Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kỳ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đọi nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhan" của Pháp hoàn toàn thất bại.
- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862), nhan dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ làm nức lòng nhân dân ta.
- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống pháp vừa chống phong kiến đầu hàng tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm (Nguyễn Đình Chiểu,...) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định...
- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lược 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử, ông vẫn khẳng khái nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây", hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Luân (Mĩ Tho)...
* Đặc điểm:
- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.
- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với hình thức đấu tranh phong phú song chủ yeus là đấu tranh vũ trang chống Pháp.
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
câu 1, :
Bạn có thấy cỏ là cây dễ sống nhất và sống cũng rất mãnh mẽ trong bất cứ hoàn cảnh nào, cỏ cũng vươn cao và đôi lúc xanh tươi nữa. Mà cỏ thì mọc không bao giờ nhổ hểt được, nhổ cây này mấy bữa sau cây khác cũng mọc lên. Điều đó đã được Nguyễn Trung Trực dùng làm biểu tượng cho ý chí kiên cường, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Ý chí ấy rất mạnh mẽ, không thể đập tan hay "nhổ" đi hết được.
Chứng minh:
- 1858, trước sự xâm lược cua rliên quân pháp – Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, quân và dân tadưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả, giam chân địch suốt 5 tháng, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng..
câu 2,
giai đoạn lịch sử | sự kiện tiêu biểu | kết cục |
1858 | Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở đầu xâm lược việt nam | Pháp bị cầm chân tại đà nẵng |
1859 | pháp tấn công gia định | pháp bị sa lầy tại Gia định kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh thất bại nên buộc phải chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ. |
1873 | pháp tấn công bắc kì lần 1 | pháp chiếm được bắc kì nhưng rồi rút quân để được triều đình huế thừa nhận 6 tỉnh nam kì thuộc pháp, hiệp ước giáp tuất |
1882 | pháp tấn công bắc kì lần 2 | pháp chiếm được hà nội và một số tỉnh bắc kì |
1883 | pháp tấn công cửa biển thuận an gần kinh đô huế | triều đình huế đầu hàng, kí hiệp ước hăc mang , trên thực tế vn là thuộc địa của pháp |
5/7/1885 | Cuộc phản công ở kinh thành Huế | bùng nổ phong trào Cần Vương. |
5/6/1911 | Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. | Một ánh sáng mới đã mở ra cho việt nam lúc bấy giờ |
Chúc bạn học tốt.
câu 1, theo mình là
Đây là một câu nói rất hay mà người học sử như tôi rất là ái mộ!
Câu nói thế hiện ý chỉ kiên quyết khảng khái của một con người có tầm quan trong của Việt nam trong thế kỉ 20.Như chúngta đã biết có là một loại thực vật mọc ở khắp mọi nơi với số lượng rất nhiều.Cỏ nhỏ song một lần thời gian sau sẽ mọc lại rất nhanh với số lương gấp bội,thế nên việc nhổ hết có một lần là việc vô cùng khó khăn.
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | - Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 | - Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị |
* Tính chất của phong trào: giữ độc lập dân tộc
*Đặc điểm của phong trào:
-Chiến đấu kịp thời ngay từ khi pháp đặt chân lên bán đảo sơn trà
-Xác định đúng kẻ thù dân tộc
-Tinh thần chiến đấu dũng cảm
-chiến đấu mưu trí sáng tạo vs nhiều hình thức phong phú
-khi triều đình phản bôi lại quyền lợi dân tộc nhân dân ta nhanh chóng kết hợp nhiệm vụ chống xâm lược vs chống phong kiến đầu hàng
Tick nếu bạn thấy đúng nha
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 – 1862 | - Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, Gia Định, nhân dân đã cùng triều đình chống giặc, là thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. |
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, .. |
1863 – trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm… |
1873 - 1884 | - Pháp 2 lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh ... chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy |
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị .. |