Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách:đó là con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.
Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".
Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.
a) Cảm xúc về vườn nhà
- Mở bài:
+ Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà.
- Thân bài.
+ Khu vườn có từ lúc nào?
Ai xây dựng nên?
+ Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.
+ Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.
+ Vườn và cây trái suốt bốn mùa.
- Kết bài:
+ Cảm xúc về vườn nhà.
b) Cảm xúc về người thân
1. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.
Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)
Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.
Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.
Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.
Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.
Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.
Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.
Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.
Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của nguười Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm.
Khép lại một nụ hoa là kết thúc một hành trình này để đi vào một hành trình khác. Có thể tươi đẹp hơn hoặc khốc liệt hơn. Cây hoa mai chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người trong cõi phù sinh nghiệt ngã
Đề 1 :
Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như
chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân
cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
Đề 2 :
Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.
Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.
Cậu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội. Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
Bài làm:
Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba bông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mười chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.
Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!
Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: Vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.
Cảm ơn bạn nhé nhưng hình như bạn nhầm đề rồi câu hỏi của mình là Biểu cảm về bồn hoa lớp em cơ mà. Bồn hoa chứ k phải là hoa bạn ạ
Biểu cảm về chiếc xe đạp . ( Không chép mạng nhé ) Mình cần rất ghấp , cc giúp mk nhé . Thanks nhiều
Lạ thật! Chẳng hiểu chiếc xe đạp có duyên nợ gì mà từ thời thơ ấu đến bây giờ cứ gắn với hắn như hình với bóng. Khi còn nhỏ, đám trẻ con nhà quê đâu có xe đạp, tự cắp sách tới trường đi bộ tới vài cây số. Chẳng bao giờ chúng đi đường thẳng cả mà cứ tìm đường mòn, đường tắt mà đi. Thấp thoáng đâu đó có mấy cu cậu nhấp nhô trên những bờ ruộng lúa xanh mơn mởn vào tháng giêng hay tháng sáu khi những người nông dân mới cấy vụ mới. Cũng đôi khi thấy chúng nhễ nhại vã mồ hôi bước vội qua các bờ mương vào những ngày tháng 5 oi bức hay tháng 8 hiu hiu gió với màu lúa chín vàng khắp nơi nơi trên những ruộng bậc thang. Cũng có khi, mấy đứa đi bộ qua con đường mòn trên đồi, không chỉ được hưởng sự dễ chịu, mát mẻ nhờ bóng cây to mà còn có cơ hội ‘ghé thăm’ vườn ổi hay trèo hái me ở khu rừng nào đó. Đó cũng là thời gian và không gian lý tưởng cho bọn nhóc tụ hợp lại chơi vòng, chơi khăng đợi về đúng khi bữa cơm trưa đã được bố mẹ dọn sẵn. Từng đoàn, từng nhóm cứ đi bộ mãi với nhau, chơi mấy trò trẻ con thật ngộ nghĩnh. Lúc sắm vai này, lúc sắm vai kia để ‘phân công lao động’ xem ai phải mang túi xách cho ai. Rồi chúng nó cũng có khi bất hòa và bắt đầu tìm kiếm đồng minh, loại trừ một thành viên nào đó vì trái ý hoặc có những hành vi không mong đợi. Lớn hơn một chút rồi, mấy đứa bắt đầu đi xe đạp…
