K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2022

Tham khảo :

Vũ Khoan từng là Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Ông đã từng viết bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” để khuyên lớm trẻ Việt Nam bước vào thể kỉ mới cần nhận ra những điểm mạnh, từ bỏ những điểm yếu. Trong bài viết có những lời nhắc nhở chân tình sau đây: “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới … nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối họ chay, học vẹt nặng nề …”.

Vậy hành trang là gì? Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen … để bước vào một thời kì mới. Thế nào là thế kỉ mới? Đây là cụm từ chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học, của thế giới mạng. Thế kỉ mới (thế kỉ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, điện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới”.

Tại sao phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới? vì muốn định hướng cho tương lại thì trước hết chúng ta phải bắt tay vào chuẩn bị và cải thiện lại bản thân mình. Đây là khâu quan trọng mở đầu cho các khâu tiếp theo. Nó mở ra hướng đi trong việc chuẩn bị các hành trang tiếp theo. Dù là thời kì đồ đá hay đồ đồng, kể cả thời hiện đại, dù ở nước Mỹ hay ở Việt Nam thì bản thân con người bao giờ cũng là trung tâm của sự phát triển. Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới, nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người càng nổi trội. Muốn chuẩn bị cho bản thân thì phải nhận ra xái mạnh và cái yếu của chính mình.

Cái mạnh của con người Việt Nam là gì? Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Sự thông minh nhanh nhạy là một mặt mạnh mà không ai có thể phủ nhận. Nhờ vậy mà dân tộc ta có thể tồn tại và phát triển quan 4000 năm lịch sử đầy thăng trầm biến động bởi thù trong, giặc ngoài; mới vượt qua được bao thử thách nghiệt ngã, vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Nhiều tấm gương thành công của con người Việt Nam đã chứng minh điều này. Ngày xưa, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã làm cho vua Trung Quốc phải nể phục… GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước với giải Fields Toán học.

Cái yếu của con người Việt Nam là gì? Cái yếu của người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề … Vậy học vẹt là gì? Học vẹt là học mà không hiểu bải, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Học vẹt là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc nhưng không biết áp dụng kiến thức đó vào thực hành. Học sinh cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra nhưng rốt cục chẳng hiểu vấn đề. Còn thế bào là học tủ? “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vàn kiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi. Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính chất may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi – kiểm tra mà không trúng “tủ” thì sẽ nhận được điểm kém. Trong Luận văn thị phạm, Nghiêm Toản đã viết:

“Sự học mà đã hạ xuống là “học tủ” thù chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa”.

Vậy chúng ta phải làm gì để chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? chúng ta phải lấp đầy túi hành trang của mình bằng những điểm mạnh và vứt bỏ điểm yếu. Chúng ta đang sống, sinh hoạt, học tập trên đất nước Việt Nam; chúng ta thừa hưởng, sự thông minh, nhạy bén của cha ông. Và giờ đây, chúng ta phải biến thế mạnh ấy thành kho tàng riêng của mình bằng cách ra sức học tập để bồi dưỡng cho kho tàng ấy ngập tràn kiến thức. Bởi lẽ “kiến thức là sức mạnh”, chỉ có kiến thức, tuổi trẻ mới có sức mạnh xây dựng đất nước phát triển. Nhưng để làm được điều đó chúng ta phải học những gì, học ra sao? Có lẽ không phải là học vẹt, học tủ …. Mà phải thay đổi phương pháp học tập, “học đi đôi với hành” ….

“Học kiến thức phải giỏi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chín nhờ cách ấy tôi đã trở thành nhà khoa học” (Einstein).

Trong một thế giới đang phát triển, nước ta lại phải cùng lúc giải quyết ba nhiệm vụ; thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hâu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Để hoàn thành sự nghiệp ấy con người Việt Nam phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bước chân vào thế kỉ mới, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội; hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ … nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách. Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.

3 tháng 8 2018

NDĐT – Cho đến những ngày cuối cùng của năm 2017, khi chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện bài viết này thì vẫn liên tiếp nhận tin tức về cơn bão 15 và nối tiếp là bão số 16. Tràn qua Philippines làm gần 360 người chết và mất tích, quần thảo trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cơn bão có tên quốc tế là Tembin được dự báo ở cấp thảm họa đe dọa các tỉnh Nam Bộ. Dường như, thiên tai chưa khi nào “ngưng nghỉ” trên dải đất hình chữ S. Năm 2017, bão, mưa ngập, lũ ống, lũ quét, sạt lở trực tiếp và ảnh hưởng hầu hết các tỉnh trong cả nước, khiến cho một năm qua đi để lại những dư âm nặng nề, ám ảnh…

2 tháng 4 2019

Câu 1:

Những tác giả người Hà Nội và những tác phẩm viết về Hà Nội :

- Tác giả : Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ, Nguyễn Huy Thiệp, Vũ Bằng...

