K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2017

Hoa là công dân Việt Nam vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm.

8 tháng 2 2017
Hồ Gươm nằm giữa trung tâm của thủ đô Hà Nội, có diện tích 12ha, chiều dài nam - bắc, chiều rộng đông – tây là 200 mét. Hồ Gươm là một đoạn dòng cũ của sông Hồng còn sót lại khi nó đổi dòng sang phía đông, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội . Trước kia hồ còn có tên gọi là hồ Lục Thuỷ vì sắc nước bốn mùa đều xanh. Thời nhà Lý, vua Lý Thánh Tông chọn nơi đây để xây dựng chùa Sùng Khánh để cầu cho quốc thái dân an. Năm 1057, nhà Lý lại dựng bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên để ghi nhớ chiến công đánh thắng người Chiêm Thành. Đến thời Trần (lúc đó diện tích hồ lớn lắm, lại thông với sông Tô Lịch) nên thuỷ quân nhà Trần vẫn thường luyện tập trên hồ, do vậy hồ mang tên hồ Thuỷ Quân. Đến đời Lê Thái Tổ, sau khi chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, bỗng thấy một con rùa vàng hiện lên đòi vua trả gươm thần đã cho mượn để đánh giặc, vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi mà người dân vẫn quen dùng là hồ Gươm. Cuối thế kỷ XVI, chúa Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên, hồ Hoàn Kiếm lúc đó bao quanh từ bên phải sang bên trái phủ chúa, vì vậy lại một lần bị đổi tên, hai phần của một hồ thành hai hồ là Tả Vọng và Hữu Vọng. Sau này, hồ Hữu Vọng bị san lấp, hồ Hoàn Kiếm ngày nay thuộc phần hồ Tả Vọng xưa bị thu nhỏ lại. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận H) và là hồ nước duy nhất của quận Hoàn Kiếm cho đến ngày nay. Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu. Giữa hồ có tháp Rùa, góc đông bắc có cầu Thê Húc từ bờ ra đền Ngọc Sơn. Tháp Rùa được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, trên gò Rùa và chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây đều có 3 cửa cuốn, phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu, đỉnh có hai tầng, có lan can chạy xung quanh, bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh. Đảo Ngọ Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh). Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo. Năm 1865, vào dịp trùng tu lại đền Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Siêu cùng nho sĩ và người dân Hà Thành đã xây dựng Tháp Bút – Đài Nghiên trên bờ hướng đông bắc hồ, bao gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời. Thân tháp có ba chữ: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí. Đài Nghiên là phần không thể thiếu của Tháp Bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán. Cầu Thê Húcdẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm". Tháp Hòa Phong trên bờ hướng đông hồ, là di vật còn sót lại của chùa Bảo Ân (bị dỡ bỏ năm 1898). Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên cùng. Bốn mặt của tầng hai hình Bát quái. Tầng ba ghi "Hòa Phong Tháp". Đền Bà Kiều trên bờ hướng đông bắc hồ, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, là một di tích hoàn chỉnh nhưng do việc mở đường nên đã tách làm hai phần, Tam quan ở sát bờ hồ, còn Đền thờ ở về phía bên này đường. Toạ lạc theo hướng Nam. Tam quan và Đền thờ (Nhà đại bái) đều có kiến trúc ba gian xây gạch, lợp mái ngói ta. Ngôi đền thờ ba vị nữ thần là Liêu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc Nữ. Nhà Thủy Tạ trên mặt bờ hồ hướng tây bắc, là một loại hình kiến trúc quan trọng và đặc sắc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, là địa điểm diễn ra các lễ của Hoàng triều hoặc thờ cúng Thần linh hay các vị Hoàng đế. Ngoài ra, Nhà Thuỷ Tạ còn là chốn phục vụ nhu cầu ăn chơi cho tầng lớp thống trị, hậu cung, ly cung, biệt cung... có kiến trúc tương đối đơn giản, được xây dựng bên bờ mặt nước như hồ, ao, sông, suối. Đền thờ vua Lê ở bờ tây hồ, áp với đình Nam Hương. Đền có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm thanh kiếm như phóng xuống mặt hồ. Xung quanh hồ là các hàng cây xanh mát, xen lẫn các cây cổ thụ. Trước đây có nhiều cây liễu bốn mùa nghiêng mình soi bóng bên hồ. Mùa thu, đông, những hàng liễu thướt tha xoã tóc trong làn sương mờ ảo hay đẫm mình trong màn mưa bụi trắng trông như gần như xa. Vào mùa hè, có hoa gạo đỏ tươi trước đền Ngọc Sơn, tháng năm có hoa phượng rực rỡ. Trên mặt nước xanh sen quỳ nở sắc hồng đào, sáng một góc đông bắc hồ. Lại mới thêm những cây bằng lăng đơm hoa màu tím, màu vàng, điểm xuyết giữa những bãi cỏ xanh rờn, những bồn hoa, luống hoa rải rác bên hồ. Thực là một cảnh thiên nhiên kỳ thú, nhất là nó lại ở một chốn đô thị phồn hoa. Khi nói đến hồ Gươm, chúng ta không thể không nhắc đến loại rùa mà giới khoa học đặt tên là Rafetus leloil. Năm 1968, người ta vớt được một con rùa nặng 250kg, dài 2,1 mét, ngang 1,2 mét. Những năm gần đây, rùa hay nổi trên mặt nước. Danh thắng hồ Gươm với hàng loạt các di tích lịch sử - văn hoá có giá trị như đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, tháp Bút – đài Nghiên, cầu Thê Húc, tượng vua Lê… đây không chỉ là một thắng cảnh của Thăng Long – Hà Nội mà còn là trung tâm của một vùng văn hoá rất đặc biệt của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Bởi vậy, danh lam thắng cảnh hồ Gươm luôn là đề tài ngợi ca của biết bao tao nhân mặc khách trong ngiều thời kỳ, là nơi thu hút sự chú ý, tham quan, vãn cảnh của người dân từ thời xa xưa. Và ca dao cổ còn ghi: … Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này… Có thể thấy, vào những dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn của dân tộc, những ngày tết cổ truyền, hồ Gươm là nơi diễn ra các cuộc đua tài sôi nổi như thi bơi trải, đua thuyền, lướt ván, thả chim câu, múa lân, biểu diễn nghệ thuật, thi chạy, đua xe đạp quanh hồ… Và nơi đây là nơi trung tâm tụ hội của hàng chục vạn quần chúng nhân dân Hà Nội với một tinh thần cộng cảm trong lễ hội, dưới ánh sáng lấp lánh của hàng nghìn ngọn đèn màu sắc trên các vòm cây, cùng hoà mình vào những vòm sáng rực rỡ trong đêm pháo hoa, người ta cảm thấy yêu quý nhau hơn, và cùng thêm yêu Hà Nội – thành phố bình yên thi vị được gọi với cái tên thân thương “Thành phố vì hoà bình”.
20 tháng 4 2018

