K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2021
Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ Bếp lửa của tác giả cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm bà cháu. Đặc biệt là qua ba câu thơ:“ Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bà nhemMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa luôn chứa niềm tin dai dẳng…”Ta thấy qua những vần thơ giản dị, từng từ, chữ của tác giả-người cháu xa nhà, đãgợi ra sự hi sinh tần tảo của bà. Ba câu thơ như một nốt nhấn, một điệp khúc khó quên trong bản tình ca về bà cháu đầy thiêng liêng mà cao quý. Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ có sức truyền lan tỏa, có một sự truyền cảm mạnh mẽ. giữa những mất mát đau thương, bà vẫn là người ngày ngày nhóm bếp lửa chất chứa bao nét đẹp ý nghĩa, sự tinh tế, bình dị, đơn sơ và tình yêu thương của bà với cháu. “Rồi sớm, rồi chiều” bà vẫn nhóm lên ngọn lửa như nhóm trong lên trong người cháu một tình cảm rộng lớn ấp ủ bằng tình thương bao la dạt dào suốt cuộc đời bà dành cho cháu. Bếp lửa của tình thương gia đình, quê hương giờ đây đã trở thành một “ngọn lửa” mang đậm giá trị biểu tượng. lời thơ thủ thỉ, dịu êm mà sao tiếng lòng của người thi sĩ như có sức mạnh thần kì làm cho người đọc thấy con tim mình như có lửa bùng lên. “Một ngọn lửa” luôn luôn có sẵn trong lòng bà, luôn ấp ủ, lo toan. “Một ngọn lửa’ chứa niềm tin cháy rực trong lòng cháu mang theo bao cảm xúc không thể nói hết mà phải dùng dấu chấm lửng để lại bao suy tư trong lòng người đọc. Bà đã để lại cho cháu không phải là một giá trị vật chất thông thường mà là một điều vô cùng quý giá. Hình ảnh người bà giờ đây thật là cao quý,bà hiện thân cho vẻ đẹp thiêng liêng của người giữ lửa người truyền lửa muôn đời
28 tháng 2 2020

văn bản gì vậy

21 tháng 6 2021

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

22 tháng 6 2021

thank you bạn 

22 tháng 3 2022

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Nếu cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Ôi! (Câu cảm thán) Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài không những luôn phải phơi mình dưới nắng,luôn phải ngâm mình trong nước biển mà cònluôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. Con thuyền gắn bó chặt chẽ với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Nhà thơ như muốn thốt lên : " Ôi ! Cảnh quê mình đẹp quá!" Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về đúng là 1 đoạn thơ tuyệt hảo mang đầy những hình ảnh tươi đẹp và xúc cảm mãnh liệt in mãi trong tâm trí nhà thơ Tế Hanh. 

27 tháng 2 2022

undefinedundefinedundefined

27 tháng 2 2022

Bạn tự viết câu có tình thái từ ở cuối đoạn nhé