- Tác phẩm : Hà Nội trong cơn lốc (Vũ Bằng), Hà Nội và hai ta (Thơ, Tế Hanh), Chuyện cũ Hà Nội (truyện tư liệu, Tô Hoài), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (bút ký, Nguyễn Tuân)...

Câu 2:

STT HỌ TÊN BÚT DANH TÁC PHẨM CHÍNH
1 Nguyễn Sen Tô Hoài Dế Mèn phiêu lưu kí, Truyện Tây Bắc, Cát bụi chân ai, O chuột
2 Bùi Đình Diệm Quang Dũng Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ,
3 Nguyễn Đình Thi Nguyễn Đình Thi Tiếng hát con tàu, Mặt trận trên cao, xung kích
4 Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân Vang bóng một thời, Tùy bút Sông Đà, Cô Tô

Câu 3:

Một số tác phẩm viết về Hà Nội : Hà Nội phố (thơ, Phan Vũ), Thú ăn chơi người Hà Nội (Băng Sơn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng),...

Câu 4:

Nhắc đến Hà Nội là fải nhắc đến 36 Phố Phường hay vẫn được gọi là "The Old Quarter". Từ thời kinh thành Thăng Long, khu phố cổ Hà Nội đã được coi là một siêu thị khổng lồ xuất hiện sớm rồi. Ở đây tập trung buôn bán đủ thứ nghề, bạn có thể tìm được mọi thứ ở trong khu vực này. Tên của phố được đặt dựa trên những mặt hàng bán ở phố đó, và mỗi phố lại đặc trưng cho một loại hàng hoá riêng. Ví dụ, đến phố Hàng Mắm, bạn sẽ thấy cả dãy phố chỉ bán bia mộ hehe, hay như phố Hàng Bạc, nhà nào cũng bán đồ vàng bạc đá quý, phố Hàng Đào thì tràn ngập quần áo,....Nhưng bây giờ thì ko fải phố nào cũng giữ được những nghề truyền thống nữa, chỉ còn lại số ít thôi!

Kiến trúc phố cổ cũng rất đặc biệt. Đó là kiến trúc nhà hình ống. Mặt tiền thường rất hẹp, nhưng lại sâu hun hút ở bên trong thậm chí có thể thông sang cả phố khác. Lý giải điều này, các nhà sử học có giải thích, những ngôi nhà hình ống được xây dựng để tránh thuế mặt tiền. Có vậy mới thấy người Hà Nội xưa khôn fải biết hehee. Còn nữa, đã đi vào phố cổ Hà Nội, nếu ko có người dẫn đường, đảm bảo 100% là bạn sẽ bị lạc giữa một đống phố cổ với những nét kiến trúc na ná nhau. Cả khu phố cổ cứ như một mê cung khổng lồ nằm giữa lòng Hà Nội. Những người ở Hà Nội lâu mà ko sống trong khu phố cổ thì cũng dễ bị lạc như khách thăm quan.

Phố cổ vào lúc hoàng hôn và ban đêm là tuyệt vời nhất. Ai thăm Hà Nôi lúc hoàng hôn nên đến Hồ Gươm rồi đi dạo một vòng quanh khu phố cổ sẽ thấy Hà Nội đẹp tuyệt vời, lung linh huyền ảo trong nắng chiều với những mái ngói của những ngôi nhà cổ nghiêng nghiêng trong nắng nhạt buổi chiều. Tóm lại đã ở Hà Nội thì cảm giác này là hiểu rõ nhất, đặc biệt là với người sống lâu trong khu phố cổ. Ban đêm, phố cổ luôn nhộn nhịp vì nó đã thành phố đi bộ, đông khủng khiếp nhất là mấy ngày giáp Tết. Chính vì thế, đi dạo trong khu phố cổ lúc nào cũng cảm thấy ấm áp lạ kì nhất là vào mùa đông, hơi nóng của những ánh đèn, hơi nóng của những gánh hàng rong bán đồ ăn đêm, nhiều món lắm,... hơi nóng đựơc hâm lên bởi không khí nhộn nhịp tại các gian hàng.

Âm thanh tiếng chim tu hú gợi em nhớ đến bài "Bếp lửa" của Bằng Việt 

a. "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

 Tú hú kêu trên những cánh đồng xa

 Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

 Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

 Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế."

Nội dung: Khổ thơ tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình và quê hương đầy thương nhớ của tác giả khi sống với bà. 

29 tháng 6 2023

Âm thanh của tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ "Bếp lửa". Tên tác giả: Bằng Việt

Câu a:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu b:

Nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép: Gợi kỉ niệm của tác giả khi lên tám tuổi nhóm lửa, ở cùng bà, được bà chăm sóc đồng thời thể hiện sự tự trách của nhà thơ khi rời xa bà mà chưa đền đáp được công ơn của bà qua tiếng chim tu hú kêu tha thiết ở ngoài đồng xa.