Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Cùng với quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế thì việc sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) là rất quan trọng và cần thiết. Không ai có thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn mà tiếng nước ngoài mang lại cho chúng ta. Bởi nó là phương tiện giúp chúng ta có thể hội nhập và phát triển với thế giới. Nhờ nó mà chúng ta dễ dàng trao đổi với người nước ngoài khi họ vào Việt Nam làm việc, kinh doanh,… Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng tiếng nước ngoài không đúng mục đích, không đúng hoàn cảnh thì chắc chắn sẽ gây tổn hại đối với tiếng mẹ đẻ của chúng ta.
Tiếng Việt có một hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm và chữ viết, cách dùng từ, đặt cậu,.. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép dung nạp tạp chất. Do đó, tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, những yếu tố khác. Vậy mà thực tế hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp giới trẻ kết hợp cách nói hay viết giữa tiếng ta với tiếng nước ngoài theo kiểu “nửa nạc nửa mỡ”, họ sử dụng tiếng nước ngoài một cách tuỳ tiện, thiếu ý thức, trong một câu tiếng Việt thường chêm vào một vài từ nước ngoài. chẳng hạn : “Trông con bé đó kute quá”, “Điện thoại sắp hết tiền rồi làm sao gọi cho honey đây”, “Anh ấy handsome thật!”, “Các superstar thích xài mobile loại xịn”, “ Idol của tao kìa”, rồi nào là hotboy, hotgirl, …
Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dễ thấy nhất là sự phong phú của tiếng Việt sẽ mất dần mà thay vào đó là sự nghèo nàn về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, không chỉ có vậy nó còn phá vỡ luôn hệ thống chuẩn mực, qui tắc của tiếng Việt. Hãy thử hình dung đến một lúc nào đó, người Việt Nam sẽ xa rời chính tiếng mẹ đẻ của mình, làm cho nó bị pha tạp, lai căng làm mất đi bản sắc vốn có của tiếng Việt. Đó quả là một sự thật đáng buồn!
Chúng ta không thể hoàn toàn phủ nhận tiếng nước ngoài là sai. Trong cuốn Sửa đổi lề lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết : “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc nhưng phải có chừng mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta”. Có nghĩa là chúng ta phải biết sử dụng tiếng nước ngoài cho phù hợp, đúng lúc, đúng nơi, đúng hoàn cảnh giao tiếp.
Chính vì vậy việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là công việc của tất cả mọi người đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Chúng ta phải biết rằng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của mình, vì vậy phải làm cho nó ngày càng phong phú, giàu đẹp hơn, phải biết phát huy tính văn hoá của dân tộc không nên làm mất đi vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt, không nên quá lạm dụng tiếng nước ngoài nhưng vẫn cần tiếp nhận những yếu tố tích cực của tiếng nước ngoài. Đồng thời mỗi người cũng cần tránh những cách nói thô tục, kệch cỡm để cho lời nói đạt đến mức độ “lời hay, ý đẹp” và có văn hoá.
Gợi một số ý:
- Hiện nay, không gian mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Tuy nhiên, cách ứng xử của một số bạn trẻ trên mạng xã hội đang gây ra nhiều tranh cãi và lo ngại trong xã hội. Đối với tôi, cách ứng xử của giới trẻ trên không gian mạng hiện nay cần được cải thiện để đảm bảo một môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn hơn
- Trước tiên, tôi nhận thấy rằng một số bạn trẻ thường có xu hướng vi phạm quy tắc đạo đức và đánh giá sai về sự trách nhiệm cá nhân trên mạng. Các bạn trẻ rất thường tung ra những bình luận xúc phạm, lăng mạ và không tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
+ Nguyên nhân: tuổi còn nhỏ chưa có đủ nhận thức về cách phát ngôn đúng, sự kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá một vấn đề hay sự việc.
-> Tính cách nông nổi ở tuổi dậy thì.
-> Không sợ phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm trên mạng xã hội.
-> ....
+ Hậu quả: Điều này không chỉ gây tổn thương tinh thần cho những người bị nhắm vào, mà còn tạo ra một môi trường trực tuyến đầy căm ghét và ác ý.
+ Giải pháp: Để cải thiện tình trạng này, giáo dục về đạo đức và trách nhiệm cá nhân trên mạng cần được thực hiện từ giai đoạn học sinh còn cấp 1.
-> Cần có một số tiết học tập trung vào việc rèn luyện sự nhạy bén về tình cảm và khả năng đồng cảm, giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về tác động của hành động trực tuyến và ý thức về trách nhiệm cá nhân.
