K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2020

a) Câu Hay là chỉ lại… không chứa hàm ý. Đó chỉ là một câu nói dở dang.

b) Câu nói của người con trai có hàm ý: cháu không xứng đáng để bác vẽ, ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa mới xứng đáng.

a) Câu Hay là chỉ lại… không chứa hàm ý. Đó chỉ là một câu nói dở dang. b) Câu nói của người con trai có hàm ý: cháu không xứng đáng để bác vẽ, ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa mới xứng đáng.

*Câu in đậm: 

Hay chỉ tại..

Không,bác đừng mát công vẽ cháu.Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa!

Đây là câu mang hàm ý : anh thanh niên không xứng đáng để bác vẽ, mà ông kĩ sư làm rau mới xứng đáng được ông khắc họa.

Câu 1:  Cho biết hàm ý của những câu sau:a. Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng là cho mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:            Không, bác đừng mất công vẽ cháu!Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa.b.  - Anh tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch...
Đọc tiếp

Câu 1:  Cho biết hàm ý của những câu sau:

a. Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng là cho mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

            Không, bác đừng mất công vẽ cháu!Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa.

b.  - Anh tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

- Có gì đâu mà sang trọng. Chúng tôi cần bán các thứ này đi để...[...]

- Ối dào! Thật là càn giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

c. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

 

Câu 2: Tìm và gạch chân khởi ngữ trong các câu sau:

            a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này, ông khổ tâm hết sức.

          b. - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

                                                                                         (Nam Cao, Lão Hạc)

            c. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

                                                             (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

            d. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

                                                               (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

            e. Đối với cháu thật là đột ngột.

f. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và dương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về, nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi. Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo.

                                                                                         (Rô-bin-xơn Cru-xô)

1
17 tháng 2 2021

Câu 1:

a, Anh cho rằng ông kĩ sư dưới vườn rau Sapa xứng đáng được vẽ hơn mình

b, Anh Tấn không muốn cho những thứ đồ đó

c, Ta không lấy mình

Câu 2:

a, Điều này

b, Đối với chúng mình

c, một mình

d, làm khí tượng

e, đối với cháu

f, Còn về diện mạo của tôi,

Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:- Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín...
Đọc tiếp

Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
- Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

từ ý nghĩa đoạn trích trên trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn của con người trong cuộc sống

 

2
2 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt trong cuộc sống hiện nay...) 

Thân đoạn: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm khiêm tốn là gì? 

Vai trò của khiêm tốn: 

+ Giúp cho con người nhận thức được khả năng của mình 

+ Được mọi người quý trọng 

+ Giúp chúng ta dễ dàng thành công trong cuộc sống 

... 

Dẫn chứng: 

Ví dụ: Lấy ví dụ về một người học giỏi nhưng khiêm tốn mà em biết.  

Bàn luận mở rông: 

Trái với khiêm tốn là gì? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự khiêm tốn? 

Kết đoạn. 

Trình bày vai trò của khiêm tốn thêm một lần nữa. 

_mingnguyet.hoc24_ 

2 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của tác giả  Ng Thành Long.

+ Dẫn vào đoạn trích trên.

Thân đoạn:

- Ca ngợi đức tính khiêm tốn của anh thanh niên.

- Biểu hiện của tính khiêm tốn:

+ Không tự cao tự đại, không kiêu ngạo.

+ Luôn cho rằng mình còn nhiều điều cần học hỏi.

+ Luôn chăm chỉ, cố gắng.

- Vì sao phải có tính khiêm tốn?

+ Giúp cho con người ta không bị vấp ngã trên đường đua chỉ bởi vài giây chạy nhanh hơn người khác.

+ Để cho bản thân con người ta phát triển hơn.

+ Đó là tính mà ai cũng cần có, một đức tính tốt đẹp.

+ Đó là một truyền thống quý báu.

Dẫn chứng:

Karl Marx từng nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều”. 

Bác Hồ là tấm gương sáng cho đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình bác luôn giữ cho mình một lối sống giản dị, thanh đạm.  (Tham khảo nha)

- Phản đề:

+ Phê phán những người không có tính khiêm tốn.

- Mở rộng:

+ thực trạng:

-> Hiện nay có một số người luôn tự cao.

--> Hậu quả của việc không khiêm tốn là gì? (bản thân khó phát triển, không được mọi người xung quanh yêu mến,..)

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân em.

