Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ngày 30 - 4:ngày giải phóng miền nam,thống nhất đất nước.
ngày 2- 9:ngày quốc khánh
mùng 10-3: ngày giỗ tổ hùng vương
ngày 15- 7:ngày lễ vu lan
Theo mình là vậy đó. kb nha
Tham khảo nha :
Buổi lễ tổng kết cuối năm học vừa qua của trường em tuy đơn giản nhưng không kém phần long trọng.
Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân trường, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.
Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.
Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.
Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của chị Lan Anh. Chị ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.
Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn đàn organ của một em lớp 6 đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.
Cuối cùng, thầy hiệu trưởng lên tuyên bố bế mạc và cúi đầu chào tất cả mọi người.
Buổi lễ tổng kết năm học đã kết thúc. Những bàn tay vẫy giã từ nhau, những ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến. Xung quanh dần vắng lặng. Đâu đây, thoảng tiếng ve kêu. Riêng em, một mình còn đếm bước giữa sân trường đầy xác phượng đỏ.
Thuở học trò hồn nhiên với biết bao nhiêu kỷ niệm, vui có, buồn có. Những kỷ niệm về thầy cô, bạn bè, những trang nhật ký trao nhau mỗi mùa lên lớp....
Tôi còn nhớ rất rõ hôm lễ tổng kết năm học lớp mười hai. Hôm đó, cả sân trường rộn ràng với những bộ đồng phục trắng tinh, có người vui nhưng cũng có người buồn. Riêng tôi, tôi không biết mình có nên vui hay nên buồn nữa vì sau ngày hôm nay tôi sẽ thật sự xa thầy, xa bạn và chấm dứt quãng đời học sinh của mình với nhiều kỷ niệm khó quên.
Buổi lễ tổng kết cứ thế mà diễn ra trong không khí trang trọng. Trong số bọn học trò có mấy đứa có suy nghĩ giống như tôi. Chúng nó mặc nhiên cười đùa và háo hức mong chờ buổi lễ chấm dứt. Thầy cô ai cũng buồn. Mặc dù tiễn chúng tôi đi sẽ có lớp học trò khác lên thay thế nhưng sau mấy năm thầy trò gắn bó nhau cũng đủ để cảm thấy lưu luyến lắm rồi.
Lời thầy Năng phát biểu càng khiến tôi ray rứt, nghẹn ngào. Nỗi xúc động len vào hồn tôi và gần như khiến tôi bật khóc. Nhìn bạn bè nức nở níu tay nhau, từng lớp mười hai bịn rịn chia tay thầy cô chủ nhiệm, tôi có cảm giác sân trường tràn ngập nỗi buồn.
Rồi tôi nhìn khung trường lần cuối cùng trước khi quay lưng mà mắt cứ rưng rưng nước. Có lẽ đó là một cảm xúc rất tự nhiên đối với một học sinh sắp phải xa trường. Tôi cứ thốt lên trong lòng: “Sao mà buồn quá vậy?”. Lúc ấy, tôi chỉ còn biết nghĩ đến thầy cô, từng thầy cô một, nghĩ đến những tiết học cuối cùng và tự nhủ với lòng rằng: “Mình phải thật sự cố gắng trong các kỳ thi sắp tới, cố gắng vững bước trên đường đời dù có gặp nhiều gian nan, thử thách. Có như vậy mới không phụ lòng mong mỏi của những thầy cô đáng kính luôn tận tụy với nghề, với trò!”.
Sau buổi lễ, cả lớp tôi tập trung ra trước cổng trường chụp hình lưu niệm, chắc có lẽ cả bọn chỉ còn chờ mỗi một mình tôi. Thật sự lúc ấy tôi không đành lòng quay mặt bước đi mà chỉ muốn giữ lại những khoảnh khắc thân quen ngay giữa ngôi trường này trước khi rời xa nó. Đứa nào trong lớp cũng nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên, có đứa giục tôi : “Thằng kia có mau lên không, trưa rồi kìa ?”. Tôi giả vờ gật đầu rồi im lặng bước nhanh ra, trên môi chỉ hé nở một nụ cười thật gượng gạo.