- Mở rộng: Một vấn đề khác là sự lạm dụng công nghệ thông tin và việc trở thành "nô lệ" của mạng xã hội. Một số bạn trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc lướt Facebook, Instagram hoặc TikTok, không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà còn tạo cảm giác bản thân tách xa với thế giới thực và thiếu giao tiếp trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
+ Giải pháp: khuyến khích các bạn trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với bạn bè và gia đình, và tạo ra một thời gian hợp lý để sử dụng công nghệ thông tin.
-> Xây dựng những mô hình và vai trò tích cực trên mạng xã hội, khuyến khích sự chia sẻ thông tin bổ ích, tạo ra một không gian mạng lành mạnh.
- Tổng kết:
+ Liên hệ bản thân và khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.
- Các bài viết trên internet liên quan đến giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong xã hội hiện đại (Theo Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ, trích báo Quân đội Nhân dân)
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh toàn cầu hoá (Theo Uông Triều, tuyengiao.vn)
+ Văn bản Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 12 (2006)
- Một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết:
+ Trường hợp thêm từ tiếng Anh vào những câu tiếng Việt trong giao tiếp. Những từ ấy không chỉ những người trẻ hay dùng mà đã trở thành những từ gần như cửa miệng, ít nhất là với những cư dân thành thị từ trung niên trở xuống. Thay vì nói “Em chuyển hàng cho chị lúc 5 giờ chiều” thì một chị trung niên ở thành phố sẽ điềm nhiên bảo “Ship lúc 5 giờ nhé”, hoặc các cô gái kể với bạn bè “Bọn mình vừa mới check in ở Mộc Châu”, “Hôm nay đi phỏng vấn viết review mà gặp nhiều drama quá”... Các câu bị tỉnh lược nhiều, giảm bớt cả thành phần và đưa những từ tiếng Anh thông dụng vào.
Trong xã hội ngày nay, sinh viên thường tiếp cận tình yêu và các mối quan hệ với sự cởi mở, độc lập và khả năng thích ứng. Với quyền truy cập vào nhiều nền tảng xã hội và kỹ thuật số, sinh viên có nhiều cơ hội hơn để khám phá và thể hiện những ham muốn cũng như bản sắc lãng mạn của mình. Bối cảnh kỹ thuật số này đã định hình cách học sinh tham gia vào tình yêu, khi họ định hướng hẹn hò trực tuyến, giao tiếp ảo và nâng cao nhận thức về các mô hình mối quan hệ đa dạng. Hơn nữa, nhiều sinh viên ưu tiên phát triển cá nhân, giáo dục và khát vọng nghề nghiệp, thường dẫn đến hành động cân bằng giữa việc theo đuổi học tập và nỗ lực lãng mạn. Trong khi một số sinh viên tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài và cam kết, những sinh viên khác lại theo đuổi những thỏa thuận phi truyền thống, giao tiếp cởi mở và tự do khám phá cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Ngoài ra, sinh viên ngày nay tích cực ủng hộ quan hệ đối tác toàn diện và tôn trọng, đánh giá cao những phẩm chất như sự đồng cảm, bình đẳng và tương thích. Nhìn chung, hành vi của sinh viên đang yêu phản ánh cách tiếp cận hiện đại, toàn diện và năng động đối với các mối quan hệ, được đặc trưng bởi tính cá nhân, kết nối kỹ thuật số và cam kết phát triển cá nhân và cảm xúc.
