Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thể thơ: Song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đáp án cần chọn là: C
- Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó
- Từ “thôi” in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt, kết thúc một cuộc đời
⇒ Đây chính là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi mất đi một người bạn tri kỉ là Dương Khuê.
- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.
- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.
- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Dương Khuê (1839 - 1902) là người làng Vân Đình, huyện ứng Hoà, Hà Tây. Đậu cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, sau đậu tiến sĩ nên còn được gọi là Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư. Dương Khuê là người có nhân cách, là một ông quan thanh liêm, chính trực. Ông còn là một nhà thơ lớn của thế kỷ XIX. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là hai người bạn tâm đầu ý hợp, cùng có tấm lòng với dân tộc, nhưng họ lại đi hai con đường khác nhau, Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn còn Dương Khuê tiếp tục làm quan…
Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán với nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”. Sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm lấy tên là “Khóc bạn”, nay quen gọi là “Khóc Dương Khuê”. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ. Nghe tin bạn qua đời, nhà thơ đã vô cùng đau đớn và những kỷ niệm ngày xưa đã ùa về trong kí ức. Qua bài thơ khóc bạn, tác giả đã bộc lộ tâm trạng cô đơn, những trăn trở day dứt của nhà thơ về nhân tình thế thái.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:
+ Hai câu đầu: đau xót khi nghe tin bạn mất.
+ Từ câu 3 đến câu 22: Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
+ Phần còn lại: Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.
Bố cục này đã thể hiện một cách chân thực mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình tác giả trước sự ra đi của người bạn tri âm tri kỉ.
2. Hai câu thơ mở đầu đã diễn tả rất tinh tế nỗi đau mất bạn của nhà thơ. Cách gọi “bác” vừa đúng mực, vừa rất thân mật. Để giảm nhẹ nỗi đau, để tự an ủi mình và thể hiện sự trân trọng đối với người bạn vong niên, nhà thơ đã dùng từ “thôi” để chỉ sự ra đi vĩnh viễn của người bạn già. Nhà thơ đã dùng cách nói giảm để thể hiện nỗi đau của mình. Còn nỗi đau mất bạn cũng được diễn tả hình ảnh “Nước mây man mác…”. Nỗi buồn đau thấm cả vào cảnh vật. Nỗi đau của người già thâm trầm kín đáo nhưng sâu sắc. Những từ “man mác”, “ngậm ngùi” đã thể hiệ được sắc thái tinh tế ấy trong cách thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đau đớn nhưng không ồn ào mà da diết.
3. Khi khóc bạn, nhà thơ ôn lại kỉ niệm gắn bó giữa hai người. Kỉ niệm được nhắc lại bắt đầu từ khi họ gặp nhau và cho đó là “duyên trời”. Cách diễn đạt này của tác giả đã khẳng định một lần nữa tình bạn sâu sắc của hai người. Họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng “chơi nơi dặm khách”, “rượu ngon cùng nhấp”, cùng “bàn soạn câu văn”. Không chỉ có những kỷ niệm ngọt ngào, họ cũng đều cùng là nạn nhân của thời thế. Vì thế, tin người bạn mất đã làm nhân vật trữ tình vô cùng xúc động. Nỗi niềm ấy được nhà thơ thể hiện một cách chân thực:
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là
Ba từ thôi thể hiện rõ nỗi xót xa đau đớn, sự hụt hẫng của người bạn già. Câu thơ vừa là nỗi khóc bạn vừa là nỗi thương mình.
4. Đoạn từ câu 19 đến câu 28 vẫn trực tiếp thể hiện niềm thương tiếc người tri âm tri kỉ. Đó là hồi ức về lần gặp cuối cùng giữa hai người. Tính chất bất ngờ của tin bạn mất lại được nhắc lại :
Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời
Sự ra đi của ngươì bạn già lại được dùng bằng một cách nói khác đoạn trên “vội về ngay”. Về là về với tiên tổ. Cũng là một cách nói giảm nhưng xmang sắc thái biểu cảm khác.
Không phải chỉ là thương cho người ra đi đã phải sớm từ giã cuộc đời mà còn là thương mình, thương cho người ở lại đã mất đi một tri âm. Vẫn mang trong lòng nỗi u uất thời thế nên trong lời khóc bạn, trong nỗi đau mất tri kỷ có cả nỗi đau thời thế:
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên.
Giữa họ, trong những ngày không gặp nhau khi mỗi người đi một con đường, vẫn chung nỗi đau thế sự. Xác nhận “chán đời là phải” là sự thể hiện một cách kín đáo và thâm trầm của nhà Nho về thời thế. Thời thế hỗn loạn, những giá trị đạo đức văn hoá truyền thống đang bị phá huỷ đã khiến những nhà nho có nhân cách và biết tự trọng như Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy “chán đời”.
5. Tác giả đã dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm để diễn tả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc ở đoạn thơ cuối cùng. Mất đi người tri âm, người ở lại sẽ rơi vào cô đơn, sẽ không còn người để giãi bày tâm sự. Lời khóc bạn của người già khác với nỗi đau của người trẻ tuổi. Đây là nỗi đau nuốt nước mất vào trong. Tình cảm chân thành của một người bạn già đã được thể hiện thật chân thành và sâu sắc.
Lưu ý khi đọc một đoạn trích trong truyện thơ Nôm:
- Hiểu rõ vị trí của văn bản trong tác phẩm.
- Vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm (nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật...) để đọc, phân tích, đánh giá văn bản một cách có cơ sở.
- Với việc đọc hiểu một văn bản tác phẩm khác (thơ chữ Hán), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể.
Những nội dung sai:
- Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình quan lại đã suy tàn
Sửa lại: Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo
- Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nội tại Nam Định
Sửa lại: Nguyễn Khuyến lớn lên và chủ yếu sống ở quê nội tại Hà Nam
- Tuy học rộng tài cao nhưng Nguyễn Khuyến thi nhiều lần đều không đỗ kì thi Hương
Sửa lại: Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu kì thi Hương.
Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.
Đáp án cần chọn là: B
Xưa nay, trong văn chương Đông Tây kim cổ, có rất nhiều thi sĩ viết về đề tài mùa thu và nhiều bài thơ thu nổi tiếng sống mãi với thời gian. Nguyễn Khuyến cũng đóng góp vào nền thi ca nước Việt một chùm ba bài thơ tả mùa thu mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, trong đó bài Vịnh mùa thu được lưu truyền rộng rãi nhất bởi nó thể hiện khá đầy đủ và sinh động tâm trạng của tác giả.
Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ này sau khi ông đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Quê hương ông là xứ Vườn Bùi thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, một vùng đồng chiêm trũng đói nghèo bao thuở. Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ đều rút ra từ cảnh vật thân thuộc quanh ông. Đường làng nhỏ hẹp uốn lượn giữa hai bờ tre trúc và vô số ao chuôm. Những mái rạ đơn sơ cùng những cây rơm cũ kĩ thấp thoáng trong vườn cây trái.
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Tâm trạng chủ đạo ấy chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ trong hai câu luận:
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Lôgíc của bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu cuối cùng có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư vốn đã trĩu nặng của bài thơ.
Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không… để dẫn đến cảm xúc đầy suy tư, trăn trở ẩn chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, ông gửi gắm tâm trạng xót xa, nuối tiếc trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt đẹp không còn nữa mà mình thì lực bất tòng tâm.
Bài Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm và bản chữ Nôm lại có phần phổ biến hơn chữ Hán.
Đáp án cần chọn là: A
Năm 1902, khi nghe tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.
Đáp án cần chọn là: A