K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2018

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nói về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại thành phố, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố, Cao Trung Sơn cho biết: Có ba nguồn phát sinh ô nhiễm không khí gồm hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng và dịch vụ, các hoạt động công nghiệp. Hiện, trên địa bàn thành phố có 7,43 triệu xe gắn máy và hơn một triệu xe gắn máy của người dân từ các tỉnh khác đến thành phố làm ăn, sinh sống. Hàng triệu xe gắn máy, nhất là những xe đã quá hạn sử dụng, xe tự chế thải khí độc và gây bụi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí. Bên cạnh đó, các hoạt động phá dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, các thiết bị máy móc phục vụ hoạt động xây dựng, các dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, vui chơi đều là nguồn phát sinh ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Ngoài ra, nguồn thải của các công ty, nhà máy tại 16 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Vòng xoay Hàng Xanh là một trong những nơi đo được hàm lượng bụi, nồng độ các khí độc hại và mức ồn cao trong các vị trí quan trắc chất lượng không khí. Theo quan sát, tại khu vực này, nhà dân thường đóng kín cửa, các cửa hàng dùng vải, túi ni-lông bao bọc các sản phẩm, hàng hóa nhằm tránh bụi, nơi chế biến tại các cửa hàng ăn uống được dời vào bên trong và được che đậy kỹ. Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thành phố, nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc đo được tại khu vực ngã tư An Sương, Gò Vấp, Cát Lái, Hàng Xanh có giá trị cao nhất trong 20 vị trí quan trắc chất lượng không khí tại thành phố.

Phó GS, TS Trần Văn Ngọc, Trưởng Khoa Hô hấp (Bệnh viện Chợ Rẫy), Chủ tịch Hội Hô hấp thành phố cho biết: Ô nhiễm môi trường không khí tác động lên hệ hô hấp gây ra một số bệnh như tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản, ung thư phổi. Tùy vào cơ địa mỗi người và cường độ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí mà các bệnh này xuất hiện sớm hay muộn. Với tình hình ô nhiễm không khí tại thành phố như hiện nay cho thấy, tại Khoa Hô hấp luôn xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân từ 120 đến 130%, phần lớn là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Theo các chuyên gia y tế, khí CO, là một trong những khí độc có trong không khí ô nhiễm, khí không mùi vị, có độc tính cao với sức khỏe con người và cực kỳ nguy hiểm. Nếu hít phải một lượng lớn khí CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ô-xy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh, có thể gây nguy cơ tử vong.

Kiểm soát phát thải khí thải

Trước thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố, TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu (Viện Môi trường và Tài nguyên thành phố) lo ngại: “Với tình hình như hiện nay, dân số và số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng cùng các hoạt động khác như dịch vụ, xây dựng, công nghiệp cũng gia tăng thì chất lượng không khí sẽ khó cải thiện trừ khi có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí có hiệu quả lâu dài”. TS Hồ Quốc Bằng đề xuất, thành phố cần xúc tiến giải pháp kiểm soát phát thải khí thải xe gắn máy và cả xe cơ giới hiệu quả; kiểm soát phát thải khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiến tới xây dựng các định mức phát thải khí thải, giấy phép xả thải khí thải tại cơ sở sản xuất có nguồn phát thải lớn. Đồng thời, phải tiến hành một nghiên cứu toàn diện về khả năng tiếp nhận xả thải khí thải từng khu vực của thành phố.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao, UBND thành phố đã khảo sát, nghiên cứu và đưa ra năm nhóm giải pháp chính. Đó là, thành phố đẩy mạnh việc thực hiện các chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp; áp dụng các mô hình sản xuất sạch, sử dụng các nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường. Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng, sử dụng nhiên liệu xăng sinh học thay thế nhiên liệu truyền thống. Tăng cường kiểm tra, giám sát chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khu, cụm công nghiệp cũng như các hoạt động xây dựng. Triển khai các biện pháp tổ chức giao thông khoa học nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông, xây dựng và hoàn chỉnh các tuyến đường, trục chính đô thị, các nút giao thông, cầu, hầm vượt sông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Một giải pháp khác mà thành phố đang và tiếp tục thực hiện là tăng cường mở rộng diện tích cây xanh, vườn hoa, công viên, nhất là ở khu vực trung tâm và các khu đô thị, khu dân cư mới.

