K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2019

Với trí dũng toàn tài, anh hùng áo vải Nguyễn Huệ nam chinh bắc chiến, đánh đuổi quân Xiêm La ở phía Nam, đại phá quân Thanh ở phía Bắc, bảo vệ đất nước.

Quang Trung Nguyễn Huệ là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn và là anh hùng dân tộc được sử gia đánh giá cao và người đời kính trọng.

Ông là vị tướng thiên tài, từng dẫn quân đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh Đàng Ngoài, bảo vệ đất nước trước cuộc tấn công của Xiêm La và nhà Thanh.

Sấm truyền ‘Tây khởi nghĩa, Bắc thu công’

Thuở nhỏ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ theo học cả văn lẫn võ với Trương Văn Hiến. Thấy 3 anh em trí dũng hơn người, ông khuyên họ khởi nghĩa, xây dựng đại nghiệp.

Năm 1771, lấy danh nghĩa phù trợ Nguyễn Phúc Dương chống lại quyền thần Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc dấy binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chúa Nguyễn ở Tây Sơn.

Thời đó, dân gian lưu truyền lời sấm truyền “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công”. Vì thế, nhiều người tin tưởng việc anh em Tây Sơn dấy binh là đúng ý trời. Nhờ đó, nghĩa quân nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của quần chúng, thu hút nhiều tướng tài như Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng.

Tương truyền, một buổi sáng còn mờ sương, khi Nguyễn Huệ đưa đoàn quân đến đoạn đèo An Khê, hai con rắn đen tuyền, to lớn chắn ngang đường. Nghĩa quân bất ngờ, không dám bước tiếp.


Nguyễn Huệ thấy vậy, chắp tay khấn rắn: “Nếu Sơn thần, Xà thần phụ trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi. Nếu sự nghiệp không thành, Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng”.

Ông vừa dứt lời, hai con rắn liền quay đầu, tiến lên phía trước mở đường. Lúc sau, một con lao vào bụi rậm, lúc trở ra ngậm thanh Ô Long đao, vươn cổ trao cho Nguyễn Huệ.

Ông kính cẩn nhận lấy rồi thề trước Xà thần sẽ dùng đao hành hiệp, cứu dân, bảo vệ dân tộc.

Trên thực tế, Ô Long đao gắn liền những chiến công hiển hách của vị anh hùng áo vải từ những ngày đầu dựng nhà Tây Sơn đến trận chiến cuối cùng.

Nguyễn Huệ lần lượt dẫn quân đánh chiếm các huyện, đánh lui quân chúa Nguyễn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhà Tây Sơn.

Sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi, Nguyễn Huệ được phong làm Long Nhương tướng quân. Dưới triều Tây Sơn, Nguyễn Huệ tiếp tục chứng tỏ tài năng quân sự, thao lược hơn người.

Năm 1785, ông dẫn quân chặn đánh quân Xiêm La trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút, lệnh quân sĩ giả vờ thua, nhử địch vào trận mai phục, tiêu diệt gần hết hai vạn quân địch. Sau trận đánh này, quân Xiêm khiếp đảm, “sợ Tây Sơn như sợ cọp”.

Sau đó, ông lại dẫn quân ra bắc, đánh tan chính quyền chúa Trịnh, trao trả quyền chính cho vua Lê. Tuy nhiên, ông mới là người thực sự nắm quyền.

Ít lâu sau khi Lê Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Huệ dẫn theo công chúa Ngọc Hân về Nam. Ông trở thành Bắc Bình Vương, cai quản từ Thuận Hóa đến đèo Hải Vân.

Mâu thuẫn giữa ông và Nguyễn Nhạc ngày càng lớn. Giữa lúc đó, Nguyễn Ánh ngóc đầu trở lại ở miền Nam. Nguyễn Huệ chưa kịp dẫn quân bình loạn thì lại nghe tin Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh.

Trước tình thế hai đầu thụ địch, ông quyết định tiến quân thần tốc, nhanh chóng đánh đuổi quân Thanh.

Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Quân Bắc Bình Vương tiến công thần tốc, ngày 30 tháng Chạp đã đánh diệt đồn Gián Khẩu rồi nhanh chóng dụ hàng đồn Hà Hồi.

Sáng mồng 5, ông ra lệnh tấn công Ngọc Hồi, quân Thanh tháo chạy. Như vậy, chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh.

Sở dĩ quân Tây Sơn có thể đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh trong thời gian ngắn một phần ở tài dùng binh và khả năng động viên quân sĩ đồng lòng của Nguyễn Huệ.

Tương truyền, trước khi xuất chinh, tại lễ lên ngôi ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập kế động viên quân sĩ.

Sau khi làm lễ, vua sai mang đến cái mâm, bên trên đặt các đồng tiền, phủ vải điều rồi nói với quân sĩ: “Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.

Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh.

Sự thực, Nguyễn Huệ đã sai đúc 200 đồng tiền có cả 2 mặt đều là sấp.

