Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình có lời khuyên đưa ra giúp bạn nè!
Đừng vì những chuyện không hay mà làm mất đi tình đoàn kết trong lớp. Đúng là các bạn ấy sai nhưng bạn cũng không nên nói những lời lé như thế vì nếu 1 trong số các bạn trong lớp của bạn mà nhìn thấy stt này thì cũng không hay. Vì vậy, bạn có thể gặp riêng một vài bạn để nói chuyện rõ ràng trong trường hợp các bạn ấy không đồng tình và cố ý làm vậy thì bạn có thể trực tiếp lên gặp cô/ thầy chủ nhiệm đưa ra ý kiến của bản thân.
Mình hi vọng những lời góp ý của mình sẽ làm bạn bớt giận và suy nghĩ lại bạn nhé!
Nhỡ tụ nó biết rồi đánh hội đồng thì sao
Cẩn thận nhé ! Vậy ko còn cách nào tốt hay sao ? Theo mk nên lm hòa là cách tốt nhất . Mấy đứa hiền thì ko sao chứ vào mấy bọn côn đồ có ... tụ nó dìm mk xuống là chết , toi mạng đó .
Đúng là hãi thật , học cùng lớp vs nhau mà nhẫn tầm vậy đó hả ? Ở lớp tụ mk cx xảy ra vài vụ tương tự thế nhưng cấp độ nhẹ lắm . Cùng lắm cx chỉ cãi nhau rồi lại làm hòa thôi , đấy là con trai . Nhất là tụ con gái ở lớp ấy , chả những ko bảo vệ nhau mà còn ns xấu và đâm sau lưng cơ . Mk may sao ko dính vào.
ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều
muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
tục ngữ:không thầy đố mày làm nên
theo mik chon câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn
"... Một ngàn lời ca ngợi không bằng một lần cúi chào Thầy cô"
Ngay từ khi còn nằm trong nôi, bên tai mỗi chúng ta đều văng vẳng lời ru hời của mẹ:
“ Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Hay “Nhất tự vi sư – bán tự vi sư
Vâng! ai trong chúng ta từ khi chào đời đến khi khôn lớn trưởng thành mà không qua sự tài bồi dạy dỗ của các thầy: Từ anh nông dân đến vị nguyên thủ quốc gia, từ chị công nhân đến nhà khoa học, từ lớp học mầm non đến các trường đại học, cao học; các thầy đã sản sinh ra nhân tài vật lực cho đất nước và các thế hệ nối tiếp đời sau. Vì thế mà nhân dân ta càng khẳng định
“ Không thầy đố mầy làm nên”
Hoặc “ Chẳng tham ruộng cả ao liền, tham vì cái bút cái nghiên anh đồ”
Tình cảm ấy lại được nhà thơ Nguyễn Bính cảm nhận:
“Nhà ta coi chữ hơn vàng, coi tài hơn cả giàu sang trên đời”
Với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dân tộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho quý thầy - cô những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ. Cũng chính vì lẽ đó quý thầy cô luôn toàn tâm toàn ý, cống hiến toàn bộ tri thức của mình cho sự nghiệp trồng người, hoàn thành thiên chức cao quý của nhà giáo đó là:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
“Nguyễn Đình Chiểu”
Vâng! Đó là những thầy giáo không màng địa vị, không màng danh lợi, quý thầy - cô luôn chung thủy với mái trường, với đám học trò, vui nhất khi thấy học trò ham học, buồn nhất khi thấy học trò không hiểu bài. Giản dị vậy thôi, không nhà cao cửa rộng, tài sản lớn nhất của quý thầy - cô là 5, 10, 30… năm dạy học, là tiếng gọi "Thầy ơi"; “ Cô ơi” mà nhiều thế hệ học trò đã cất tiếng gọi như gọi một “người mẹ”, “người cha”.
Ôi! Có ai hiểu được hết nỗi lòng của thầy cô nhỉ! Làm sao học trò hiểu được thầy cô giáo yêu học trò như chính những đứa con mình sinh ra! Suy cho cùng, sự hi sinh của mỗi thầy cô giáo âu đó cũng là qui luật muôn đời.
