Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mk là:
1.thế nào là nói giảm nói tránh?cho vd.
2.chỉ ra biện pháp nói quá trọng bài ca dao sau và phân tích tác dụng:. Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
3.em hiểu thế nào là nhan đề tức nước vỡ bờ.nêu ý nghĩa.
4. Chọn một trong hai :
_thuyết mình về một thứ đồ dùng.
_kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
mk thi r.đề là:
đọc văn bản "lão hạc" của Nam cao có ý kiến cho rằng:"lão hạc là một lão nông dân nghèo koor mà trong sạch,giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con".E hãy cm nxét trên
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
Giôn – xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.
“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn – xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng…”
(SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88)
1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
A. Cô bé bán diêm
B. Hai cây phong
C. Đánh nhau với cối xay gió
D. Chiếc lá cuối cùng
2. Tác giả của văn bản ấy là ai?
A. Ai – ma - tốp
B. O. Hen – ri
C. Xéc – van – tét
D. An – đéc – xen
3. Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Hồi ký
C. Tiểu thuyết
D. Phóng sự
4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Miêu tả
5. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Tình yêu mãnh liệt của Xiu với Giôn – xi
B. Tình yêu mãnh liệt của Giôn – xi với cuộc sống
C. Tâm trạng chán chường của Giôn xi
D. Sự thức tỉnh và niềm tin vào cuộc sống của Giôn – xi
6. Câu văn: "Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó." thuộc loại câu gì ?
A. Câu đơn
B. Câu đặc biệt
C. Câu ghép chính phụ
D. Câu ghép đẳng lập
7. Từ "ơi" trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!" thuộc loại từ nào?
A. Tình thái từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Phó từ
8. Dấu ngoặc kép trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !" dùng để làm gì ?
A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt
D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật
9. Các từ: "tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng" thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
A. Chỉ bản chất con người
B. Chỉ tâm hồn con người
C. Chỉ tâm trạng con người
D. Chỉ đạo đức của con người
10. Nghĩa của từ "tàn nhẫn" là gì?
A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác
B. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác
C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác
D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác
11. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
D. Là những từ miêu tả tính cách của con người
12. Câu văn: "Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình." sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nói quá
B. Nói giảm, nói tránh
C. Chơi chữ
D. Ẩn dụ
II. Tự luận (7 điểm, 1 câu)
Hãy viết một bài văn giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.
Bạn tìm trên google ấy,nhiều lắm. http://123doc.org/document/2229579-tuyen-tap-52-de-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-lop-8-co-dap-an.htm
mik thi rùi nè nhưng bạn cả mik khác trường thì chắc đề ko giống đâu !
bn xem tạm nhé :
phần 1 : trắc nghiệm ( 4 đ)
" không , cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn , hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác . tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc ... Lão vật vã đến hai giờ mà đau đớn và bất thình lình như vậy . chỉ có tôi với binh tư hiểu .
nhưng nói ra làm gì nữa !lão hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của Lão . tôi sẽ cố giữ gìn cho lão . Đến khi con trai lão về , tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : " Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lị cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ...
< lão hạc - nam cao >
đọc đoạn triv=chs trên và trả lời câu hỏi :
1, hãy giưới thiệu ngắn gọn về nhà văn nam cao .
2, kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề người nông dân việt nam trước cahs mạng tháng tam .
3, đoạn văn trên dc kể theo ngôi thứ mấy ? ngôi kể đó có tác dụng như thế nào ?
4, em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão hạc ?
5, thái độ , tình cảm của nhân vật " tôi " đối với laoc hạc như thế nào trong đoạn trích trên ?
phần 2 : (6đ)
viết một bài văn thuyết minh về ngôi trường yêu dấu của em
bn tham khảo nhé !! thi tốt nha !
Chỉ tự luận thôi nha, mình không nhớ trắc nghiệm.
Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…”
a) Em hãy đặt tên cho văn bản trên.
b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
c) Tìm một câu nghi vấn trong đoạn trích. Dấu hiệu nào cho em biết đó là câu nghi vấn?
d) Hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
Câu 2: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Văn
I. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
''Chao ôi!.............cái bản tính tốt của người ta bị những....... che lấp mất.''
(Sách giáo khoa lớp 8)
a)Đoạn văn trên trích từ văn bản? Ngôi kể? Phương thức biểu đạt?
b)Từ ''chao ôi'' thuộc loại từ gì?
c) Tìm các từ thuộc trường từ vựng ''tính cách con người''
d) Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích
II. Viết đoạn văn(6-8) về tình yêu thương giữa con người với nhau.
III. Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.
đóng vai chị dậu kể lại việc đánh nhau với tên cai lệ
Bạn tham khảo nha:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Học tập là một công việc mà mỗi chúng ta đều trải qua khi trong thời đi học. đi học giúp ta có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết trong xã hội và cuộc sống. chúng ta có thể học ở trường, ở nhà, ở lớp học them hay trên mạng. những nơi đó có thể cho chúng ta kiến thức. nhưng để có một kết quả tốt, bên cạnh việc học ở trường hay ở lớp học them chúng ta cần phải có tinh thần “ tự học”. tự học sẽ giúp bạn tiếp thu bài và hiểu bài hơn sau khi học ở trường về.
II. Thân bài
1. Thế nào là tự học?
- Tự học là chúng ta tự mình học tập sau khi học ở trường, về nhà chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch, một chương trình học cho bản thân mình
- Tự học không hẳn là học sau khi lên lớp mà còn trước khi đến lớp
2. Chứng minh tự học là tốt trong quá trình học của chúng ta.
- Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà a tự học và đã đỗ trạng nguyên
- Mã Lương đã tự học và đã được nhiều người biết đến
- Bác Hồ: bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu và đã tự học được rất nhiều thứ tiếng trên thế giới
=> tự học là một công việc tốt và rất có ích cho việc học tập của mỗi chúng ta
3. Phê phán những người không có tinh thần tự học
- Phê phán những người có thói gét học và xme đó là một cực hình
- Phê phán những con người lười học
- Phê phán những người học tủ, học vẹt
4. Đánh giá việc tự học
- Tự học ở nhà là chúng ta tự học, tự soạn bài và học bài không cần ai nhắc nhở
- Lên kế hoạch và thời khóa biểu mỗi môn học cho bản thân
- Khi chúng ta tự học ở nhà thì những bài trên trường ta sẽ hiểu nhanh hơn và không mất thời gian học lại
- Tự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác
III. Kết bài
- Nhờ tự học chúng ta sẽ biết được nhiều kiến thức và nắm vững kiến thức hơn
- Tinh thần tự học rất cần thiết cho mỗi người kể cả những người không còn đi học
- Cần tạo cho mình một thói quen tự học
TỰ HỌC
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
kcc bn