Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Nước chảy đá mòn
C. Rau nào sâu ấy
D. Lên thác xuống ghềnh
Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Câu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng." (Vũ Ngọc Phan)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Câu 4. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?
A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải
B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân
C. Đừng nên coi trọng của cải
D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải
Câu 5. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"?
A. Người làm ra của, của không làm ra người
B. Người sống đống vàng
C. Người ta là hoa của đất
D. Người còn thì của còn
Câu 6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho
B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa
C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ
D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch
Câu 7. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?
A. Gia đình thân yêu của em.
B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"
C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này
Câu 8. Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?
A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?
B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?
C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?
D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?
Câu 9. Văn bản “ Chống nạn thất học” Của tác giả nào?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Đặng Thai Mai.
C. Hoài Thanh.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 10, Luận điểm nào không phải là luận điểm trong văn bản “ Chống nạn thất học?
A. Kêu gọi toàn dân chống nạn thất học.
B. Kêu gọi mọi người phải thực hiện công việc nâng cao dân trí.
C. Mọi người hãy cùng nhau tham gia công cuộc xây dựng nước nhà, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
D. Phải luôn tạo thói quen tốt trong cuộc sống.
Câu 11. Trong các câu sau câu nào là câu rút gọn:
A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
B. Người ta là hoa của đất.
C. Chị ngã, em nâng.
D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Câu 12. Trong các câu sau câu nào không phải câu rút gọn:
A. Ăn Cây nào rào cây ấy.
B. Thương người như thêt thương thân.
C. Một người bằng mười mặt của.
D. Học thầy không tày học bạn.
Câu 13. Câu rút gọn là :
A, Câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
B. Câu ngắn gọn.
C. Câu không xác định được chủ ngữ hay vị ngữ.
D. Câu được lược bỏ một số thành phần của câu.
. Câu 14. Theo em tại sao không nên rút gọn câu in đậm sau:
- Mẹ ơi hôm nay con được điểm 10.
- Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế?
- Bài kiểm tra toán.
A. Làm câu quá ngắn gọn
B. Làm cho người đọc hiểu sai.
C. Làm cho câu nói trở nên cộc lốc, khiếm nhã.
D. Gây bất lịch sự, thiếu tôn trọng.
Câu 15. Tại sao trong thơ, tục ngữ thường dùng câu rút gọn:
A. Làm câu gọn hơn,
B. Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
D. Làm thông tin nhanh hơn.
Bài 6: Chỉ ra lỗi sai về quan hệ từ và viết lại câu sau khi sửa lại:
a. Mặc dù em đã áp dụng nhiều phương pháp học tập nhưng em vẫn tiến bộ về môn toán.
b. Qua cuộc trưng bày hàng Việt Nam chất lượng cao cho chúng ta tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế.
c. Tuy bạn Mai là người gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh gia đình nghèo, cha mẹ ốm đau, ông bà già yếu và bản thân phải kiếm việc làm có tiền ăn học thành công.
d. Bà con nông dân cần đề phòng sự phá hại (viết lại hoại) châu chấu.
Bài 8:
1/ Mở bài:
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạttình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
2/ Thân bài:
a) Giải thích:
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật làsâu sắc.
-“Nhiễu điều” là tấm vải đỏ;
-“giá gương” là giá đỡ tấm gương.
Nghĩa đen : Hình ảnh“Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạchvà làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương.
- “Phủ lấy” nhắc nhở, thểhiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều.
+ Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở.
+ Lấy nghĩa bóng đó, dângian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương,đùm bọc, che chở cho nhau:
“Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Đó làmột lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
b)Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?
- Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em.
-Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử.
- Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó vớinhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đógặp khó khăn hoạn nạn.
- Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phảihoà nhập vào cộng đồng.
- Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
- Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượtqua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹphơn.
-Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta.
- những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèokhó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về vớicuộc sống bình thường.
c)Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó?
-Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trướcnỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc.
- Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đángtrân trọng.
- Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam .
- Chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời.
- Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoànkết dân tộc.
3. Kết Bài:
Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Chúc bạn học tốt!