Bạn có thể chép cả câu văn chứa các ý này nhé!)

4. Mình đồng ý với quan niệm này. Cẩn thận trong mùa dịch là đúng, nhưng đôi khi cẩn thận quá mức lại thành không cần thiết. Không phải đôi khi người sống trong khu liên đới cũng bị nhiễm dịch, nghe tin đồn là không đúng. Chúng ta cần sáng suốt, tỉnh táo và chọn lọc những thứ cần thiết để trở thành một người công dân thông thái nhé

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Đừng để nhiễm bệnh tự kỷ đại học Từ trường trung học chuyển qua bậc đại học, với hàng trăm điều khác biệt và nếu không kịp chuyển đổi nhận thức về tinh thần học tập, phương cách sống, sinh hoạt thì các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ trong khoảng thời gian đầu mang chiếc áo sinh viên: sốc đại học....
Đọc tiếp
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Đừng để nhiễm bệnh tự kỷ đại học Từ trường trung học chuyển qua bậc đại học, với hàng trăm điều khác biệt và nếu không kịp chuyển đổi nhận thức về tinh thần học tập, phương cách sống, sinh hoạt thì các bạn trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng tồi tệ trong khoảng thời gian đầu mang chiếc áo sinh viên: sốc đại học. Vấn đề là không ít sinh viên bước vào cổng trường đại học với niềm cảm hứng tuyệt vời lại là những người có thể bị “sốc đại học”! Nhiều thứ đã không diễn ra như họ tưởng tượng, hoặc nhiều khi họ cảm thấy nhiều thứ ở trường đại học có vẻ chống lại những thành tích vang dội và niềm kiêu hãnh vào bản thân mà họ từng có trước đó… Từ đó, họ cảm thấy bị bỏ rơi. Triệu chứng thứ nhất, sinh viên không làm chủ được kế hoạch thời gian, dù thời khóa biểu của trường đại học rất tự do chứ không theo kiểu mẫu “ngày hai buổi đến trường” đều đặn như thời phổ thông. Thứ hai, sinh viên cảm thấy nhiều môn “chẳng biết học để làm gì” và “thật vô bổ”, do đó họ không biết mình phải học những gì để được xem là giỏi. Họ mất hứng thú học tập cũng vì thế. Sinh viên giấu nhẹm tất cả những thắc mắc mà lẽ ra họ nên hỏi giảng viên hay bạn bè họ. Họ trở thành người “ tự kỷ” theo cách nói của giới trẻ hiện nay. Và còn rất nhiều vấn đề nữa mà tân sinh viên thường mắc phải như không có kế hoạch học tập, làm việc, nước tới chân mới nhảy, không có mục tiêu học tập, làm việc cụ thể, bị động trong mọi vấn đề. (Công Chương, Chuyên mục trẻ Việt - báo Giáo dục và Thời đại) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Theo tác giả, đâu là những triệu chứng của căn bệnh “tự kỷ đại học”? Câu 3: Vì sao các bạn bước vào ngưỡng cửa đại học dễ dẫn tới tình trạng sức với môi trường đại học? Câu 4: Điều anh chị rút ra được sau khi đọc hiểu văn bản.
0
11 tháng 6 2017

1.Tìm hiểu đề

Nội dung bình luận: hiện tượng tiêu cực trong thi cử hiện nay….

Kiểu bài: nghị luận xã hội với các thao tác bình luận, chứng minh…

Tư liệu: trong đời sống xã hội.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…

b. Thân bài:

- Phân tích hiện tượng.

   + Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình…

   + Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường.

--> Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

- Bình luận về hiện tượng:

   + Đánh giá chung về hiện tượng.

   + Phê phán các biểu hiện sai trái: Thái độ học tập gian lận; Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.

c. Kết bài

- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.

- Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới[1] Kiểu người đáng thương nhất trong đời là người luôn than vãn với bất cứ điều gì không vừa ý. Chơi với người mắc bệnh than cũng là một thử thách sự kiên nhẫn và chịu đựng của bạn, và tôi cá rằng rất khó khăn để bền lâu. Than là căn bệnh nguy hiểm và nan y, nó truyền nhiễm và hủy hoại mọi người, mọi việc ở...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

[1] Kiểu người đáng thương nhất trong đời là người luôn than vãn với bất cứ điều gì không vừa ý. Chơi với người mắc bệnh than cũng là một thử thách sự kiên nhẫn và chịu đựng của bạn, và tôi cá rằng rất khó khăn để bền lâu. Than là căn bệnh nguy hiểm và nan y, nó truyền nhiễm và hủy hoại mọi người, mọi việc ở không gian thời gian mà nó chạm vào, bởi năng lượng tiêu cực và buồn bã ấy sẽ làm cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả tình yêu trong cuộc sống mà bạn có thể đã dày công nuôi dưỡng.

[2] Buồn cười là chả ai than về niềm vui, về sự sung sướng, về những gì mà họ nhận được. Nhưng bất kì sở thích hay ý muốn nào chưa được thỏa mãn, họ thường sẽ tìm cách đổ lỗi và than phiền. Với “bệnh than” thì dù bạn có giàu nhất thì bạn cũng sẽ than phiền tại sao bạn lại chưa giàu như Jef Bezos. Dù bạn có hát hay như Celine Dion thì bạn cũng sẽ khổ não tại sao bạn không đẹp như Aishiwarya Rai… Bạn luôn cảm thấy cuộc đời u ám và chống lại bạn. Ai cũng biết, than vãn vẫn chỉ làm mình trở nên kém cỏi đi, nó không hề làm mọi khó khăn trong đời bạn biến mất mà chỉ triệt tiêu mọi năng lượng vui sống của bạn. Khi bạn đổ lỗi cho cả thế giới và chán chường cả chính mình thì chẳng có thế lực nào, dù siêu nhiên, có thể nâng bạn đặt vào chiếc ghế của sự thành công.

[3] Nếu khó khăn thậm chí bi kịch là rác thải thì tại sao bạn không biến nó thành phân bón cho cây đời xanh tốt. Nó là công việc chúng ta phải làm một mình, không ai ở đây có thể giúp chúng ta thay đổi và biến hóa. Nếu bạn kiên nhẫn với việc biến rác thành phân bón hữu cơ, tôi tin chắc một ngày cây đời của bạn sẽ trổ hoa và kết trái ngọt. Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi...

(Trích Một mai qua cơn mê, Samson Phạm, Phụ nữ mới số 44-45,7.8.2020)

câu 1: Anh chị có đồng tình với quan điểm " Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi..."

Câu 2: Thông điệp anh chị nhận được từ đoạn trích trên là gì? Lí giải vì sao?

 

0
22 tháng 11 2019

- Đúng

 

- Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài. Ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.