Bài tập 1. Cho đoạn văn sauCổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. ông lão lặng đi, tưởng như đếnkhông thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếnghỏi, giọng lạc hẳn đi:- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…1. Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu những nétchính về tác giả và hoàn cảnh ra...
Đọc tiếp

Bài tập 1. Cho đoạn văn sau
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. ông lão lặng đi, tưởng như đến
không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng
hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
1. Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu những nét
chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn bản?
2. Truyện được kể theo điểm nhìn và giọng điệu của nhân vật nào? Ở ngôi thứ mấy?
Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể?

Bài tập 2.
1. Truyện ngắn Làng được xây dựng trên tình huống truyện như thế nào?
2. Tại sao khi xây dựng nhân vật chính, tác giả để nhân vật luôn hướng về Làng Chợ
Dầu nhưng khi đặt tên truyện lại chỉ đặt là Làng mà không đặt là Làng Chợ Dầu?

0
Đoạn 1: Cho đoạn văn sau: “Cổ ông lào nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại… - Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào...
Đọc tiếp

Đoạn 1: Cho đoạn văn sau:

“Cổ ông lào nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.

Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…”

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?

Câu 2: Tình huống mà nhân vật chính gặp là gì ?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm này. Đoạn văn khoảng 12 -15 cấu và được triển khai theo cách Tổng – phân – hợp, có sử dụng phép nối.

40
8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Làng – Kim Lân

- Nhan đề:

+ Làng không chỉ là làng chợ Dầu mà là khắp các làng quê Việt Nam, làng tồn tại mang một ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người nông dân Việt Nam.

+ Gợi lên chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

è Làng vừa là tình yêu làng của riêng ông Hai, vừa là cái chung thể hiện tấm lòng của người dân quê.

Câu 2: Tình huống

- Khi đi tản cư, xa quê, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư ở dưới xuôi lên.

- Tác dụng: Thể hiện tình yêu quê sâu sắc, nhận thức mới về tình quê hương, đất nước. Tạo kịch tính và bộc lộ tư tưởng tác phẩm.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên:

Miêu tả cảm xúc, hành động của nhân vật ông Hai rất đau đớn, xót xa nhưng phải tỏ ra gắng bình tĩnh như không có gì khi nghe những người tản cư dưới xuôi nói về làng chợ Dầu đã theo giặc.

Câu 4:

Câu chủ đề: Ông Hai là người có tình yêu làng hòa quyện gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.

- Những ngày ở khu tản cư, luôn nhớ về quá khứ ở làng cùng với anh em đồng chí, đào hầm, hào…; luôn khoe về làng của mình đẹp và anh dũng chiến đấu; luôn lắng nghe mọi thông tin về làng và về chiến tranh như một thói quen không thể thiếu…

- Khi mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:

+ Sững sờ, xấu hổ, uất ức “nghẹn ắng không thở được”, “da mặt tê rận rân”

+ Trấn tĩnh lại hỏi lại vì sợ nhầm lẫn nhưng cuối cùng bị dội gáo nước lạnh vì tin sét đánh được nói là thật à Không chỉ xấu hổ mà còn thấy mất tất cả niềm vui, hạnh phúc

- Về đến nhà, nằm vật ra, tự chất vấn, suy xét từng người một.

- Những ngày sau, ông dằn vặt, xấu hổ, không biết đi đâu, ông quyết định chon quê hương vì “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”, nhưng ông lại không thôi được tình cảm với làng, ông tâm sự với con để giải tỏa đằn vặt, chia sẻ đau thương.

- Cuối cùng, khi nhận được tin đính chính, ông rạng ngời, hạnh phúc hẳn lên

à Tình yêu làng luôn thống nhất với tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt, qua dòng diễn biến tâm trạng của ông Hai ta nhận ra, ông là người biết cách từ bỏ, hi sinh sự ích kỉ cá nhân vì tình yêu lớn là đất nước. Một tấm gương nông dân sáng thời chống Pháp.

18 tháng 5 2021

Câu 1:

- Làng – Kim Lân

- Nhan đề:

+ Làng không chỉ là làng chợ Dầu mà là khắp các làng quê Việt Nam, làng tồn tại mang một ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người nông dân Việt Nam.

+ Gợi lên chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

è Làng vừa là tình yêu làng của riêng ông Hai, vừa là cái chung thể hiện tấm lòng của người dân quê.

Câu 2: Tình huống

- Khi đi tản cư, xa quê, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư ở dưới xuôi lên.

- Tác dụng: Thể hiện tình yêu quê sâu sắc, nhận thức mới về tình quê hương, đất nước. Tạo kịch tính và bộc lộ tư tưởng tác phẩm.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên:

Miêu tả cảm xúc, hành động của nhân vật ông Hai rất đau đớn, xót xa nhưng phải tỏ ra gắng bình tĩnh như không có gì khi nghe những người tản cư dưới xuôi nói về làng chợ Dầu đã theo giặc.

