K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2016

Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng

2 tháng 7 2016

- Thân cây chuối có hình tròn thẳng như cột đình, toả ra những tán lá xanh.

- Lá chuối tươi xanh mướt to như những chiếc phản

- Lá chuối khô màu vàng sậm dùng để gói bánh nếp, bánh gai

- Quả chuối khi chín vỏ thường có chấm nâu hoặc đen như hình trên vỏ trứng  chim cuốc gọi là chuối trứng cuốc.

- Bắp chuối to trĩu xuống lộ ra màu đỏ

- Nõn chuối trắng muốt, trông tinh khiết như một làn ánh sáng trắng 

4 tháng 9 2019

- Thân cây chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cái cột trụ mọng nước.
- Lá chuối tươi xanh rờn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng.
- Lá chuối khô màu nâu, thuở xa xưa thường dùng để lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa ấm áp.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
- Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống một cái búp lửa của thiên nhiên kì diệu.
- Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ.

25 tháng 11 2021

Không giúp đỡ thì làm sao kể được

27 tháng 4 2017

Câu 1:

Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.

Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

Câu 2:

Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.

Câu 3.

Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.

Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.

Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".

Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.

Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

Câu 4:

Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.

  • Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.

  • Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.

24 tháng 2 2019

Câu 1: Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác. Cảm xúc chủ đạo ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm cùng sự suy tư, trầm lắng.

28 tháng 4 2017

Ý nghĩa các phương thức biểu đạt :

- Phương thức miêu tả, tự sự giúp làm các bài văn về tự sự, miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.

- Yếu tố nghị luận, thuyết minh : giúp tư duy logic, thuyết phục về một vấn đề.

- Biểu cảm : giúp có cảm xúc sâu sắc, chân thực hơn khi làm văn.

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì? 3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những...
Đọc tiếp

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi.

1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì?

3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những khổ thơ trên?

*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

1/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào về thế ? Biện pháp nghệ thuật nào dùng để thể hiện điều đó?

2/Cách dùng từ và nghệ thuật diễn đạt trong hai khổ thơ 3,4  trên có gì đặc biệt?

3/ Em cảm nhận như thế nào về tình cảm đồng đội trong bài thơ, đặc biệt là khổ thơ 5,6.

 

 

 giả đã phản ánh được điềnh ảnh những chiếc xe trên, tác giả đã phản ánh được điều gì?

 

 

1
1 tháng 12 2021

loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

 

Đề bài:Tưởng tượng 20 mươi năm sau,vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ .Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc đọng đó(không phải viết thư nha)Theo dàn ý:MB:Giới  thiệu vấn đề Nghị luậnTB:-Tâm trạng trước khi về thăm trường (xúc động hồi hộp,háo hức ..miêu tả nội tâm)-Kể những thay đổi của ngôi trường sau 20 năm.+Quy mô ,diện tích ,vị trí (vẫn như cũ hay được mở...
Đọc tiếp

Đề bài:Tưởng tượng 20 mươi năm sau,vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ .Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc đọng đó(không phải viết thư nha)

Theo dàn ý:

MB:Giới  thiệu vấn đề Nghị luận

TB:

-Tâm trạng trước khi về thăm trường (xúc động hồi hộp,háo hức ..miêu tả nội tâm)

-Kể những thay đổi của ngôi trường sau 20 năm.

+Quy mô ,diện tích ,vị trí (vẫn như cũ hay được mở rộng,nâng tầng cao hơn v..v)

+Cổng trường,sân trường cây cooisvuonwf tược nhà để xe...(miêu tả)

-– Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính,dụng cụ…). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội..So sánh trước kia với hiện tại.

-Kể lại cuộc gỡ với bạn bè, thầy cô.

-Gặp lại thầy cô ntn?Sự thay đổi của các thầy cô(miêu tả nội tâm).

-Gặp lại các bạn ntn?Sự thay đổi của các bạn?

Hồi tưởng những kỉ niệm của em về mái trường,thầy cô(xen kẽ trong quá trình kể)

-Các hoạt động khi thăm lại trường.

KB:

-Cảm xúc chung hki thăm lại trường

Lời hứa hẹn...