Làm nhà giáo luôn quên mình để nghĩ nhiều đến người khác. Như người chèo đò, đưa khách sang sông, con đò về bến cũ, người khách xưa biết bao giờ trở lại, để nhớ con đò và lần qua bến ấy - sang sông!
Làm nhà giáo chẳng mong ai đặt bài hát ngợi ca mình, chẳng chờ ai tạc tượng bằng đá trắng đồng đen. Chỉ mong sao những học trò mình đã dạy làm nên sự nghiệp vẻ vang, mai kia rung mái đầu bạc cười vang khi nghe có đứa học trò cũ làm nên danh phận.
Làm nhà giáo chỉ cho mà không bận lòng nghĩ đến nhận, là con ong chăm chỉ xây tổ gom mật cho đời, là cây thân mộc vươn mình trong nắng gió tỏa bóng mát cho người, là kiếp con tằm đến chết vẫn vương tơ...
Ôi! Biết nói sao cho hết nỗi niềm! Chỉ đến khi lớn khôn, những học trò nhỏ hôm nay mới hiểu được vì sao suốt đời thầy cô thương mến chúng nó. Cũng như sau này khi mỗi con người trở nên là cha là mẹ, mới hiểu được vì sao cha mẹ thương con và suốt đời nhận chịu khổ cực vì con!
Chính vì lẽ đó mà người thầy giáo luôn tràn đầy tình yêu thương học trò, đó là sức mạnh để mỗi người thầy vượt lên khó khăn làm tròn thiên chức người thầy. Hình ảnh cao quí của người thầy mà bao thế hệ học trò giữ mãi trong tâm tưởng suốt cả cuộc đời, để rồi ngay cả khi tóc đã hoa râm, đến cuối cuộc đời vẫn thốt lên hai tiếng "thầy ơi" mà lòng cứ rung động bồi hồi như thời còn cắp sách đến trường.
Vì vậy! không chỉ có ngày 20/11 ta mới tôn vinh, mới mang bông hoa đến tặng qúi thầy cô giáo, mới tỏ lòng triều mến, mà ta phải luôn nhớ về thầy ta, cô ta; từ vỡ lòng, cấp 1, cấp 2,cấp 3….đại học, Qúi thầy- cô đã từng dìu dắt nâng bước, chấp cho ta đôi cánh vươn xa, vững bước vào đời, để tiến thân để thành đạt.
Loài người luôn tồn tại và phát triển, chính là nhờ tấm lòng nhân hậu, đức độ, tri thức của Người thầy. Ngay bên cạnh ta hôm nay đây, ta đang gặp bao nhiêu Người thầy như thế. Đáng tôn kính thay!
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Đểghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớnguồn
Tuylà hau câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dàv công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn con đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Đểcó được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi làthờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế mà:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ởmỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.
Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thểnhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ đểtỏ lòng biết ơntới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”,, “nhà tình nghĩa”... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưuđãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.
Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thểthiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lễ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy.
đừng chép mạng nha,mí bạn chép mạng thì mk hỏi làm j nx
Bữa cơm chiều nay cả nhà sum họp. Em rất hào hứng kể cho bố mẹ nghe và anh của em nghe về một câu chuyện có thật, vô cùng cảm động đã xảy ra ở lớp em chiều hôm nay....
"... Ở lớp con có một bạn tên là Hưng, nhà bạn rất nghèo, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, nhưng bạn ấy lại học rất giỏi. Hiểu hoàn cảnh của bạn, cả lớp con đã bàn nhau góp tiền mua cho bạn một món quà nhân bạn vừa qua một đợt sốt cao, bây giờ mới đi học lại. Thực ra, chúng con chỉ gom đủ tiền để mua hai cân cam ngọt và một tập vở 20 quyển thôi, nhưng làm được việc này, cả lớp ai cũng cảm thấy yên lòng hơn một chút.
Đến giờ ra chơi, cả lớp cử bạn Hương ra tặng quà cho Hưng (vì bọn nó cho rằng bạn Hải lớp trưởng hay nói ầm ồ, không xuôi). Nhìn vẻ mặt của Hưng, cả lớp rất cảm động.Từ chỗ vô cùng ngạc nhiên, đến vui mừng và xúc động, vì bất ngờ và vì tình cảm chân thành của cả lớp. Bạn ấy đã khóc trong vòng tay của các bạn nam. Khai ai bảo ai, cả lớp cùng khóc.