ý kiến ;là tất cả nam giới ngừng hút thuốc vì thuốc rất ảnh hưởng tới sức khỏe và còn ảnh hưởng tới những người thân xung quanh,tốn tiền bạc của bản thân
Tham khảo :
Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng nước nhà. Nhưng bên cạnh những đánh giá tích cực về giới trẻ thì có nhận định lại cho rằng: “Người trẻ hiện nay “xấu xí””. “Xấu xí” ở đây không phải với ý chỉ ngoại hình, khuôn mặt mà muốn nhấn mạnh sự xuống cấp ở các phương diện thuộc về nhân cách của một bộ phận người trẻ hiện nay. Không thể phủ nhận thực tế là dù được hưởng những điều kiện tốt (đất nước hòa bình, cuộc sống ấm no, có điều kiện học hành…) nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay vẫn đang “xấu xí” về nhiều mặt như văn hóa ứng xử, lời ăn tiếng nói, hành động. Họ vô tâm trước những mảnh đời bất hạnh, họ sống ích kỉ chỉ biết nghĩ cho riêng mình, họ thô tục trong lời ăn tiếng nói…Hiện tượng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: ý thức bản thân, sự quan tâm, giáo dục của gia đình, bối cảnh xã hội… Sự xấu xí của một bộ phận người trẻ là dấu hiệu đáng buồn, làm vơi đi truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam. Thế nhưng nhận định trên chỉ là cái nhìn một chiều, theo khía cạnh tiêu cực, bi quan. Trong thực tế thì phần lớn giới trẻ đang giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước hội nhập với thế giới, làm rạng danh cho Tổ quốc với những cống hiến cao đẹp, họ sống đẹp, sống có ước mơ, sẵn sàng đương đầu với khó khăn để khẳng định bản thân, cống hiến cho xã hội. Chúng ta phải biết phê phán, loại bỏ lối sống xấu xí của một bộ phận người trẻ; Học tập, phát huy lối sống đẹp; Không ngừng học tập, tu dưỡng để trở thành người có ích, được mọi người quý mến.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp.
Có thể nói, thay đổi của giới trẻ không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, ở tóc tai, ở cách ứng xử mà thể hiện nhiều ở ngôn ngữ, ở lời ăn tiếng nói hàng ngày của các bạn. Ngôn ngữ “trong sáng” và “giàu có” của tiếng Việt đã được “thoát xác” hoàn toàn khỏi các quy chuẩn và hầu hết được giới trẻ thay bằng thứ ngôn ngữ không ai hiểu vì các bạn dùng tiếng lóng trong cộng đồng teen.
Người trẻ ngày nay không chọn cách ra sạp báo mua tờ Thanh niên, Tuổi trẻ, không mở thời sự để xem tin tức vào mỗi 19 giờ tối hàng ngày. Giới trẻ ngày nay, chỉ cần một chiếc laptop, một chiếc smartphone là các em có thể nắm bắt toàn bộ thông tin, tin tức của thế giới. Thế nhưng, những vấn đề về thế giới, về quân sự, về chính trị, văn hóa của đất nước hay thế giới không phải là vấn đề mà các em quan tâm. Vì vậy, vốn hiểu biết thực tế của giới trẻ ngày càng hạn chế.
Đối với các bạn trẻ, việc sử dụng ngôn ngữ riêng biệt như thế này cũng có những tác dụng nhất định như rút ngắn được thời gian khi gõ phím hay trò chuyện, khi trò chuyện. Đồng thời, nó cũng tạo điểm nhấn riêng cho mỗi cuộc nói chuyện cũng như làm tăng lên cá tính của các bạn. Thế nhưng, các bạn không thể lường trước được những hậu quả của từ việc sử dụng ngôn ngữ như vậy. Thứ nhất, nó làm méo mó đi sự trong sáng của tiếng việt, tiếng dân tộc thiêng liêng. Nó tạo nên một thói quen không tốt trong tác phong sinh hoạt hằng ngày nói chung và trong giao tiếp nói chung. Thứ hai, nó khiến cho người khác cảm thấy khó hiểu, thậm chí là khó chịu khi phải tiếp xúc với những loại ngôn ngữ như vậy. Bên cạnh đó, nó sẽ tạo thành một trào lưu, một tác động xấu làm ảnh hưởng đến văn hóa xã hội…
Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng giới trẻ sử dụng ngôn ngữ 1 cách sai lệch như vậy? Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta có thể nhắc tới là sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội. Thông qua việc giao tiếp tràn lan, mất kiểm soát trên các trang mạng xã hội, ngôn ngữ teen code nhanh chóng trở thành một thứ “mốt” thời thượng của các bạn trẻ. Họ bị ảnh hưởng rất nhiều từ bạn bè và các sản phẩm trên mạng. Bên cạnh đó, tâm lý học theo, tâm lý theo số đông lại càng khiến cho teen code tác động sâu vào các bạn trẻ. Cùng với đó, gia đình và nhà trường vẫn chưa có sự quan tâm sát sao đối với con em trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
Còn đâu việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo lời dạy của Bác Hồ vẫn căn dặn chúng ta. Vẫn biết rằng xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người cần phải đổi thay và phải tiếp thu những cái mới. Nhưng ngôn ngữ của teen thì ngày càng đi ngược lại với thuần phong mỹ tục tốt đẹp mà cha ông ta đã bao nhiêu đời nay vun đắp, xây dựng. Sử dụng ngôn ngữ khó hiểu, tiếng lóng, hay những từ những câu thiếu văn minh lịch sự là điều đáng phê phán, đáng lên án. Việc sử dụng những ngôn ngữ có biến đổi để phù hợp với giới trẻ nên được kiểm soát, để tránh tình trạng lạm dụng và làm mất đi cái hay cái đẹp của tiếng Việt. Các bạn teen cần biết đâu là tốt, đâu là xấu; cần phân biệt được sự sáng tạo và sự biến đổi theo hướng thụt lùi. Người lớn cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, uốn nắn, răn dạy để bọn trẻ có hướng đi đúng với xã hội.