Ở nhà, hắn hý hửng tập xe, vòng quanh sân, ngã siêu, ngã vẹo. Thế mà hắn cũng biết đi cơ đấy. Thật may thời đó có chiếc xe đạp thống nhất kiểu dáng nữ nên việc tập xe cũng dễ dàng hơn. Mọi người vẫn hay gọi xe nam thường dành cho nam giới (là loại xe đạp có khung hình tam giác) và xe nữ dành cho phái còn lại (kiểu xe đạp mini). Ấy nhưng cũng có khi oái oăm mượn được chiếc xe đạp khung Xuân Hòa, hắn cũng lôi ra tập. Nhìn bộ dạng khom lưng, cong mông, gồng chân và nghiêng người cố gắng đạp mà chẳng nhịn được cười. Thấp bé vậy làm sao cu cậu trèo lên yên xe được. Giải pháp là thò chân qua một bên, eo áp vào khung xe, cứ lổm nghổm đạp và đạp. Hắn toàn đứng đạp xe chứ có bao giờ ngồi đi xe đạp. Cứ nhìn bạn bè có xe đạp đi học là hắn thèm lắm, nhưng chỉ dám mặc cả với mẹ rằng khi nào mẹ sửa xe cũ cho con đi học mà thôi. Thế rồi ước mong đó cũng trở thành hiện thực. Bố mẹ đem chiếc xe ‘thồ’ đi sửa. Gọi là xe thồ vì đó là một chiếc xe rất khỏe, khung dày, chắc nên có thể trở nặng được. Ngoài việc sử dụng cho những hoạt động đi lại hàng ngày thì chiếc xe có khi còn được cải tiến làm xe chở lúa, chở củi. Gọi là xe thồ vì xe có hai cái vành với nan hoa rất to cộng thêm cái lốp kết xù để không dễ bị hỏng hay bị mòn nhanh chóng. Mỗi lần cu cậu leo dốc là mệt nhoài vì phải kéo thêm một khối sắt nặng chịch, chưa kể vào những ngày nắng hè nhà nhà rải rơm phơi khắp trên đường. Hắn phải cố gắng hơn để đạp chiếc xe khi mà nó cứ bám chặt vào đường vì lực ma sát lớn.
Một lần, hắn quyết định thay đổi để đi chiếc xe nhẹ hơn. Nghe đâu hắn mượn được của nhà chị hắn khi anh chị qua chơi. Thế là quyết định rủ thêm người bạn cùng lớp cùng đi trên chiếc xe đó. Hý hửng hai thằng đèo nhau đi được nửa đường qua giữa cánh đồng ít nhà dân gần đó thì ‘đoàng’! nghe như tiếng pháo nổ. Ngây thơ đến mức hai thằng còn hỏi nhau tiếng nổ ở đâu nghe vang quá rồi mới phát hiện xe mình vừa nổ, đành xuống xe dắt bộ. Phát hiện ra xe đi mượn mà lại bị nổ lốp giữa đường, trời nắng chang chang, một người dắt xe, một người sách cặp. Đi được một đoạn thì cũng tìm thấy quán vá săm, thay lốp. Anh chủ quán nghe thấy tiếng nổ cũng ngó ra xem, thấy hai cu cậu dắt xe tới cũng cười hềnh hệch hỏi: “nổ lốp hả?”. Cũng may có mấy nghìn lẻ để dành nên hôm đó sửa được xe và đi tiếp, về nhà mãi mới dám thú nhận về vụ xe hỏng dọc đường… Lại nói về anh thợ sửa xe hồi ấy! Là người bị què cả hai chân nên vẫn cứ phải bò để di chuyển, sống một mình ở căn nhà tạm ngay góc cánh đồng cạnh ngã ba đường. Anh sửa xe đạp và bán mấy hàng tạp hóa sống qua ngày. Nhưng đổi lại anh cũng được trời phú cho khả năng chơi đàn bầu rất giỏi. Cũng chính lần tình cờ trên đường đi học về thấy anh ấy chơi đàn cho bọn trẻ con ngồi nghe mà về sau cu cậu tự chế được một chiếc đàn tương tự bằng ống tre, vỏ hộp sữa và dây phanh xe đạp. Mãi đến năm lớp 4, lớp 5 gì đó, cu cậu cũng tự tìm được cách chơi đàn bầu bằng việc quan sát bố và ông cậu gẩy đàn chơi vài lần trước mặt.