15 tháng 1 2021

Trồng nhiều cây xanh

Khuyến khích đi lại bằng các phương tiện công cộng

Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện

Thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn

 

dành cho học sinh giỏi huy chương vàng thôi né tư duy quá caocâu 1)bạn hãy cho ví dụ biện pháp môi trường về lực ma sát qua đoạn này sau đọc hiểu?hiện nay trong đường phố thường có rất nhiều bụi khi hít vào sẽ gây ngộ độc hay bị mắc nhiều chứng bệnh không chỉ vậy mà gây ô nhiễm môi trườngcâu2)Câu 12: Tại sao khi rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất các con tàu vũ trụ có thể bị...
Đọc tiếp

dành cho học sinh giỏi huy chương vàng thôi né tư duy quá cao

câu 1)bạn hãy cho ví dụ biện pháp môi trường về lực ma sát qua đoạn này sau đọc hiểu?

hiện nay trong đường phố thường có rất nhiều bụi khi hít vào sẽ gây ngộ độc hay bị mắc nhiều chứng bệnh không chỉ vậy mà gây ô nhiễm môi trường

câu2)Câu 12: Tại sao khi rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất các con tàu vũ trụ có thể bị bốc cháy. - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt của vật khác. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác. - Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. Để giữ bao gạo 100 kg cân bằng, ta cần một lực 1000N. Nhưng nếu quấn dây treo bao gạo một vòng quanh một trụ dặt cố định, do xuất hiện lực ma sát giữa dây và trụ, ta chỉ cần tác dụng một lực 1,86 N để giữ vật. Nếu quấn 2 vòng thì chỉ cần 0,0348 N.

1
19 tháng 2 2022

3 loại lực ma sát:

Ma sát nghỉ: 

+ VD: Ma sát giữa bàn với sàn nhà khi bàn nằm yên trên sàn nhà

+ Là ma sát có lợi

+ Để tăng ma sát, ta cần làm bàn nặng hơn, như đặt thêm vật nặng lên bàn.

Ma sát lăn:

+ Ma sát ở bánh xe với mặt đường khi xe chạy trên đường

+ Là ma sát có lợi

+ Để tăng ma sát, người ta làm bánh xe được kẻ nhiều rãnh nhỏ.

Ma sát trượt:

+ Khi ta đẩy chiếc hộp chuyển động trên sàn.

+ Là ma sát có hại

+ Để giảm ma sát, người ta làm mặt hộp trơn, nhẵn.

19 tháng 2 2022

Tùy vào từng trường hợp mà nó có lợi hay có hại nha bạn :D

13 tháng 4 2017

Giải:

a) Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa xe và xích nên cần kiểm tra dầu vào xích xe để làm giảm ma sát.

b) Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe. Muốn giảm ma sát thì thay bằng trục quay có ổ bi, khi đó lực ma sát giảm tới 20 lần, 30 lần so với lúc chưa có ổ bi.

c) Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi đẩy. Muốn giảm ma sát, dùng bánh xe thay thế mà sát trượt bằng ma sát lăn (nhờ đặt thùng đồ lên bàn có bánh xe).


13 tháng 4 2017

a) Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa xe và xích nên cần kiểm tra dầu vào xích xe để làm giảm ma sát.

b) Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe. Muốn giảm ma sát thì thay bằng trục quay có ổ bi, khi đó lực ma sát giảm tới 20 lần, 30 lần so với lúc chưa có ổ bi.

c) Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi đẩy. Muốn giảm ma sát, dùng bánh xe thay thế mà sát trượt bằng ma sát lăn (nhờ đặt thùng đồ lên bàn có bánh xe).

24 tháng 7 2017

Hình a: Lực ma sát làm mòn đĩa, líp và xích xe đạp. Khắc phục: thường xuyên tra dầu mỡ vào xích xe đạp.

Hình b: Lực ma sát làm mòn trục xe và cản trờ chuyển động quay của bánh xe. Khắc phục: dùng ổ bi ở trục quay thay cho ổ trượt.