Câu 4:

Câu chủ đề: Ông Hai là người có tình yêu làng hòa quyện gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.

- Những ngày ở khu tản cư, luôn nhớ về quá khứ ở làng cùng với anh em đồng chí, đào hầm, hào…; luôn khoe về làng của mình đẹp và anh dũng chiến đấu; luôn lắng nghe mọi thông tin về làng và về chiến tranh như một thói quen không thể thiếu…

- Khi mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:

+ Sững sờ, xấu hổ, uất ức “nghẹn ắng không thở được”, “da mặt tê rận rân”

+ Trấn tĩnh lại hỏi lại vì sợ nhầm lẫn nhưng cuối cùng bị dội gáo nước lạnh vì tin sét đánh được nói là thật à Không chỉ xấu hổ mà còn thấy mất tất cả niềm vui, hạnh phúc

- Về đến nhà, nằm vật ra, tự chất vấn, suy xét từng người một.

- Những ngày sau, ông dằn vặt, xấu hổ, không biết đi đâu, ông quyết định chon quê hương vì “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”, nhưng ông lại không thôi được tình cảm với làng, ông tâm sự với con để giải tỏa đằn vặt, chia sẻ đau thương.

- Cuối cùng, khi nhận được tin đính chính, ông rạng ngời, hạnh phúc hẳn lên

à Tình yêu làng luôn thống nhất với tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt, qua dòng diễn biến tâm trạng của ông Hai ta nhận ra, ông là người biết cách từ bỏ, hi sinh sự ích kỉ cá nhân vì tình yêu lớn là đất nước. Một tấm gương nông dân sáng thời chống Pháp.

 
               
 
15 tháng 11 2017

Chọn đáp án: B.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: - Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để. - Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào: - Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu:

- Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để.

- Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:

- Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.

Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

(Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr165, 166)

Câu 1: Giải nghĩa các từ khuân, vác được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2: Phân tích các thành phần ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

Câu 3: Viết bài văn nghị luận, không quá 300 chữ, phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn văn. Qua đó, nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

59

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Khuân: hành động dùng sức của tay để di chuyển vị trí của vật.

- Vác: hành động đặt vật lên vai để di chuyển vị trí của vật.

Câu 2: Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

+ Chủ ngữ: Ông lão

+ Vị ngữ: vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.

-> Câu đơn.

Câu 3: Bài làm phải đảm bảo những ý chính như sau:

3.1: Giới thiệu chung:

-  Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

-  Truyện ngắn “Làng” - một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

- Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

3.2: Phân tích:

a/ Hoàn cảnh của nhân vật:

- Đang phải dời quê hương đi tản cư.

- Tuy vậy, ông vẫn luôn mong ngóng, theo dõi tin tức ở quê nhà.

b/ Diễn biến tâm trạng nhân vật:

- Ban đầu, ông luýnh quýnh khi nghe người ta nói Tây về làng chợ Dầu khủng bố "quay phắt lại lắp bắp hỏi" và tin tưởng làng chợ Dầu yêu nước sẽ kiên quyết đánh Tây "Thế ta giết được bao nhiêu thằng?".

- Khi nghe tin làng theo Tây:

+ "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được." -> Ông bàng hoàng, kinh ngạc. Đây là một cú sốc lớn với ông.

+ "Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…" -> Ông muốn xác nhận lại thông tin vì không thể tin, không muốn tin vào điều đó. Nỗi đau đớn khiến ông mất hết cả tinh thần, trở nên suy sụp.

+ Ông "đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng", "vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng", "cúi gằm mặt xuống mà đi", "nằm vật ra giường" -> Ông đau đớn vì làng mình theo giặc, tủi hổ vì làng quê ông vốn rất yêu thương, tự hào nay lại phản bội cách mạng, đi làm Việt gian. 

+ Rồi ông "tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra". Đó là giọt nước mắt của khổ đau, của sự bất lực vì giờ khắc này ông không thể thay đổi, phủ nhận được thông tin ấy.

+ Ông nghĩ đến những đứa con, trong đầu dằn vặt biết bao câu hỏi"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông vô cùng xấu hổ, nhục nhã vì là người con của một mảnh đất Việt gian, thương xót cho những đứa con vì cũng mang cái danh đáng xấu hổ ấy.

+ Đỉnh điểm của nỗi đau khổ, giận dữ "ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!" 

=> Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ  trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

=> Qua đó, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông Hai.

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, căng thẳng để nhân vật bộc lộ tính cách.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất tài tình, cảm động.

3.3: Đánh giá:

- Qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân đã mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.