Chiếc xe thồ gắn bó với hắn từ tiểu học cho đến khi học hết cấp 2 trường xã…
Lên cấp 3, do trường học ở xa, cách nhà hơn chục cây số thế nên bố mẹ hắn lại đầu tư cho một chiếc xe đạp second hand khác, những mới và nhẹ hơn. Thế rồi ba năm học cấp ba, chiếc xe đều gắn bó với hắn hàng ngày đến lớp. Nào là những sáng sớm tinh mơ cùng bạn bè đạp xe tới trường, cứ nghĩ lại những mùa đông lạnh giá mà thấy hai bàn tay cóng lại. Rồi thì những ngày hè oi ức, cứ từng đoàn đạp xe, vừa đạp vừa nói chuyện. Thách thức nhất là năm học cuối cấp, học cả sáng, cả chiều nên có những hôm sáng đi học, trưa về ăn cơm rồi chiều lại đạp xe đi. Việc ở lại qua trưa mãi về sau mới được bố mẹ cho phép. Sau gần 10 năm trời, chiếc xe vẫn còn đó, những cũ kỹ và han gỉ hết cả…
Khi vào đại học, do ở trọ ngay sau trường nên năm đầu hắn chẳng cần tới xe đạp. Mãi sau khi đi làm gia sư một thời gian thì mới mua một chiếc xe cũ. Chiếc xe đó trở lên thân thuộc vì nó theo hắn đi dạy gần, dạy xa. Có khi ở loanh quanh thành phố, nhưng cũng không ít lần hắn đạp 30 phút ra ngoài thành phố, qua chiếc cầu treo để đi dạy cho mấy đứa nhỏ ở tận xã bên. Chỉ vì cảm giác được làm ông ‘giáo làng’ mà cuối tuần nào cũng hăm hở đi dạy. Được một điều là học sinh nông thôn vẫn trọng thầy, cầu học hơn những con em thành phố. Chính điều đó cũng làm cho hắn vui, làm hắn phấn khởi để mà đi dạy hơn nữa năm trời. Thế rồi chiếc xe đó cũng bị hỏng, hắn cứ để ngoài hiên khu nhà trọ sinh viên. Thế rồi một hôm nhớ ra thì không thấy chiếc xe thân yêu đâu nữa cả. Kẻ nào đó đã lấy mất! Buồn mất thời gian và hắn lại phải mua chiếc xe đạp khác!
Tốt nghiệp ra trường, đi dạy ở một trường Đại học, mặc dù có xe máy nhưng hắn vẫn thỉnh thoảng đi xe đạp. Mỗi lần đạp xe lại làm cho hắn thấy gắn bó, cảm thấy cuộc sống trôi chậm hơi, không quay cuồng vội vã. Chiếc xe đạp cũ đó là một món đồ cũ ít khi dùng đến của bác chủ nhà. Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi, hắn lôi chiếc xe đạp qua những làng quê, xa khu thành thị. Chẳng hiểu sao, cứ về tới những miền quê, thư thả ngắm nhìn cảnh hoàng hôn là trong hắn lại luôn có một cảm giác nhẹ nhàng khác lạ. Có những lần hắn về quê, lấy chiếc xe đạp cũ ngày nào đi thăm đồng, mọi người trong làng lại ngạc nhiên hỏi lớn: ‘ấy thầy giáo, sao lại đi xe đạp thế?” Cứ mỗi lần như thế hắn phì cười tưởng tượng cảnh ông giáo làng trong một bộ phim cũ khi phụ huynh hay gặp và nói ‘chào ông giáo!” (giống y như cách học sinh, sinh viên hay chào trên lớp vậy: Good morning, Teacher = chào buổi sáng ông giáo)
Và giờ đây, ở một nơi xa xôi, đi học xa nhà, hắn lại gắn bó với một chiếc xe đạp cũ. Chiếc xe đạp được một anh trong hội sinh viên Việt Nam cho mượn vì anh có một chiếc xe khác không cần dùng tới. Chiếc xe cũ nhưng lại làm cho hắn thấy vui vẻ vì có những lần để xe qua đêm ở ngoài sân trường khi đi ô tô về cũng các bạn mà hôm sau vẫn thấy nó ở nguyên chỗ cũ. Mỗi ngày đến trường qua hai con dốc, chiều tối đạp xe về thì hình ảnh những chiếc xe đạp cũ lại hiện về trong tâm trí hắn và chính những chiếc xe đạp luôn nhắc nhở hắn phải tự đạp xe bằng chính đôi chân của mình…
Đừng chép mạng bạn ak , nếu c rảnh , c có thể viết hộ mk dduocj k , mình đg rất bí
Thanks
Bài làm
Theo nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, mùa hè đi qua, nhường chỗ cho mùa thu. Những chiếc lá vàng xoay xoay trong gió thu se lạnh. Những cây hoa sữa bung từng chùm hoa trắng muốt như bông tuyết…Mùa thu đến, khẽ khàng nhưng mang bao nhiêu là niềm vui của trẻ thơ chúng tôi. Tết Trung thu- Tết của thiếu nhi. Thật là hồi hộp và háo hức!