Hình c: Lực ma sát làm cho việc đẩy hòm trượt trên sàn khó khăn. Khắc phục: dùng con lăn (chuyển từ ma sát trượt thành ma sát lăn).

bài 1 : một học sinh đi từ nhà đến trường, sau khi đi được 1/4 quãng đường thì chợt nhớ ra mình quên một quyển sách nên vội trở về và đi ngay đến trường thì trễ mất 15ph. Hỏi :a, tính vận tốc chuyển động của em học sinh , biết quãng đường từ nhà đến trường là s=6km.Bỏ qua thời gian lên xuống xe khi về nhà.b, để đến trường đúng thời gian dự định thì khi quay về nhà và đi...
Đọc tiếp

bài 1 : một học sinh đi từ nhà đến trường, sau khi đi được 1/4 quãng đường thì chợt nhớ ra mình quên một quyển sách nên vội trở về và đi ngay đến trường thì trễ mất 15ph. Hỏi :

a, tính vận tốc chuyển động của em học sinh , biết quãng đường từ nhà đến trường là s=6km.Bỏ qua thời gian lên xuống xe khi về nhà.

b, để đến trường đúng thời gian dự định thì khi quay về nhà và đi lần hai, em phải đi với vận tốc bao nhiêu? 

Bài 2 : lúc 7h một người đi bộ từ A đến B với vận tốc v1=4km/h. Lúc 9h một người đi xe đạp cũng cuất phát từ A đến B với vận tốc v2=12km/h. Hỏi 

a, Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? 

b, lúc mấy giờ hai người đó cách nhau 2km?

Bài 3 An và Bình cùng đi từ A đến B (AB=6km). An đi với vận tốc v1=12km/h. Bình khởi hành sau An 15ph và đến nơi sau 30ph.Tìm 

a, vận tốc của Bình 

b, để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải đi với vận tốc bao nhiêu? 

 

7

Bài 1:

Gọi v là vận tốc học sinh ban đầu 
v' là vận tốc khi tăng tốc để đến đúng dự định 
thời gian đi theo dự đinh là \(t_1=\frac{s}{v}=\frac{6}{v}\)
quãng đường thực thực tế đi là : 1/4.6 + 1/4.6 +6=9
thời gian thực tế đi là : \(t_2=\frac{s_2}{v}=\frac{9}{v}\)
ta có : 
\(\frac{6}{v}=\frac{9}{v}-\frac{1}{4}\Leftrightarrow\frac{1}{4}=\frac{3}{v}\Leftrightarrow v=12\) (km/h)
b/ thời gian thực tế là : 

\(\frac{7,5}{v'}+\frac{1,5}{v}\)
cho thời gian thực tế bằng thời gian dự định nên có :
\(\frac{6}{v}=\frac{7,5}{v'}+\frac{1,5}{v}\Leftrightarrow\frac{4,5}{v}=\frac{7,5}{v'}\Leftrightarrow\frac{4,5}{12}=\frac{7,5}{v'}\Leftrightarrow v'=20\)

Bài 2:

a) từ 7h -> 9h người đi bộ đi được số km là : 4 x 2 =8 (km) 
tư 9h -> 10h người đi bộ đi được thêm 4 x 1 = 4 (km) 
vậy trông khoảng thời gian từ 7h->9h người đi bộ đi được tổng số km là: 
8+4=12 
cũng nhận thấy sau 1h, có nghĩa là từ 9h-> 10h, người đi xe đạp đi được số km là: 12 x 1 =12 (km) 
vậy 2 người gặp nhau luc 10h 
nơi gặp nhau cách A 12 km 
b) gọi t là thời gian 2 người cách nhau 2 km (t>0) 
theo phần a ta tính được đọ dài của quãng đương AB là : 
12+12=24 (km) 
sau t giờ thì người đi bộ đi được số km là: 4t (km) 
sau t giờ người đi xe đạp đi được số km là :12t (km) 
vậy ta sẽ có tổng quãng đường mà người đi bộ và người đi xe đạp đi được là 
4t + 12t (km) 
sau t giờ 2 người cách nhau 2 km có nghĩa : 
4t + 12t = 24- 2 
<=>16t = 22 
<=> t =1.375 (h) 
=> lúc đó là 1.375 + 7 = 8.375 (giờ) 
vậy lúc 8.375h hai người cách nhau 2km

Bài 3:

a)Đổi : 15p = 1/4h, 30p = 1/2 h

Thời gian An đi là từ A đến B là:

6 : 12 = 1/2 (h)

Thời gian Bình đi từ A đến B là:

1/2 + 1/2 - 1/4 = 3/4 (h)

Vận tốc của Bình là:

6 : 3/4 = 8 (km/h)

b) Để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải đi tới B với thời gian là :

1/2 - 1/4 = 1/4 (h)

Vậy Bình phải đi với vận tốc là :

6 : 1/4 = 24 (km/h)