Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.
Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.
Trước cảm hứng bất tận về mùa xuân tự nhiên đất trời, tác giả suy ngẫm về mùa xuân của đất nước, dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh và bảo vệ tổ quốc, tác giả dùng hai tính từ đặc tả đúng những khó khăn, gian khổ mà nhân dân ta đã vượt qua:
Đất nước bốn nghìn nămVất vả và gian laoSự “vất vả” và “gian lao” ở đây tác giả muốn nói tới chính là quá trình nước ta đi vượt qua khó khăn, thử thách để “cứ đi lên phía trước”. Hình ảnh lộc tràn ngập khắp khổ thơ cũng chính là sáng tạo nghệ thuật của tác giả khi nói về những lực lượng nòng cốt, chủ đạo giúp đất nước phát triển, vững bền. Hình ảnh “lộc” của người cầm súng khiến ta liên tưởng tới cành lá ngụy trang cũng như tương lai, sức sống và khát vọng thanh bình về quốc gia độc lập. Hình ảnh “lộc” của người ra đồng là hình ảnh những chồi non, mầm sống từ những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” mang sức sống, niềm hy vọng ngày mai ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Nhà thơ tin tưởng, tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước dù trước mắt còn nhiều gian nan, thử thách.
Trước cảm hứng bất tận về mùa xuân tự nhiên đất trời, tác giả suy ngẫm về mùa xuân của đất nước, dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh và bảo vệ tổ quốc, tác giả dùng hai tính từ đặc tả đúng những khó khăn, gian khổ mà nhân dân ta đã vượt qua:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Sự “vất vả” và “gian lao” ở đây tác giả muốn nói tới chính là quá trình nước ta đi vượt qua khó khăn, thử thách để “cứ đi lên phía trước”. Hình ảnh lộc tràn ngập khắp khổ thơ cũng chính là sáng tạo nghệ thuật của tác giả khi nói về những lực lượng nòng cốt, chủ đạo giúp đất nước phát triển, vững bền. Hình ảnh “lộc” của người cầm súng khiến ta liên tưởng tới cành lá ngụy trang cũng như tương lai, sức sống và khát vọng thanh bình về quốc gia độc lập. Hình ảnh “lộc” của người ra đồng là hình ảnh những chồi non, mầm sống từ những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” mang sức sống, niềm hy vọng ngày mai ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Nhà thơ tin tưởng, tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước dù trước mắt còn nhiều gian nan, thử thách.
Cho hai câu thơ:
Đất nước
Bốn ngàn năm không nghỉ
(Chúng con chiến đấu cho con người sống mãi Việt Nam ơi, Nam Hà)