Cô giáo chủ nhiệm lớp con mới biết tin sự kiện đáng nhớ này. Rất nhanh, cô đã có món quà ý nghĩa trong tay. Cô vào lớp, giọng cô vô cùng xúc động: "Quà này của cô về nhà con mới được mở ra nhé". Cô khen cả lớp đã biết quan tâm đến hoàn cảnh bạn bè quanh mình. Theo thói quen của người phụ trách thi đua, cô tuyên bố ca lớp được hành kiểm tốt trong tháng sáu này - tháng có sự việc đặc biệt. Chỉ có thế thôi, mà cả lớp reo lên sung sướng, nhất là mấy "ông tướng" nghịch ngợm, bị đưa ý kiến về gia đình... Câu chuyện chiều nay làm con cảm thấy gắn bó với tập thể lớp hơn, bố mẹ ạ! Không khí chiều nay thật sự đầm ấm như con đang được sống trong gia đình thứ hai...
Câu chuyện em kể đã xong rồi mà hình ảnh như cả vẫn ngồi in lặng, lắng nghe. Cuối cùng, mẹ em là người lên tiếng, giọng cảm động: "Cả nhà rất vui vì lớp các con biết yêu thương nhau và con cùng cả lớp đã làm được một việc tốt".
Nhờ một con mèo ấp trứng chim đã là kì lạ, nhờ mèo dạy hải âu bay thì càng không thể tưởng tượng nổi.Nó hoang đường đến nỗi trong một chốc mèo mun Zorba suy nghĩ đơn giản đã tưởng cô hải âu khốn khổ này không chỉ mê sảng mà còn khùng hoàn toàn rồi.Người đọc chúng ta cũng thấy rõ ràng một sự mâu thuẫn bởi đơn giản mèo thì không thể bay.Nhưng nghĩ cho cùng, tôi lại thấy hình như đó đâu phải sự điên khùng đến mất hết lí trí, tâm nguyện đó được gửi gắm xuất phát từ tình yêu từ trái tim, sự bao chở từ tấm lòng bao la một người mẹ luôn dành cho đứa con yêu dấu của mình.Đó là nhứng điều mà lẽ ra hải âu mẹ phải làm cho con, nhưng tai họa ập đến, không chống trả được, cô chấp nhận số phận của mình nhưng vẫn nuôi hi vọng cho con.Dù cơ hội có mong manh, tưởng như không thể nhưng hải âu mẹ vẫn chấp nhận đánh cuộc bởi hơn ai hết cô hiểu rất rõ đó là điều tốt nhất mẹ hải âu có thể dành cho quả trứng- đứa con chưa thành hình lúc ấy.
Và như thế, chính niềm tin được trao chọn cho chú mèo Zorba, và tình yêu to lớn của mẹ hải âu đã tạo nên cái cớ để mở đầu cho một câu chuyện tưởng như hoang đường: “ Chuyện con mèo dạy hải âu bay.” Tôi có thể chắc chắn rằng những trang sách ấy được nhà văn viết ra không chỉ để dành cho thiếu nhi, nó khiến cho những ai đã từng là thiếu nhi, đã từng là con, đã từng có mẹ và cả những người sau này sẽ là mẹ đọng lại rất nhiều suy nghĩ.Một câu chuyện giản đơn mà thật thấm thía.
Câu truyện về mẹ hải âu khép lại từ khi quả trứng lốm đốm xanh lăn ra khỏi cơ thể đẫm dầu đã cạn kiệt hơi thở của cô.Nhưng một tình yêu thương khác được nhóm lên xuyên suốt mạch truyện.