 

5
28 tháng 10 2021

Đối với mỗi người chắc hẳn có những thứ vô cùng thiêng liêng, quý giá mà không có gì có thể thay thế được. Và với tôi cũng thế, hai tiếng “ngôi trường” mỗi khi nhắc đến là lại làm tôi nhớ về ngôi trường cấp hai thân yêu ngày nào. Nơi đây đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, dạy tôi biết yêu thương, biết sẻ chia. Hôm nay cũng là một dịp đặc biệt ngày nhà giáo Việt Nam tôi có cơ hội được về trường thăm lại thầy cô giáo năm xưa sau hai mươi năm xa cách. Giờ đây trong lòng tôi lại trào lên cảm xúc lâng lâng khó tả.

Vừa về đến nhà, tôi đi xe dạo quanh con xóm nhỏ để ngắm nhìn quê hương mình xem có gì thay đổi nhiều không nhưng không hiểu tại sao tôi lại dừng chân trước cổng trường cấp hai năm xưa, ngôi trường mà tôi đã gắn bó trong suốt bốn năm trời với bao kỉ niệm vui buồn thời học sinh. Trước mắt tôi là một ngôi trường khang trang rộng lớn. Cánh cổng trường được thay bằng cánh cổng đẹp hơn, to hơn và sơn màu rất sang trọng. Trên cánh cổng ấy là chiếc biển màu xanh với dòng chữ màu đỏ “TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH” rất nổi bật. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới hoàn toàn khác so với trước đây. Đó là một ngôi trường khang trang, rộng lớn với ba dãy nhà ba tầng được xây theo hình chữ U với rất nhiều các phòng học, phòng chức năng. Sân trường rộng lớn được trồng nhiều cây và bồn hoa. Đứng giữa khung cảnh nơi đây làm tôi có cảm giác rất gần gũi, có thể hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên nơi đây. Trên các cây cao còn có những con chim làm tổ nên dễ dàng có thể nghe thấy tiếng chim hót bất cứ lúc nào. Sân trường còn có một sân cỏ rộng để các bạn nam có thể chơi đá bóng sau mỗi giờ học. Vì hôm nay là ngày 20-11 nên không khí trường vô cùng sôi nổi, có những lớp đang thi văn nghệ, có những lớp lại đang thi thể thao nên nó làm tôi như sống lại những phút giây khi mình còn là học sinh của trường. Sải bước trên sân trường, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh nơi đây mà tôi không kìm được lòng mình. Chính tại sân trường này tôi đã cùng bạn bè mình chơi đùa sau những giờ học căng thẳng- thật vui biết bao.

Tôi bước đến dãy nhà nơi lớp tôi đã từng học ở đó. Vẫn là lớp 9A như ngày nào nhưng giờ đây đã được sửa sang lại, được trang bị thêm những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho học tập của các em học sinh.Nhìn vào trong lớp, nhìn vào chỗ mà tôi đã từng ngồi. Ôi bao nhiêu kỉ niệm về trường, về lớp, về bạn bè thầy cô trong tôi ùa về. Nhớ khi xưa lũ học trò tinh nghịch chúng tôi thường lén lút mang đồ ăn vặt vào trong lớp để ăn bất chấp sự nghiêm cấm của nhà trường. Nhưng nếu là học sinh mà không cảm nhận một lần việc ăn vặt trong giờ thì thật là đáng tiếc. Và tôi nhớ có một lần khi trường lẫn còn là những dãy nhà cấp bốn lợp ngói lâu năm đã có nhiều chỗ thủng. Mỗi độ trời mưa to là chúng tôi có cảm giác được chứng kiến cảnh những giọt mưa rơi xuống lớp học, ướt hết cả sách vở. Nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ cuộc bởi chúng tôi hiểu được giá trị thực sự của học tập trong cuộc sống này. Thế là những lúc như thế cô trò chỉ nhìn nhau cười rồi lại tiếp tục bài học còn đang dang dở. Nghĩ lại mà thấy thời học sinh của mình vừa vui mà vừa buồn nhưng nó sẽ gắn bó với chúng tôi suốt cuộc đời này. Ngôi trường thân yêu ấy đã giúp tôi trở thành một con người biết suy nghĩ, biết cảm nhận mọi thứ xung quanh.

