Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xa xưa, Việt Nam được biết đến với các truyền thống yêu nước và đấu tranh cực kì anh dũng. Việt Nam là một trong hai nước bị đô hộ hơn 1000 năm mà vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc mình, không bị mất đi văn hóa hay tập quán riêng. Nước ta từ thời Bà Trưng Bà Triệu đã chứng tỏ được tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường. Đến thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đã xuất hiện các vị anh hùng như Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu hay Võ Nguyên Giáp. Họ đấu tranh như không biết mệt mỏi dù có chịu đói chịu khổ.Và ở trong thời đại hòa bình hiện nay Việt Nam cũng chứng tỏ rằng mình là một nước có nhu cầu phát triển và học hỏi, luôn cố gắng hết mình để đạt được kết quả tốt. Thường Châu tuyết trắng, các cầu thủ U23 đã làm nên lịch sử nâng chiếc Huy Chương Bạc đầy vinh quang và cũng đầy máu , nước mắt. Trong tuyết, Quang Hải đã vẽ nên một chiếc cầu vồng tuyệt đẹp vào lưới của Uzbekistan làm cho thủ môn đội bạn không có cơ hội cản phá. Mỹ Đình Hà Nội đẹp biết bao nhiêu, đội tuyển Việt Nam đã lần thứ 2 nâng cao chiếc cúp AFF sau 10 năm chờ đợi. Và rồi tại UAE đầy nắng đã giúp tuyển chúng ta lọt vào tứ kết ASIAN CUP , là một trong 8 đội mạnh nhất châu Á. Bóng đá Việt Nam tự hào như thế đó, anh hùng như thế đó. Chưa hết, tại Thái Lan, H'Hen Niê đã làm nên lịch sử khi là người Việt đầu tiên lọt top 5 Miss Universe và cũng là người dân tộc thiểu số đầu tiên đạt thành tích cao nhất tại cuộc thi nhan sắc khốc liệt nhất hành tinh. Và vừa rồi cô cũng đạt giải thường : Vẻ đẹp vượt thời gian do Missosology bình chọn. Tôi tự hào về Việt Nam lắm. Nói thế cũng chỉ để khẳng định rằng: " Việt Nam là một nước anh hùng "
Mỗi quốc gia đều có độc lập chủ quyền bất khả xâm phạm, quyền ấy được luật pháp quốc tế công nhận. Vì vậy mọi dân tộc trên thế giới đều ra sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình “bằng mọi giá”.Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những vấn đề hàng đầu của đất nước, của dân tộc. Từ thuở cha rồng mẹ tiên sinh ra nòi giống con người Việt Nam, từ thuở vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, trải qua hàng vạn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” ta vẫn giữ vững độc lập chủ quyền. Vì dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước nồng nàn ấy lại cháy bùng lên mạnh mẽ. Chúng ta đã đánh bại biết bao thế lực hùng mạnh. Ta đập tan âm mưu xâm lược của Trung Quốc: Phá quân Tống có chiến công của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, để từ đó “Nam Quốc Sơn Hà” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất, tuyên ngôn ấy cũng đã chỉ ra chân lý được ghi trong sách trời.Đến thế kỉ XVIII, quân Thanh xâm lược Việt Nam, người anh hùng áo vải Quang Trung đã kiêu binh từ Nam ra Bắc để rồi cuối cùng chiến thắng vang dội ở Đống Đa – Ngọc Hồi. Thế kỷ XX nước ta đầy bóng giặc, nhưng Cách mạng tháng Tám thành công, tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời thêm một lần nữa khẳng định lại chân lí muôn đời đó “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập”. Trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Và ngày 30/04/1975 đất nước chúng ta sạch bóng quân thù và hoà bình phát triển cho đến ngày nay.Như vậy để có được hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ, để có một nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam, thì suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước chúng ta phải đương đầu với mọi kẻ thù (kể cả thù trong giặc ngoài) để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Chúng ta đã đổ xương đổ máu quyết không bao giờ nhân nhượng với kẻ thù để bảo vệ cho bằng được chủ quyền. Đúng như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Chúng tôi muốn hoà bình nhưng không phải hoà bình bằng bất cứ giá nào” .Cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch. Không nghe, không tin vào những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, nhất là luận điệu xuyên tạc của một số trang mạng. Kiên định con đường hoà bình để bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.
* Thời kì chiến tranh
– Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.
– Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
– Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ
– Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
– Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
– Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”
* Thời kỳ hòa bình
– Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
– Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
- Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
- Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
- Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tang lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
b) Sắc thái biểu cảm : - Ở câu thơ thứ 1, tác giả Nguyễn Đình Thi đã sử dụng từ thuần Việt : Đất nước kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ "Mênh mông biển lúa" nghiêng về sắc thái BC, biểu thị những gì gần gũi, thân thương gắn bó với cuộc soongs đời thưởng của người dân VN, nhấn mạnh không gian rộng lớn, so sánh và khẳng định "đâu trời đẹp hơn" là đồng lúa chín, cánh cò bay lả rraajp rờn, là dãy núi Trường Sơn quanh năm mây mù bao phủ... từ đó giúp cho người đọc khám phác tiếp những tiềm ẩn còn lại của đất nước chúng ta.