Chú mèo mun béo mập đơn tốt bụng ban đầu đơn giản chỉ vì nóng lòng muốn cứu sống hải âu mẹ nên tặc lưỡi chấp nhận ba lời thỉnh cầu dù cũng nhận ra nó khá điên khùng.Sau khi mẹ hải âu qua đời, cũng chỉ vì lời hứa, vì danh dự của một con mèo ở cảng đã thề nguyền mà mèo Zorba chấp nhận ủ ấm, che chở quả trứng sau này chính là chú chim non.Nhưng những ngày sau đó, yêu thương tự nhiên đan xen hòa lẫn với trách nhiệm và danh dự đến không thể tách bạch nổi, mèo mun đã dần trở thành một bà má “ xịn” theo đúng nghĩa đen của từ này, nó được trải qua những cảm xúc mà có lẽ một anh chàng mèo hiếm khi nào có được.Tôi tự hỏi mình Zorba là ai? Một chú mèo to lớn tỏ ra dữ dằn,dám dằn mặt, khiến hai con mèo lưu manh đường phố phải run sợ chỉ bằng một cái móng vuốt.Một anh mèo to gan dũng cảm dám một mình xông vào cái nơi ẩm thấp tối tăm nhất, thương lượng rồi đe dọa cả bầy chuột đông đảo bất chấp nguy cơ trở thành món mèo xay.Nhưng kì lạ là cũng có lúc nó biết xúc động và xấu hổ đến mức hồng lựng cả người lên khi đứng trước một chú chim non chiêm chiếp đang hướng về mình cấu một tiếng:“Má!”Những thái cực cảm xúc, những nét tính cách tưởng chừng như thật khó dung hòa đồng nhất trong cùng một chú mèo Zorba vốn đơn giản.Nhưng dưới ngòi bút tác giả, tất cả những nét tính cách ấy đã được đánh thức một cách tự nhiên như vốn dĩ nó phải như vậy.Bới đơn giản một điều chúng phải thực hiện lời hứa danh dự của mình, bảo vệ và che chở cho chú chim bé nhỏ.
Cái tên Lucky ra đời, ta tự hỏi mình là hai mẹ con nhà hải âu đã may mắn gặp được mèo Zorba rồi tiếp tục nối dài được cuộc hành trình cuộc đời hải âu hay chính mèo Zorba và những chú mèo trong cảng đã gặp may khi trở thành ông bố của một cô “ con gái” với thật nhiều trải nghiệm lẽ ra chả thể có được trong cuộc đời những con mèo dù chúng có biết hết những điều cuốn từ điển bách khoa trứ danh đồ sộ có ghi lại.
Sau bao nhiêu nỗ lực của Zorba, Lucky và cả bầy mèo, cuối cùng hải âu con đã bay được. Khi Lucky la lên ngây ngất khi sải rộng đôi cánh trên bầu trời xám xịt bao la thì những giọt nước mắt hay nước mưa đã phủ mờ đôi mắt màu vàng của con mèo mun to đùng mập ú.Chú mèo hoàn toàn xứng đang với danh hiệu một chú mèo tử tế, cao quý,một con mèo danh dự của bến cảng và cũng là một bà má “ xịn” của hải âu Lucky.
Dẫu cho mãi mãi sau này có lẽ mèo mun Zorba chẳng thể nào biết được tên thật của hải âu mẹ mà nó định cứu ngày nào nhưng nó đã thực hiện được trọn vẹn ba lời hứa với cô hải âu ấy và lời hứa tối thượng nhất: đương nhiên là “ Hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay.”Ta mãi mãi không thể quên hình ảnh hai “bà mẹ” đã bao chở hải âu con bé nhỏ với tấm lòng bao dung sâu nặng.Ngòi bút nhân văn của Luis Sepúlveda đã dệt nên câu truyện nhân văn đầy tính người.Văn không còn là văn, qua những cuốn sách ta hiểu rằng những trang văn chân chính chính là tình người,chính là cuộc đời
1. Nhu cầu nghị luận
a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?
+ Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?
+ Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?
b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.
c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
II. Luyện tập
Câu 1:
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
+ Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.
+ Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).
+ Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Câu 4:
Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.
Ko đăng câu hỏi linh tinh
Mik ko crush ai
Hk tốt !!
ko đang cau hoi linh tinh nha bn
lân sau nho de y nha neu ko lak bi tru diem hoi dap tham chi lak bi xoa tài khoản đó
nhớ đẻ ý nha bn
hok tốt ,bye
love >_,<