Buổi chiều hôm ấy, cả nhà tôi đã tràn ngập không khí đón Tết Trung thu. Mẹ lụi cụi nấu nướng xôi chè. Ba tôi đang trang trí lại mảnh sân nhỏ trước nhà. Hai anh em chúng tôi thì tíu tít ngắm nghía lồng đèn. Mấy bạn trong xóm í ới gọi nhau khoe lồng đèn làm tôi càng háo hức mong cho chiều xuống thật nhanh.
Khi ông mặt trời mệt mỏi lặn xuống dãy núi phía tây thì cũng là thời khắc bắt đầu của đêm Trung thu. Màn đêm nhẹ nhàng phủ xuống khắp xóm làng. Dãy núi mờ xa như khoác chiếc áo choàng đen tím thẫm. Bầu trời xanh trong. Gió khẽ lay động những tàu chuối sau nhà. Kìa! Từ phía sau lũy tre làng, mặt trăng từ từ nhô lên. Lũ trẻ chúng tôi đều hướng mắt về cái vầng ánh sáng kỳ ảo ấy.Trăng tròn như quả bóng .Ôi! Thật là huyền ảo! Trăng tỏa ánh sáng mát dịu xuống khắp xóm làng. Ánh trăng xuyên qua kẽ lá. Mảnh sân con trước nhà tôi sáng rõ như thắp điện. Không biết chú Cuội và chị Hằng trên cung trăng có nhìn thấy chúng tôi ? Tôi băn khoăn khi nghĩ đến chú Cuội đang ngồi bên gốc đa nhìn xuống trần gian mà chẳng làm sao về nhà. Chắc chú Cuội nhớ nhà lắm! Thương chú Cuội quá!
Bỗng có tiếng trống thình thình từ phía khu sinh hoạt văn hóa của làng. Tôi vội vàng dắt em tôi chạy về phía đó. Chao ôi! Cả một đoàn múa lân đang biểu diễn giữa bãi đất trống. Hình như cả làng đều đổ xô ra đây. Mọi người đứng chen chúc nhau. Mặt ai cũng rạng rỡ. Trong tiếng trống sôi động, con lân múa những động tác thật uyển chuyển. Lúc thì lân cúi xuống, quỳ lạy rồi bất ngờ tung người lên cao uốn lượn dũng mãnh…Lúc thì lân lại mềm mại di chuyển như một dãi lụa đang tung bay trong gió. Chú Tễu chạy tới chạy lui xung quanh lân. Ông Địa lại cầm chiếc quạt giấy quạt phành phạnh. Tiếng reo hò, cổ vũ không ngớt. Mấy đứa trẻ con cười ré lên khi ông Địa đến gần chúng trêu chọc. Tôi say sưa ngắm nhìn tất cả với một niềm say mê lạ kỳ. Không thể không thán phục tài múa lân của các anh trong đội lân. Không thể nhịn được cười trước cái vẻ ngộ nghĩnh và đáng yêu của chú Tễu và ông Địa. Thật là tuyệt vời!