- Còn ở câu thơ thứ 2, việc dùng tể thơ 7 chữ kết hợp với 2 danh từ Hán Việt : Tổ quốc, Giang sơn biểu lộ sắc thái tranh trongj, tự hào về non sông hùng vĩ, gấm vóc VN anh hùng trong đấu tranh, trong xxay dựng và bảo vệ Tổ quốc.
nek chếLưu thị dung
b) Nhà thơ Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nước nhà . Ông có số lượng tác phẩm lớn . Nhưng có lẽ trong số các tác phẩm của ông , bài thơ " Việt Nam thân yêu " là bài thơ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Đây chỉ là một đoạn thơ trong bài nhưng cũng thật hay và đặc sắc.Đoạn thơ bộc lộ rất rõ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Cảnh đẹp trên khắp đất nước : những biển lúa mênh mông , những cánh cò trắng trải rộng trên nền trời xanh thẳm, những dãy núi , những dòng sông trong veo , ... tất cả tạo lên vẻ đẹp trù phú , bình dị và nên thơ cho Tổ quốc.
Hình ảnh " biển lúa " rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào sâu sắc về sự giàu đẹp , trù phú của quê hương. Hình ảnh " cánh cò bay lả dập dờn " gợi vẻ nên thơ , xao xuyến mọi tấm lòng. Nó còn gợi cho ta cái vẻ thanh bình , vui tươi của chốn miền quê . Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ " đỉnh Trường Sơn " cao vời vợi sớm chiều mây phủ . Qua đây ta cảm nhận được tác giả tha thiết yêu quý và tự hào về quê hương , đất nước của mình.
Chúc bạn học tốt
Câu 1:
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, lập luận.
Câu 2:
Những dẫn chứng cụ thể chứng tỏ lối sống bình dị, rất Việt Nma, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh:
-Nơi ở:
+Nhà sàn nhỏ, có vài phòng
+Đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ
-Trang phục: Với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
-Bữa ăn: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối.
-Tư trang: ít ỏi, một chiếc vali con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm
Câu 3:
Nghệ thuật lập luận: kết hợp kể và bình luận; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đối lập, so sánh.
Câu 4: ( tham khảo )
Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.Sự giản dị là một lối sống đẹp cần được mỗi người trong thế hệ chúng ta phấn đấu rèn luyện để có được. Xung quanh ta có biết bao bạn trẻ vì được sinh ra trong hoàn cảnh sung túc, được sự nuông chiều của gia đình mà quen với lối sống phung phí, xa hoa, coi tiền như rác. Họ không biết thế nào là sự giản dị và càng không nhận thức được rằng giản dị mới là đức tính cần thiết, đáng quý để được gần gũi với những người xung quanh, được mọi người yêu quý. Những cái xa hoa, phù phiếm, chạy theo mốt thường là những cái chóng chán. Chỉ có những cái đơn giản, giản dị mới là những cái mãi giữ được vẻ đẹp dài lâu.
Chúc bn hc tốt!
1. PTBĐ: Nghị luận.
2. Dẫn chứng: "Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ", "trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn", "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.”.
Tham khảo:
3. - Kết hợp giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết:
+ “Người đã từng sống dài ngày ở Pháp,ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh,Hoa,Nga…và Người đã làm nhiều nghề” (lời kể)
+ “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” (lời bình luận)
+ “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài” (lời kể)
+ “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy!” (lời bình luận)
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu:
+ Khi nói về vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng của Bác: các chi tiết tiêu biểu từ những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Bác như đi nhiều nơi, đến nhiều nước, biết nhiều ngoại ngữ,…
+ Khi nói về lối sống giản dị của Bác: các chi tiết tiêu biểu nói về việc ở, việc ăn, việc mặc của Người: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm cung điện của mình”,”trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép thô sơ”,”những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”.
- Dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết của dân tộc:
+ Những từ ngữ Hán Việt: “truân chuyên”,”uyên thâm”,”siêu phàm”,”tiết chế”,”hiền triết”,”thú quê thuần đức”,”danh nho”,”di dưỡng tinh thần”,…
+ Dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”.
- Kết hợp giữa đối lập và thống nhất, hài hòa: giản dị mà thanh cao, vĩ nhân mà đời thường, truyền thống mà hiện đại, dân tộc mà nhân loại.
Tham khảo:
4. Đẹp nhất trong tâm hồn là tính giản dị. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Người có lối sống giản dị luôn biết quý trọng của cải, vật chất, sức lao động của con người, không quá phô trương hình thức, biết tu dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn trong sạch, thanh cao. Người giản dị vì thế dễ nhận được sự cảm thông, trân trọng và tình yêu mến của mọi người. Con người hạnh phúc bởi biết làm việc và trở nên giàu hơn bởi biết tiết kiệm và giản dị trong lối sống. Người không biết giản dị, hay khoe mẽ quá mức, phung phí tiền bạc của cải, không những không được người khác kính trọng, tin tưởng mà bản thân cũng sẽ chẳng làm được gì lớn lao. Càng ham mê vật chất càng trở nên đau khổ và nhận lấy thất bại lớn. Sống giản dị đã trở thành một triết lí sống của con người Việt Nam chứ không đơn giản là một lối sống hay một phẩm đức. Từ xưa, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh,… và biết bao hiền nhân khác, sau khi cống hiến sức mình xây dựng đất nước, đều tìm về nơi thôn dã, thực hành lối sống giản dị như một cách để di dưỡng tinh thần. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
hơn 1 h
làn sau đừng đăng câu hỏi linh tinh nữa nhé
khoảng 7h nha