Ngoài ra các cơ quan chức năng, cơ quan văn hóa cũng nên có những biện pháp, những hướng xử lý đối với các bộ phận teen đang ngày càng làm mất đi cái hay của tiếng mẹ đẻ. Có như vậy, thì ngôn ngữ mới không bị biến đổi theo hướng tiêu cực như ngày hôm nay.
Thầy cô – những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn sinh viên, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Bản thân thầy cô cũng cần sử dụng những ngôn ngữ có tính chuẩn mực cao. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.
Nhà trường cần định hướng cho sinh viên những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, tổ chức những cuộc thi, tạo môi trường tích cực, phát huy cũng như khích lệ tinh thần học hỏi để các em nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những sinh viên đi ngược lại xu thế đó.
Trước thực trạng đó, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này. Nhà trường và xã hội phải có những phương pháp giáo dục cụ thể để định hướng các bạn học sinh biết được tác hại của teen code cũng như bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Gia đình cũng cần sát sao hơn với con cái, trao đổi, tâm sự với con cái nhiều hơn để biết được những thay đổi tâm sinh lý của con. Mỗi người hãy là một tấm gương trong giao tiếp để các bạn thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Bản thân các bạn trẻ cũng phải có ý thức trong việc rèn luyện và bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ cũng như trau dồi khả năng ngoại ngữ thật tốt.
Tiếng Việt là thứ tiếng trong sáng và vô cùng ý nghĩa với mỗi con người. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt cũng chính là trau dồi bản thân cũng như thể hiện tình yêu nước. Giới trẻ cần có nhận thức đắn hơn trong việc trau dồi bản thân cũng như việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Viết, mục d (trang 26), đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ
a) Cách thức
- Phân tích dẫn chúng là thao tác chi nhỏ, diễn giải, nhận xét về dẫn chứng đã nếu để người đọc hiểu rõ về nội dung của dẫn chứng và ý nghĩa của chúng trong việc soi sáng cho lí lẽ, luận điểm mà người viết đang muốn thuyết phục. Thông thường, có thể nêu dẫn chứng trước rồi phân tích sau. Ví dụ:
“Một trăm năm trước đây, một người Mỹ vĩ đại, người mà tư tưởng của ông, chúng ta vẫn đang tiếp nối, đã kí Tuyên ngôn Giải phóng con người. Sự ra đời của sắc lệnh quan trọng này như ánh lửa hiệu cho hi vọng của hàng triệu nô lệ da đen, những người đang bị thiêu đốt trên ngọn lửa của sự bất công đáng khinh miệt. Nó ra đời như binh minh rộn rã chấm dứt đêm trường nô lệ ".
(Tôi có một giấc mơ. Mác-tin Lu-thơ Kinh)
Cũng có khi việc nêu và phân tích dẫn chứng lồng vào nhau. Ví dụ:
“Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết then. Làm tưởng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để dãi yến nguy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển: hoặc vui thú ruộng vườn, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mô tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mèo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quỷ nghìn vàng khôn chuộc; và lại vợ bầu con dịu, việc quân cơ trăm sự ích chi tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, cho săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thủ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”.
(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người khác từ bỏ những ý kiến, quan điểm sai lệch, từ đó, có nhận thức và hành động đúng. Nội dung bác bỏ là những luận điểm hoặc lí lẽ, dẫn chứng hay cách thức lập luận của đối tượng. Cách thức bác bỏ là dùng thực tế hoặc phép suy luận.... để chỉ ra, phân tích cái sai hoặc điểm tồn tại, hạn chế của luận điểm, luận cứ hoặc lập luận. Khi bác bỏ, cần có thái độ khách quan, dùng mực, lịch sử, cần cân nhắc từng khía cạnh, tránh vội vàng bảo bỏ, phủ nhận tất cả. Không nên đưa ra ý kiến bác bỏ một cách chung chung. tránh nói quá hoặc nói chưa tới.