Khi đội lân biểu diễn xong thì mọi người tụ tập ngồi xung quanh bãi đất trống. Ở giữa bãi đất dựng một khán đài nhỏ, có treo đèn nhấp nháy, lồng đèn đủ kiểu dáng, màu sắc…Mâm cỗ được bày biện đủ thứ hoa quả, bánh trái đặt trang trọng trên một chiếc bàn lớn giữa khán đài. Một bác lớn tuổi lên khán đài giới thiệu chương trình đêm Trung thu. Các tiết mục văn nghệ thật đặc sắc. Nào là đơn ca, tốp ca, độc tấu đàn tranh, sáo…Diễn viên toàn là người trong làng. Nhiều cô bác lớn tuổi cũng góp vui văn nghệ bên cạnh các tiết mục của các bạn thiếu nhi. Tôi say sưa theo từng điệu múa, tiếng đàn, giọng hát…Chao ôi là vui!
Lũ trè con chúng tôi hào hứng nhất là tiết mục phá cỗ. Chúng tôi cầm lồng đèn đi tung tăng quanh khán đài. Nào lồng đèn ông sao, lồng đèn con cá, con thỏ, lồng đèn du thuyền…Cái nào cũng thắp nến rực rỡ…Nổi bật nhất là chiếc lồng đèn ngôi sao của anh Nam- nó to bằng cả cái nia. Vừa đi, chúng tôi vừa hát vang: Tết Trung thu rước đèn đi chơi…
Các cô bác chia bánh kẹo, hoa quả cho chúng tôi. Đứa nào cũng hớn hở vì được nhiều quà bánh. Em tôi cười tít mắt vì nó được một chiếc bánh dẻo thơm phức.Thật là hạnh phúc!
Trăng đã lên cao từ lúc nào. Trăng như chiếc đĩa bạc lơ lửng giữa bầu trời . Tiếng cười nói đã bớt xôn xao. Mọi người lục tục kéo nhau về. Lũ trẻ con chúng tôi xách lồng đèn và quà bánh rồng rắn dẫn nhau về. Ánh nến từ lồng đền hắt xuống mặt đường soi rõ cả bước chân. Một cảm giác nuối tiếc cứ lởn vởn trong tâm trí tôi.
Về đến nhà, hai anh em tôi lại ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh của mảnh sân trước nhà. Những ngọn đèn nhấp nháy treo ngang dọc trên giàn hoa như ngàn ngôi sao. Một chiếc lồng đền ông sao còn to hơn cả lồng đèn anh Nam lơ lửng trên cây mận. Một mâm cỗ nào chè, xôi, bánh nướng, bánh dẻo được mẹ đặt giữa sân. Niềm vui sướng, háo hức lúc nãy tưởng tan biến, nào ngờ lại dâng lên trong lòng tôi. Ba mẹ tôi dịu dàng chia quà cho hai anh em tôi. Cả nhà tôi ngồi trò chuyện, ăn bánh, uống nước trong ánh sáng dịu mát của vầng trăng . Không khí gia đình đầm ấm đem lại cho tôi cảm giác thật bình yên. Tôi ngước nhìn lên bầu trời, bắt gặp vầng trăng tròn trịa . Chú Cuội sẽ buồn biết mấy khi không được về thăm nhà nơi trần gian này. Còn tôi, tôi hạnh phúc hơn chú Cuội nhiều lắm, vì tôi đã được đón một đêm Trung thu thật vui vẻ.
Đêm rằm tháng tám với Tết Trung thu đã để lại ấn tượng khó quên trong tôi. Chúng tôi đã có những giờ phút thật tuyệt vời của trẻ thơ. Cám ơn mùa thu, cám ơn đêm Trung thu!