Hướng tầm mắt ra xa thì tôi lại bắt gặp hình ảnh rất đỗi quen thuộc. À đó là cô Yến- cô giáo chủ nhiệm của tôi hồi lớp chín. Tiến lại gần chào cô mà tôi nhận ra cô đã xuất hiện nhiều vết chân chim hơn, có nhiều nếp nhăn hơn mà tôi thấy mình có lỗi quá vì bấy lâu nay vì bận công việc mà tôi không thu xếp thời gian để về thăm cô. Cô nhìn tôi một hồi lâu rồi mới nhận ra bởi đã hai mươi năm rồi còn gì- một khoảng thời gian đủ dài để mọi thứ thay đổi. Tôi cùng cô ôn lại những kỉ niệm năm xưa, chia sẻ cho cô nghe những gì tôi đã làm được và cô cũng rất vui khi thấy học trò của mình trưởng thành và thành đạt. Không khí ngày hôm ấy thật khác lạ có một cái gì đó khó diễn tả thành lời. Và cuối cùng bừng lên giai điệu của bài hát ‘ Nhớ ơn thầy cô’ mà trong lòng tôi cũng thầm nghĩ: “Cảm ơn thầy cô, cảm ơn mái trường thân yêu này.”

Một ngày trôi qua thật nhanh, cuộc chia tay lại bắt đầu mà tôi thì lại không muốn điều đó xảy ra một chút nào. Ngôi trường cấp hai thân yêu ấy sẽ mãi trong lòng tôi ,nó giống như một bảo vật quý giá trong tôi mà tôi sẽ không bao giờ quên. Và còn bạn, ngôi trường của bạn sau hai mươi năm sẽ như thế nào?

28 tháng 10 2021

nhanh lên các bạn nhé

18 tháng 9 2021
Á đùtggvvvvvvv
18 tháng 9 2021

1. Văn thuyết minh: kiểu văn bản cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích

- Đặc điểm chủ yếu: trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng

- Tính chất: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông, hữu ích cho con người.

- Các phương thức thuyết minh thường dùng:

    + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

    + Phương pháp liệt kê, phân tích

    + Phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu

2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

Văn bản “Hạ Long- đá và nước”

Little Dinosaur Go To Underground Dinosaurs Family

FEATURED BY

a, Thuyết minh về vẻ đẹp của đá, nước ở Hạ Long

- Đặc điểm này trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê

b, Phương pháp thuyết minh:

- Phương pháp nêu định nghĩa

- Phương pháp giải thích

- Phương pháp liệt kê

Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy… có tâm hồn”

c, Để cho sinh động, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:

- Biện pháp liên tưởng, tưởng tượng thế giới diệu kì của Hạ Long

    + Nước tạo nên sự di chuyển, tạo nên thú vị của cảnh sắc

    + Tùy theo góc độ, tốc độ di chuyển của khách, tùy theo hướng ánh sáng soi rọi vào đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hóa lạ lùng

- Biện pháp nhân hóa:

    + Đá có tri giác, có tâm hồn

    + Gọi đá là thập loại chúng sinh, thế giới người, bọn người đá hối hả trở về

→ Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây ấn tượng mạnh, thu hút người đọc

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a.

Văn bản có tính thuyết minh:

- Thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi có hệ thống:

    + Tính chất chung về họ, giống, loài

    + Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể…

    + Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi

- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng:

    + Nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới

    + Phương pháp phân loại: các loại ruồi

    + Phương pháp dùng số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản

    + Phương pháp liệt kê: các đặc tính của ruồi

b, Nét đặc biệt:

    + Hình thức: giống văn bản thuật lại phiên tòa

    + Nội dung: giống chuyện kể về loài ruồi

- Những biện nghệ thuật:

    + Nhân hóa

    + Liệt kê

- Tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa truyện vui vừa cung cấp thêm tri thức.

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thuyết minh là: tự sự

    + Kể câu chuyện ngày bé bà kể về chim cú (chim cú kêu là có ma tới). Sau này được học môn sinh vật mới biết không phải như vậy.