có, mk bị đầy

30 tháng 12 2019

cho mình hỏi môn công nghệ dưới 6.5 có hsg k

-Em tham khảo một số ý để làm bài nhé!, viết ra thì dài lắm, với cả chị không sống ở đó nên không biết nhiều:

  Sài Gòn là 1 thành phố:

– Năng động
– Sôi động nhưng không ồn ào.
– Tôn trọng cá nhân nhưng thích giúp đỡ người khác, làm từ thiện.
– Chứng kiến điều xấu, nạn nhân của cái ác nhưng luôn tử tế, vẫn tin vào con người.
– Ăn uống thoải mái, nhưng không tính.
– Sống và chơi nhiệt tình với bạn bè.
– Quay về thăm quê hương, sau đó trở về Sài Gòn và cảm thấy như trở về nhà.
– Đừng chê bai những gì khác biệt với bạn, thích chơi, không thích nó, sau đó chỉ, nhẹ nhàng.
– Không định kiến, dễ chấp nhận những điều mới.
– Và cuối cùng, nó không thô tục, ghét vị thành niên.

Bất kể là tỉnh nào, miễn là bạn sống ở Sài Gòn, và sau đó có một nhân vật như vậy. Đó là người Sài Gòn.

Bất cứ ai đã đến Sài Gòn để sống, chắc chắn sẽ trở thành một “người Sài Gòn”. Vì Sài Gòn hào phóng và thân thiện, tạo cơ hội cho mọi người.

Nếu bạn chưa từng đến Sài Gòn. Hãy thử một lần để biết và hiểu thêm về phong cảnh đẹp và những con người mến khách ở đây.

.................................

8 tháng 12 2016

đề tài học tập cùng chú bộ đội hay là chơi đùa cùng chú bộ đội ạ

 

8 tháng 12 2016

Học kì 1

17 tháng 10 2023

em cần gấp

 

 

17 tháng 10 2023

Quê hương,cội nguồn của văn hóa dân tộc.Thật vậy ,quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên,là nơi ông cha ta nghìn năm bảo vệ và giũ gìn truyền thống dân tộc.Quê hương là những gì thân thương gần gũi và gắn bó nhất trong đời sống hàng ngày …là những câu chuyện ngày xưa bà thường hay kể,là những khúc hát ầu ơ ru ta sớm ngày,là những chiếc cuốc,chõng tre ,thúng cha hay làm…Quê hương là nơi chúng ta,những người còn sống báo hiếu cha ông vào dịp lễ tết ,bằng những mâm cơm giản dị tưởng nhớ về người đã khuất.Quê hương không hiện đại và văn minh nhủ đo thị nhưng nó là cội nguồn là lẽ sống ,là bản sắc văn hóa dân tộc mà ta cần thừa hưởng và phát huy
bạn tham khảo sơ nha
chúc bn học tốt

 

10 tháng 3 2017

Bài làm 1

Trước mắt em là bức tranh về Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội. Có lẽ bức tranh vẽ buổi bình minh đang lên. Nhìn ra xa, những gợn sóng nhỏ dần, nhỏ dần, rồi cuối cùng là một tấm gương phẳng óng ánh những tia nắng của buổi ban mai. Xa xa, giữa mặt hồ là Tháp Rùa đứng uy nghi với vẻ trầm mặc muôn thuở giữa cồn cỏ xanh mượt. Trên đỉnh tháp là ngọn quốc kì đang phấp phới tung bay. Đằng sau tháp là hàng cây um tùm đang soi bóng xuống mặt hồ trong xanh. Nhìn bức tranh em nhớ lại câu chuyện mà mẹ đã từng kể cho em nghe về “Sự tích Hồ Gươm”. Hồi ấy, có một vị thần Kim Quy ngậm thanh kiếm thần kì trao cho Lê Lợi để tiêu diệt giặc Minh, giữ gìn bờ cõi. Và cũng chính nơi đây, nhà vua đã hoàn lại thanh kiếm cho vị thần. Cái tên Hồ Hoàn Kiếm bắt nguồn từ giai thoại từ ấy. Không biết bây giờ vị thần tốt bụng đó với thanh kiếm nằm ở chỗ nào dưới những lớp sóng lăn tăn kia!

Bài làm 2

Trong những bức ảnh chụp cảnh vật thiên nhiên, em thích nhất bức ảnh về cảnh hồ Xuân Hương – Đà Lạt một thắng cảnh tuyệt vời của cao nguyên miền Trung. Từ nhỏ đến giờ, em chưa có dịp đi tham quan Đà Lạt lần nào, nên càng nhìn bức ảnh, em lại càng ao ước được đến thăm Đà Lạt một lần. Dường như cảnh hồ Xuân Hương được chụp vào một buổi sáng trời trong. Không gian rất yên tĩnh bởi mặt hồ phẳng lặng không một gờn sóng. Mặt hồ trong xanh màu ngọc bích. Những hàng cây hai bên bờ hồ và những biệt thự cao tầng trên những ngọn đồi lộng gió in hình xuống đáy hồ, trông thật nên thơ! Phía xa xa, đồi núi trập trùng, ngọn cao ngọn thấp với những rừng thông bạt ngàn nối đuôi nhau chạy xa tít đến chân trời. Cảnh vật vừa đẹp, vừa nên thơ và đầy quyến rũ. Cám ơn người thợ chụp hình đã đem đến cho em một phong cảnh Đà Lạt nên thơ.