# Chúc bạn học tốt #
Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu
Đêm trung thu, đó là một đêm trăng tròn nhưng lại chẳng yên tĩnh và nên thơ như mọi ngày rằm trong năm. Đêm trung thu sẽ nhộn nhịp những người xuống phố, đi dạo hoặc đi chơi đâu đó là những tiếng trống lân từ đâu vọng lại, nhà thì mở cửa đón chào như đón chờ sự may mắn, nhà thì lại đóng cửa làm sao cho ít tiếng ồn nhất có lẽ vì sợ một em bé mới vài tuổi sẽ bị giật mình và sợ hãi vì tiếng trống và cả tạo hình của những người trong đoàn lân. Tuy nói vậy nhưng chắc rằng đêm trung thu của mỗi nhà của mỗi quê hương sẽ khác nhau và có sự đặc biệt nào đó. Thật vậy đêm trăng trung thu tại quê em là một đêm trung thu rất khác biệt.
Sự khác biệt đó được thể hiện qua hành động, con người và cả nơi sống, địa điểm. Quê em là một vùng đất nông thôn nhỏ bé với những đồng ruộng bao quanh, nhà cách nhà với khoảng cách của những đồng ruộng bao la, nơi đó có những bãi cỏ xanh mát êm dịu như tự nhiên tạo ra để dành cho những chú trâu ngoài đồng khi đã vất vả sẽ được ăn no vậy, những đống rơm được chất cao , màu vàng đó hòa vào cái nắng đẹp đến lạ kì. Đêm trăng trung thu tại quê em có thể nhìn thấy cả một bầu trời rộng với ánh trăng tỏa sáng như chiếm luôn cả ánh sáng của những vì sao làm những vì sao nhỏ chỉ có thể để lại một vài chấm mờ nhạt trên bầu trời cũng như ánh sáng đó đẩy lùi cả những đám mây làm trời trong và đẹp tựa như đêm đó chỉ có mỗi ánh trăng thôi vậy. Trên mặt trăng em nhìn rõ cả hình ảnh của chú cuội cùng hằng nga bên gốc cây đa phải chăng hai người họ đang trên cung trăng đó nhìn ngắm xuống mặt đất, nhìn ngắm vùng quê em vui hội trăng rằm. Quê em chẳng có tiếng trống hay lân, chẳng có những nơi để vui chơi nhộn nhịp mà chỉ có tiếng cười nói của xóm làng tụ họp cùng nhau ăn trung thu, có những chiếc bánh được sẽ chia truyền tay nhau cho lũ trẻ, dưới ánh trăng sáng và hài hòa ấy cả đám học trò nhỏ cùng nhau chạy trên những con đê ra tới bãi cỏ xanh mát ấy, chúng cùng nhau nằm xuống mặt đất nhìn lên bầu trời nói cho nhau những ước nguyện, những mong ước mà chúng cất giữ bao lâu và đang trên bước đường thực hiện những ước mơ đó. Chúng cùng nhau chơi những trò chơi dân gian nào trốn tìm nào đuổi bắt và ánh trăng như ánh đèn soi sáng cả vùng nông thôn nhỏ . Những ngày bình thường sẽ chẳng có những cuộc họp mặt như vậy vào ban đêm cũng bởi vì vùng nông thôn này sẽ chẳng có ánh sáng, ánh đèn điện để chiếu rọi những con đê hay bãi cỏ mà thay vào đó và một màu đen của màng đêm đâu đó là những ánh đèn nhỏ của những người câu cá về đêm hay đi thăm ruộng đồng. Đêm trung thu cảnh vật đều yên bình, con người gắn bó với con người, chia sẽ cho nhau từng miếng bánh trung thu để rồi những ngày tháng đó để lại trong tâm trí em là những kí ức tươi đẹp và yên bình mỗi khi nhớ về.
Đêm trung thu quê em là như thế đó, bình yên, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, nói ra những tâm sự hay ước mong của bản thân, cùng nhau chơi những trò chơi dân gian, chẳng có những tiếng trống nhộn nhịp, chẳng có những tiếng pháo hoa đầy màu sắc cũng chẳng có những màng biểu diễn đẹp mắt, tất cả chỉ có thế nhưng lại thấm đượm tình quê, ghi mãi trong tâm hồn em một dấu ấn thật đặc biệt, dấu ấn, kỉ niệm của đêm trăng trung thu quê em.
~ Học tốt ~