Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Bác Hồ đã từng dạy “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích; hành mà không học thì thành không trôi chảy”. Như vậy, việc kết hợp học với hành là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây cũng là một vấn đề được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nhắc tới trong văn bản “Bàn luận về phép học” đó là: “ Phải theo điều học mà làm”. Quan niệm này đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
“Bàn luận về phép học” là một phần của bản tấu “Luận học pháp” do Nguyễn Thiếp viết gửi lên vua Quang Trung để trình bày về mục đích của việc học vào tháng 8-1791. Trong bản tấu này, trước hết, tác giả đã nói đến mục đích chân chính của việc học: Học để hiểu rõ đạo lý, học để làm người. Tiếp đó, tác giả đã khẳng định phải có phương pháp học tập đúng đắn. “ Học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lượt cho gọn” và quan trọng là “Phải theo điều học mà làm” có nghĩa là học phải kết hợp với thực hành,thế thì mới tạo ra nhiều bậc hiền tài, đất nước mới vững yên. Như vậy, ngay từ thế kỉ thứ muời tám, Nguyễn Thiếp đã bàn về mối quan hệ giữa học và hành.
Vậy, học là gì, hành là gì? Học là hoạt động thu nhận kiến thức do người khác truyền lại hoặc do tự tìm hiểu qua sách, bào , tivi, tài liệu,…để nâng cao hiểu biết, nâng cao tri thức, mở mang trình độ. Còn hành là một hoạt động ứng dụng những kiến thức đã được học vào thực tế, đời sống hằng ngày hay để làm bài tập.
Học và hành có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau. Chúng là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời. Học nhưng không hành thì chẳng đề làm gì mà chỉ tiêu tốn thời gian, tiền bạc, công sức? Nếu ta chỉ học lý thuyết tiếp thu và nắm vững kiến thức mà không vận dụng để thực hành thì khi bắt tay vào thực tiễn, vào công việc cụ thể sẽ tránh khỏi sự lúng túng, bỡ ngỡ và có khi làm hỏng việc. Ví dụ như một sinh viên y khoa chỉ học lý thuyến chuyên môn về ngành y mà không chịu thực hành, không chăm chỉ thực tập thì khó có thể chữa bệnh cho mọi người. Hay khi học môn Toán, ta chỉ học lý thuyết và cách chứng minh mà không vận dụng làm bài tập thì khi thi cử và kiểm tra sẽ không thể đạt điểm cao vì về môn Toán thường yêu cầu làm bài tập chứ không yêu cầu trả lời câu hỏi lý thuyết. Học Tiếng Anh, ta chỉ học từ mới và cấu trúc mà không dùng chúng để tập nghe, tập nói thì khi gặp người nứơc ngoài ta sẽ không thể nói chuyện hay giao tiếp với họ. Nếu hành mà không học lý thuyết, không có lý thuyết chỉ đạo, soi đường thì hành sẽ kém hiệu quả gặp khó khăn mà có khi bị thất bại. Chẳng hạn, học môn Hoá, ta không chịu học lý thuyết như kí hiệu hoá học, hoá trị hay tính chất của chất mà cứ lao vào làm bài tập thì khó có thể làm được các bài toán hoá học. Nếu biết kết hợp học và hành với nhau, theo điều học mà làm thì ta sẽ đạt hiệu quả cao, chất lượng tốt trong học tập cũng như trong công việc. Hơn nữa, học tốt, nắm chắc kiến thức là cơ sở vững chắc cho thực hành, áp dụng vào thực hành được tốt hơn và thực hành cũng là cách củng cố, khắc sâu kiến thức. Trong lịch sử nước ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều người thành công trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống nhờ biết kết hợp họcvà hành. Như Lý Công Uốn từ nhỏ đã học hành chăm chỉ, lớn lên đỗ đạt làm quan và về sau làm vua.Ông là người thông hiểu về lịch sủ, địa lý, kinh tế,chính trị, văn hoá. Bởi vậy, nên ông đã nhìn xa trông rộng, thấy được Đông Đô là nơi phù hợp với việc định đô lâu dài, phù hợp với sự phát triển của đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Ông đã dùng sự hiểu biết của mình để vận dụng, viết lên bài Chiếu với lý luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hợp với lòng dân, lòng người; được văn võ bá quan và muôn dân đồng tình ủng hộ. Hay, Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao, tinh thông uyên bác. Ông đã dùng kiến thức học đường để nghĩ và đưa ra kế sách, sách lược hay giúp Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nhà nghiên cứu khoa học Lương Định Của, giáo sư Tôn Thất Tùng đang học ở Pháp đã theo Bác Hồ về nước và vận dụng những kiến thức học được ở nước ngoài vào cuộc kháng chiến của dân tộc để cứu nước, cứu dân.
Theo tôi, những lời dạy của la sơn phu tử Nguyễn Thiếp là những bài học vô cùng quý giá trong học tập, Trước hết, để học tốt ta phải tích cực học tập, phải có thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững, nắm chắc lý thuyết và vận dụng thành thạo chúng vào thực hành; phải biết kết hợp hài hoà giữa học với hành và coi đó là một phương châm học tâp. Nếu thực hiện tốt các phương pháp học nêu trên thì tôi tin rằng, bạn sẽ trở thành một người có tri thức, đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống và giỏi chuyên môn để giúp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Namcó bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Qua tài liệu, sách báo, tivi,… ta cũng có thể biết đến những tấm gương sáng có những phương pháp học tập đúng đắn để học hỏi và làm theo.
Hơn hai trăm năm đã trôi qua nhưng những lời dạy của Nguyễn Thiếp vẫn còn nguyên gía trị, học đi đôi với hành vẫn luôn là phương châm, phương pháp học tập của rất nhiều học sinh. Tôi mong rằng, sau khi đọc, khi học xong bản tấu “Luận học pháp”, mỗi người chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về mối quan hệ học và hành; đồng thời tìm ra những phương pháp học tập đúng đắn để kết quả học tập ngày càng cao, kiến thức ngày càng nhiều.
c tham khảo ạ
mở bài:
Từ xưa, mối quan hệ giữa “học” và “hành” vẫn được các học giả đề cập đến. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng có viết “học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể thấy dù ở thời nào thì việc học cũng cần phải có sự đi đôi với việc hành thì mới mang đến ý nghĩa trọn vẹn cho con đường học vấn.
kết bài:
Sự học là vô bờ, xét cho đến cùng học là để có hiểu biết và phải biết vận dụng kiến thức của mình vào những việc có ích. Việc học chỉ đem đến giá trị khi chúng ta biết thực hành, việc thực hành cũng chỉ có giá trị khi chúng ta có kiến thức để thực hành một cách đúng đắn nhất. Mỗi chúng ta hãy ghi nhớ bài học này để tự răn mình phải phấn đấu nhiều hơn trên con đường học vấn.
Chọn đáp án: B