Bài làm 3

Nhà em có rất nhiều bức tranh vẽ cảnh vật thiên nhiên. Nhưng bức tranh về Hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội vẫn là bức tranh mà em thích nhất, ngắm mãi mà không hề thấy chán. Giữa hồ là Tháp Rùa cổ kính soi bóng trên mặt hồ trong xanh. Trên cao là những đám mây trắng bồng bềnh trôi giữa bầu trời cao vời vợi. Nhìn xa hơn, tòa nhà Bưu điện thành phố đồ sộ và lộng lẫy được trang trí cờ hoa rực rỡ. Và kia nữa là cầu Thê Húc màu son, uốn cong như một nét hoa văn, tượng trưng cho bàn tay của một nàng tiên nữ hiếu khách, vẫy chào chúng em đến viếng đền Ngọc Sơn cổ kính. Mái đền ngàn năm tuổi nép mình dưới gốc đa cổ thụ cành lá xum xê. Nhìn bức tranh Hồ Gươm, em tưởng tượng đến sự tích về cái hồ này, mà mới đây không lâu, bố đã kể cho em nghe. “Ngày xửa ngày xưa ấy, có một con rùa lớn ngoi lên mặt nước, đòi vua Lê Lợi trả kiếm cho Long Vương” để rồi hồ mang tên “Hoàn Kiếm” từ đấy cho đến bây giờ. Và có lẽ cái tên ấy, sự tích ấy sẽ truyền lại muôn đời cho các thế hệ mai sau. Ước gì một ngày nào đó, em được đứng trên Bờ Hồ mà chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của thủ đô.

Bài làm 4

Đó là bức ảnh chụp phong cảnh Vịnh Hạ Long một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam, một kì quan của thế giới. Em biết được như vậy là vì phía dưới bức ảnh ấy có hai hàng chữ tiếng Việt và tiếng Anh giới thiệu tên của bức ảnh. Bao trùm lên toàn cảnh là những hòn núi đá to, nhỏ mọc lên giữa biển nước xanh mênh mông với những hình thù khác nhau. Hòn cao nhất giống như một chú gà trống đang ngẩng cao đầu để gáy, gọi là “hòn Trống”. Phía bên phải có hai hòn chồng gối lên nhau, trông thật chông chênh nguy hiểm. Xa xa là một cửa hang rộng với những dòng thạch nhũ chảy từ trên cao xuống, tạo cho cửa hang có những hình thù kì dị, lạ mắt. Xung quanh là biển nước xanh mênh mông. Một chiếc tàu du lịch đang rẽ sóng tiến vào một cửa động. Phong cảnh vịnh Hạ Long quả thật là đẹp và hấp dẫn. Lớn lên, nhất định em sẽ thực hiện một chuyến tham quan du lịch đến với Hạ Long.

Bài làm 5

Đó là bức ảnh chùa Thiên Mụ, một cảnh đẹp nổi tiếng của xứ Huế. Trên nền giấy màu xanh xa trời nổi bật lên hình một chiếc tháp nhiều tầng, màu nâu sẫm, với một kiểu cấu trúc của thời xưa. Bầu trời cao xanh lồng lộng, đây đó lớt phớt những vệt mây như những dải lụa trắng trôi từ từ theo làm gió nhẹ. Ngôi chùa nằm cạnh bên dòng sông Hương hiền hòa êm ả. Một không gian yên ắng tưởng như không có tiếng động bao phủ lấy ngôi chùa. Nhìn bức ảnh, em cứ ngỡ như nhìn vào một chốn bồng lai tiên cảnh của thế giới hư ảo trong truyện cổ tích. Thật là một cảnh tượng hiếm có.

10 tháng 3 2017

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.