Có lẽ nỗi buồn của tôi đã vơi đi phần nào khi cả bọn cùng nhau kéo lên nhà cô Trị – cô giáo chủ nhiệm lớp. Cái tin đám hỏi cô trở thành đề tài cho cả lớp bàn tán. Tụi nó thật nhẫn tâm, chuyện nghiêm túc của cô mà cũng dám lấy ra đùa được. Hôm nay, cô bị bệnh nên không tham gia lễ tổng kết. Nhìn cô mặt mày hốc hác mà tôi thấy thương cô quá! Tôi cứ lo sức khỏe cô thế này mai mốt đám hỏi thì làm sao đây? Còn chuyện gác thi tốt nghiệp nữa? Bao nhiêu là việc cứ dồn hết lên tấm thân gầy guộc, mỏng manh của cô. Nhìn
Ngồi chơi với chúng tôi một lúc, cô Trị bảo mệt và muốn vào trong nghỉ ngơi. Chúng tôi một số dìu cô vào phòng, một số tranh thủ giải quyết mấy trái thơm mà tôi mang ra từ nhà. Bọn chúng khen ngon làm tôi cũng thấy mát dạ, không uổng công tôi chở lình kình trên chiếc xe đạp cọc cạch hàng mấy cây số.
Ăn xong trái cây, cả bọn chuyển sang bánh mì. Đứa nào cũng tha hồ ngộm ngoạm “thổi kèn” vì thằng Tâm và thằng Trung mua về cả mấy chục ổ. Bánh mì dồn thịt chà bông nên ai ăn cũng khen ngon đáo để. Chưa chén xong bánh mì, trên tay mỗi đứa đã có bịt nước mía thủ sẵn. Nhìn thấy bọn này tham ăn mà tôi “phát sốt”. Ngay tại nhà cô mà tụi nó còn không có chút tế nhị nào hết. Đến tôi cũng phải chào thua luôn!
Đúng là “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” mà! Nhưng tự nhiên như vậy mới vui, mới đúng là bọn “tiểu quỷ” của 12A7, mới để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa sau bữa tiệc chia tay thời cắp sách, thời học trò vụng dại, ngây thơ nhưng thật trong sáng.
Sau khi tan tiệc, tạm biệt cô xong, cả lớp chia tay nhau rồi tách nhau ra thành mỗi hướng nhưng vẫn hẹn gặp lại nhau trong lễ hỏi của cô Trị. Nhóm tôi chỉ còn tám đứa đạp xe cọc cạch kẻ trước người sau vừa cười nói vui vẻ. Đến đoạn ngã ba Tân Thành thì một tiếng sấm vang lên rầm trời làm chúng tôi giật ngược. Gió thổi bay tà áo dài của bọn con gái, mưa bắt đầu ào ào trút xuống. Lúc ấy trời cũng đã xế chiều, không ai có áo mưa, cả nhóm quyết định dầm mưa về nhà cho nó” ấn tượng”. Biết là sẽ bị cảm lạnh nhưng tôi cũng hùa theo bọn chúng. Tụi con gái không ngại thì mình ngại làm chi, vả lại ai cũng thừa biết mặc áo dài trắng mà bị ướt mưa thì sẽ như thế nào.
Mặc kệ người đi đường xì xầm to nhỏ, bọn chúng tôi vẫn vô tư cười nói. Mưa cứ tạt vào mặt nghe ran rát nhưng tinh thần mỗi đứa trong nhóm đều cảm thấy hứng khởi vừa đạp xe trong mưa vừa kể cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn trong từng giờ học trên lớp. Ôn lại để mỗi đứa thêm nhớ nhau nhiều hơn! Ước gì thời gian sẽ quay trở lại để cho những đứa học trò như chúng tôi luôn sống mãi với mái trường mến yêu, với bạn bè thân quen cùng những người thầy, người cô kính mến. Mặc dù nước mưa thấm vào người lạnh cóng, cả bọn chúng tôi vẫn cố gắng cùng nhau hòa lên giọng hát đầy run rẩy :“Thời gian trôi qua mau, chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến yêu ơi, sẽ còn những lúc giận hờn. Để rồi mai chia xa, lòng chợt dâng lên thiết tha. Nhớ mãi, kỷ niệm xưa…
#
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Tham khảo:
Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.
Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.
Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…
Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…
Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".
Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị Tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm.
Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tôi mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ “Cây nhà lá vườn” diễn ra ở sân rộng, thiếu niên nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát “Rước đèn Trung thu”. Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát “Tết Trung thu...”. Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang “rồng rắn” rước đèn. Trên đường về, bạn nàonhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng”. Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ “Cây nhà lá vườn” diễn ra ở sân rộng, thiếu nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát “Rước đèn Trung thu”. Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát “Tết Trung thu…”. Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang “rồng rắn” rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng”. Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
Tết năm ngoái, gia đình tôi về thăm ông bà nội. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách. Buổi tối 30 tiết cả nhà ngôi quây quân bên mân cơm tất niên thật vui vẻ và đầm ấm. Những món ngon nhất của quê hương bà tôi làm để thiết đãi cả nhà. Mân cơm bốc khói thơm phức. Ngon nhất là món cá trê rán vàng. Những con cá trê bà tôi cắt bỏ đầu rán vàng với vị thơm đận đà, ngậy giòn. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ vị ngon của nó. Trong bữa cơm ông bà tôi rất vui. Vì đã hai năm rồi nhà tôi mới có dịp về ăn tết với ông bà. Bà gắt thức ăn liên tục cho anh em tôi.
Ăn cơm xong cả nhà ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu.Bà tôi kể rất nhiều chuyện của mọi người: chuyện con nhà bác cả đỗ đại học, chuyện cô út đi công tác xa về mua cho bà đôi giầy rất đẹp…. Ông thì cứ khen hai anh em tôi năm nay lớn lên nhiều quá. Không khí gia đình thật vui vẻ. Ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon. Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Mẹ nói: - Nào! hai con mang quà biếu ông bà. Ông bà tôi rất vui khi mở quà ra, đó là chiếc áo len màu tìm bà rất thích và đôi giầy mùa đông để ông đi thể dục. Bà tôi mang ra một dĩa mứt sen đưa cho hai anh em tôi: - Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ. Bé Hà chen vào quả quyết: - Hà thương bà này, thương ba, mẹ, và ...anh Biên nữa. Vừa nói Hà vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ông hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá. - Thế năm nay hai anh em có được giấy khen không? Tôi thưa với ông bà và khoe tấm giấy khen. ! ông xoa đầu tôi cười: - Tốt lắm! Cố học giỏi cho ba mẹ và ông bà mừng nhé. Bà nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi.
Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. Ôi! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm. Một cái tết sum họp gia đình với những giờ phút thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ông bà và ba mẹ.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con duong nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.
Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!
Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.
Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.
Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.
Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.
TK MÌNH NHÉ
Tham khảo một ví dụ sau nhé!
1. Mở Bài
- Giới thiệu về buổi tổng kết năm học mình được tham gia.
2. Thân Bài
- Miêu tả đôi nét về khung cảnh thiên nhiên buổi tổng kết.
- Kể về buổi tổng kết theo trình tự thời gian:
+ 7 giờ, các bạn xuống sân trường tập trung.
+ 7 giờ 15, buổi tổng kết bắt đầu
+ Mở đầu là các tiết mục văn nghệ đặc sắc
+ Bài báo cáo tổng kết những thành tích mà nhà trường đạt được.
+ Bài phát biểu của đại diện hội phụ huynh.
+ Bài phát biểu của chị Thanh Lan - đại diện học sinh khối 5 phát biểu những cảm nghĩ của mình khi phải xa mái trường Tiểu học.
+ Tiếp theo, phần trao thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc.
+ Kết thúc buổi lễ là lời tuyên bố bế mạc của thầy Tổng phụ trách Đội.
+ Học sinh về các lớp học để nhận giấy khen và nghe giáo viên chủ nhiệm dặn dò khi nghỉ hè.
+ Sau đó, học sinh ra về với những cảm xúc vui buồn đan xen.
3. Kết Bài
- Trình bày cảm nghĩ về buổi tổng kết đó.