Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
Mở đoạn:
- Giới thiệu bài thơ "Bếp lửa", khái quát tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh sáng tác.
+ Dẫn vào khổ thơ cuối đầy cảm xúc.
Thân đoạn:
- Nội dung khổ thơ cuối: tình cảm sâu sắc mà tác giả bày tỏ dành cho người Bà của mình trong khoảng không thời gian ở hiện tại.
- Phân tích:
+ "Giờ cháu đã đi xa": thông báo với bà hiện tại mình sống như thế nào.
+ "Có ngọn khói trăm tàu", "Có lửa trăm nhà", "Niềm vui trăm ngả": tác giả thể hiện việc bản thân đã ở ngoài có nhiều điều mới mẻ, vui vẻ đến với nhà thơ khi xa nhà, xa bà qua điệp ngữ "có" và số từ "trăm".
-> Từ đó diễn đạt đến tình cảm của Bằng Việt.
+ "Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"
-> Người cháu không khi nào quên về bếp lửa mà bà nhóm nên, một tình yêu thương, lòng tin tưởng chân thành bao la và hơn cả là đã nuôi nên tâm hồn tác giả.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.
Em tham khảo:
Bài thơ Bếp lửa là một bài thơ xuất sắc về tình cảm bà cháu. Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.
Phép lặp: bà
Trong bài thơi bếp lửa của Bằng Việt, hình ảnh người bà làm em cảm thấy rất ấn tượng.Hình ảnh bà trong dòng kí ức tuổi thơ cháu hiện lên thật gần gũi, thiêng liêng với tình yêu thương vô bờ, sự che chở và bao bọc.Người bà trong bài hiện lên vừa là người mẹ, vừa là người trai của tác giả.Đó là người mẹ già với cái lưng còng ngày ngày nhóm lửa để sưởi ấm, nấu ăn,chăm sóc câu; là người tra dậy dỗ cậu lên người;và người bà luôn yêu thương cháu. Tuy cuộc sống vất vả, khó khăn nhưng bà văn luôn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho cậu. Tuổi bà tuy đã già và đáng lí ở cải tuổi đó bà phải được nghỉ ngươi nhưng bà vẫn phải đi là để lo cho cuộc sống của mình và cháu. Bà là người đã chuyền lăng lượng và niềm tin trong cuộc sống cho nhiều người trong đó có cả con và cháu mình. Cả một đời bà chỉ ỹ và lo cho con cháu mà không quan tấm đến bản thân. Ngay kể cả khi nhà bị giặc đốt bà vẫn không muốn để cho con biết vì sợ con lo.Qua từng câu thơ, từng con chữ ta có thể cảm nhận được những đức tính, sự hinh sinh của bà được khơi ra với lòng biết ơn, tự hào sâu sắc của tác giả. Điều đó có thế trướng tỏ một điều rằng bà là một thứ vô cùng quý ra và thiêng liêng trong đối với tác giả và bà cũng là một người phụ nữ đẹp trong mọi thơi đại.
Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà. Mở đầu khổ sáu của bài thơ “bếp lửa”, tác giả viết:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
Ở đây, từ láy “lận đận” được đảo lên trước cùng hình ảnh ẩn dụ “biết mấy nắng mưa” gợi cả chiều dài cuộc đời đầy khó nhọc, vất vả của bà. Tuy mấy chục năm đã trôi qua nhưng cho đến tận bây giờ, bà vẫn giữa thói quen dậy sớm để nhóm bếp. Hơn nữa, ông viết tiếp:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Ở bốn câu trên, ông dùng biện pháp điệp ngữ “nhóm” để khẳng định, nhấn mạnh giá trị lớn lao của những việc bà làm và “nhóm” là từ nhiều nghĩa. Từ “nhóm” trong hình ảnh “nhóm bếp lửa” và “nhóm nồi xôi” là nghĩa gốc, nó có nghĩa là làm cho, giữ cho ngọn lửa bén và cháy lên. Còn từ “nhóm” trong hình ảnh “nhóm niềm yêu thương” và “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nghĩa chuyển (ẩn dụ), nó cho thấy niềm vui, niềm tin, tình yêu thương mà người bà đã nhen nhóm trong lòng người cháu. Qua đó, tác giả thể hiện bà là người tần tảo, giàu đức hi sinh và bà chính là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam. Người cháu không chỉ suy ngẫm về cuộc đời bà mà còn suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh cụ thể, quen thuộc mà bà nhen mỗi sớm, bếp lửa biểu tượng cho người bà, cho người phụ nữ Việt Nam, bếp lửa trở thành biểu tượng của tình yêu thương, của sức sống, niềm tin và kỉ niệm thời thơ ấu. Hơn nữa, bếp lửa còn là hình ảnh quê hương đất nước trong lòng những đứa con xa xứ luôn hướng về cội nguồn. Chính vì vậy người cháu thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Nghệ thuật đảo ngữ “kì lạ và thiêng liêng” và câu cảm thán được dùng để thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, bất ngờ của người cháu khi khám phá ra được điều kì lạ và giá trị thiêng liêng của hình ảnh bếp lửa. Để cho thấy những suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa của người cháu, thi sĩ đã sử dụng từ láy, nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ và câu cảm thán.
Ý nghĩa: 2 BPTT đã làm cho người đọc thấy tình cảm vĩ đại, lớn lao của bà dành cho cháu, tình cảm ấy được ví như ''ngọn lửa'' ấm mãi trong tâm trí của cháu, một ngọn lửa mang trọn vẹn tình yêu và niềm tin của bà
Thamkhao
+ Ẩn dụ: ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, thắp sáng lên ý chí, hi vọng và nghị lực.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu.