Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan ...
Bạn 8.Vũ Tùng Dương tổ2 đây là thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhé
- Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Kông lớn dần và sâu sắc hơn theo năm tháng:
+ Thủa học trò: “Mười tuổi thơ …”
+ Khi lớn khôn: “Ta đi … bản đồ không nhìn nữa”
+ Khi trưởng thành: “Ta đã lớn…”
→ Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.
Tham khảo :
- Tình yêu của tác giả với dòng sông Mê Kông lớn dần và sâu sắc hơn theo năm tháng:
+ Thủa học trò: “Mười tuổi thơ …”
+ Khi lớn khôn: “Ta đi … bản đồ không nhìn nữa”
+ Khi trưởng thành: “Ta đã lớn…”
→ Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.
Kính thưa các thầy cô và các bạn,
Hôm nay, tôi xin phép được chia sẻ về một chủ đề gần gũi và thiêng liêng đối với mỗi người chúng ta: tình yêu quê hương.
Quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm, là nguồn cội gắn liền với mỗi bước đi trong cuộc đời. Tình yêu quê hương bắt nguồn từ những điều giản dị nhưng sâu sắc. Đó là những buổi sáng thức dậy, được nghe tiếng gà gáy, ngắm nhìn những cánh đồng lúa xanh mướt, là sự gần gũi của con người với thiên nhiên, là những tiếng cười rộn rã trong ngôi nhà thân yêu. Mỗi lần xa quê, trái tim ta lại bồi hồi, mong mỏi được trở về.
Tình yêu quê hương không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua hành động. Đó là trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển mảnh đất mình đã trưởng thành. Tình yêu ấy là động lực để chúng ta làm việc, học tập và phấn đấu, vì chúng ta biết rằng quê hương luôn dõi theo, nâng đỡ và chờ đợi sự trưởng thành của mỗi người.
Tình yêu quê hương không chỉ là sự gắn bó về mặt địa lý mà còn là sự trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử đã làm nên bản sắc của dân tộc. Mỗi phong tục, mỗi tập quán, mỗi món ăn truyền thống đều là một phần không thể thiếu trong bức tranh về quê hương yêu dấu.
Kết thúc bài chia sẻ, tôi muốn nhấn mạnh rằng tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc và mãi mãi trường tồn trong trái tim mỗi con người. Quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và ươm mầm những ước mơ, vì thế, hãy luôn trân trọng và gìn giữ tình yêu ấy, để quê hương của chúng ta ngày càng phát triển, tươi đẹp hơn.
Xin cảm ơn!