Sau đó, ông lại nâng cao sĩ khí quân lính bằng bài Hịch ra trận hào hùng:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho chúng chích luân bất phản

Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ

Vị vua sáng suốt, bình dị

Sau khi đánh tan quân Thanh, vua Quang Trung tiến hành cải cách kinh tế, xã hội. Ông sắp đặt lại đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy Nhà nước.

Ngày nay, tượng đài Quang Trung được đặt tại nhiều nơi trên cả nước.

Đặc biệt, để phát triển quốc gia, Nguyễn Huệ rất chú trọng việc thu hút nhân tài. Ông ban Chiếu cầu hiền, hy vọng người tài đứng ra phò vua giúp nước.

Trước thái độ trọng dụng hiền tài của vua Quang Trung, nhiều cựu thần nhà Lê như Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng đã ra giúp nhà Tây Sơn.

Ý cầu hiền của nhà vua thể hiện rõ trong việc ông nhiều lần mời Nguyễn Thiếp ra làm quan. Sau nhiều lần từ chối, cảm phục trước đức độ nhà vua áo vải cờ đào, La Sơn Phu Tử nhận lời mời, xuống núi giúp vua.

Là vị tướng Nam chinh Bắc chiến, sau này là vua một nước nhưng trong cuộc sống đời thường, vua Quang Trung lại rất bình dị. Dân gian lưu truyền khá nhiều giai thoại đối đáp, cho thấy ông là người thông minh, sắc sảo.

Ngay cả khi không vừa lòng với người dưới, ông vẫn bình tĩnh nhắc nhở một cách tế nhị nhưng vô cùng thấm thía.

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, sau khi Tây Sơn chiếm Phú Xuân, Nguyễn Hữu Chỉnh nóng lòng muốn Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà để ông ta có cơ hội báo thù riêng.

Chỉnh nói: “Người tài Bắc Hà chỉ có một Chỉnh này thôi. Nay tôi đã đi rồi, ấy là cái nước rỗng không, xin ngài chớ nghi ngại”.

Nguyễn Huệ mới đùa rằng: “Không nghi ngại người nào khác, chẳng hóa ra chỉ có ông là đáng nghi ngại thôi ư?”.

Vua đối đáp nhẹ nhàng nhưng thực chất là nhắc khéo Nguyễn Hữu Chỉnh chớ kiêu căng, tự phụ.

Giai thoại Thăng Long cũng kể khi Nguyễn Huệ ra Bắc đánh Trịnh, quân lính đánh vào Văn Miếu, làm đổ một số bia tiến sĩ. Sau khi Quang Trung đại thắng quân Thanh, người dân quanh đó nhờ các nhà nho làm đơn, đề đạt nguyện vọng khôi phục di tích nhưng chỉ gọi vua là ngài.

Quang Trung phê: “Ta không trách các nông phu. Ta chỉ gớm các thầy nho. Cả gan, to mật, dám kêu vua bằng ngài”.

Vua cũng tỏ ý cho dựng lại di tích. Sự kiện này giúp nhà vua gần hơn với dân chúng. Sự giản dị, bình dân ấy là điểm hiếm có ở bậc vua chúa.

Không chỉ có tài cầm quân, sáng suốt về mặt chính trị, vua Quang Trung còn biết nhìn xa trông rộng. Khi vua Lê Hiển Tông qua đời, Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân muốn lập Duy Cận lên ngôi.

Tuy nhiên, dưới sức ép của nhà Lê, ông phải đồng ý để Lê Duy Kỳ kế thừa ngôi báu. Sau này, Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, chứng minh Nguyễn Huệ đã có cái nhìn đúng đắn khi không muốn ông này lên ngôi.Học giả Trần Trọng Kim đánh giá: "Vua Quang Trung nhà Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học.

24 tháng 5 2019

Vua Quang Trung, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Vẻ đẹp uy nghi, trí tuệ của vua Quang Trung đã được phản ánh đầy đủ, trọn vẹn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14.Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tinhfcuar vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung ( khói tỏa mù trời cách gang tấc không thấy gì mà chỉ nổi bật hinh ảnh của vua Quang Trung..có sách ghi chép lại áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng..)Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

TK#

 hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
Trước hết ông là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Tráng sĩ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.

Bạn tự tìm và gạch chân nhé!!

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung- anh hùng dân tộc - anh hùng áo vải Quang Trung. 

5 tháng 10 2021

Bạn có thể gạch chân hộ mình cái câu trực tiếp gián tiếp đc ko ạ !

26 tháng 9 2021

Em tham khảo đoạn này nhé:

Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, ông đã khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã, bọn giặc phải khiếp sợ. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ôi! Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.

Câu cảm thán+ Câu ghép: In đậm nghiêng

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc (câu ghép). Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Khi nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”.(dẫn trực tiếp) Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc (dẫn gián tiếp) gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.  Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung- anh hùng dân tộc - anh hùng áo vải Quang Trung. 

 

10 tháng 10 2021

Giúp mình với các bạn ơi ?