K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2022

tham khảo:

Chàng Thạch Sanh là nhân vật cổ tích mà em yêu quý và ngưỡng mộ nhất. Vì chàng có một tấm lòng nhân hậu, thương người, trượng nghĩa vô cùng. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, dù trải qua bao thử thách cam go vẫn không đổi thay. Chàng bất chấp tất cả, một mình chiến đấu với chằn tinh trong miếu thờ. Một mình lần theo dấu vết, tìm đến tận sào huyệt của con đại bàng ác độc. Lại một mình dũng cảm nhảy xuống hang sâu cứu người. Tất cả những khó khăn ấy như ngọn lửa hồng nung đỏ lên tấm lòng vàng của chàng. Đối với em, Thạch Sanh là một người anh hùng cao cả, đáng để noi theo.

29 tháng 1 2022

trần ngọc thảo quyên đọc lại đề bài

 

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ nhân vật Thạch Sanh trong câu chuyện "Thạch Sanh", ta cố thể thấy: Thật thà là đức tính mà ai cũng cần phải tu dưỡng. Thật thà như không khí, nước, ánh sáng cho mỗi chúng ta. Tâm hồn có trong sáng mới sống thật thà. Người sống thật thà không bao giờ bịa chuyện nói xấu ai, không lừa dối ai để kiếm lợi. Học sinh nào quay cóp trong thi cử là lừa thầy dối bạn. Buôn bán dùng hàng giả để lừa bịp người tiêu dùng, để có “nhất bản vạn lãi” là đồ gian manh, bịp bợm. Bọn cán bộ biến chất hoặc chạy chức, chạy án, hoặc đục khoét của công để làm giàu là bọn gian manh, lưu manh rất đê tiện bỉ ổi, bị pháp luật trừng trị, bị nhân dân phỉ nhổ. Chúng ta phải trau dồi tính thật thà, sống trung thực để làm người có văn hóa, có đạo đức tốt. Ông bà cha mẹ, thầy cô giáo cần sống thật thà để nêu gương sáng cho con cháu, cho học sinh noi theo. Nhiều em bé, nhiều học sinh bắt được của rơi đã trả lại cho người mất của, được báo chí nêu gương, ngợi ca. Đó là hình ảnh người tốt, việc tốt, để lại tiếng thơm cho gia đình và nhà trường.

18 tháng 9 2021

Cái con này, mày không biết mày lên mày hỏi à, tí nữa tao méc cô Phương

 

Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi...
Đọc tiếp

Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).

Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?

Câu 5. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Câu 6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

 

2
19 tháng 3 2022

Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ: được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông, với các chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu.

Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

- Các sự kiện chính trong tác phẩm:

Sự ra đời kì lạ của Thạch SanhGặp gỡ và kết nghĩa anh em với Lí ThôngThạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công.Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, nhưng bị Lí Thông hãm hại.Thạch Sanh cứu con vua thủy tề, được đền ơn nhưng lại bị hồn đại bàng, chằn tinh hãm hại.Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, minh oan cho mình và Lí Thông bị trừng trị.Thạch Sanh lấy công chúa và đánh bại mười tám nước chư hầu.

- Sự kiện thích nhất: Thạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công. Vì sự kiện này thể hiện sức mạnh phi thường của Thạch Sanh.

Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

- Sự thật thà chất phác (thay mẹ con Lí Thông đi canh miếu, kể lại sự việc đã giết đại bàng cho Lý Thông)

- Tài năng và sự dũng cảm (giết chằn tinh, đại bàng)

- Tấm lòng nhân đạo khoan dung, yêu hòa bình (tha cho mẹ con Lí Thông, tha cho mười tám nước chư hầu)

Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?

- Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo.

- Người mẹ phải mang thai nhiều năm mới sinh được.

- Khi trưởng thành được thiên thần dạy cho nhiều võ nghệ và phép thần thông.

=> Cho thấy xuất thân phi thường của Thạch Sanh. Những nhân vật ra đời và lớn lên phi thường nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Họ chính là những người anh hùng đại diện cho nhân dân.

- Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh, giết đại bàng.

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù.

- Tiếng đàn và niêu cơm thần giúp đánh bại các nước chư hầu.

=> Góp phần khắc họa phẩm chất của Thạch Sanh: dũng cảm, gan dạ và thông minh.

Câu 5. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Qua các chi tiết kết thúc truyện, nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

Câu 6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

Tiếng đàn đã nhân danh công lý, chính nghĩa để đòi lại công bằng cho Thạch Sanh. Tiếng đàn kể lại những chiến công của Thạch Sanh - bênh vực người có công, tố cáo kẻ cướp công, nói lên sự thật một cách mạnh mẽ, dứt khoát.

19 tháng 3 2022

Câu 1: Thạch Sạch thuộc kiểu nhân vật vật dũng sĩ. 

Câu 2:  Sự kiện chính trong Thạch Sanh:

+ Sự ra đời kì lạ, lai lịch của Thạch Sanh.

+ Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.

+ Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh, bị cướp công.

+ Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa và thái tử bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.

+ Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.

+ Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần khiến các nước chư hầu xin hòa.

- Em thích nhất sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh vì nó đem đến cảm giác huyền bí, siêu nhiên đối với em. Em cảm nhận ngay từ đầu Thạch Sanh không phải là người bình thường mà là một vị anh hùng dân tộc.

Câu 3: Theo em, Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng, dễ tin lời người khác, sẵn sàng cứu giúp mà không màng hoàn cảnh, sự đền ơn. 

- Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy:

+ Thạch Sanh tin lời Lý Thông đi trông canh miếu chằn tinh, đem đầu con yêu quái cho Lý Thông.

+ Thạch Sanh tha không giết mẹ con Lý Thông.

Câu 4: Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:

+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.

+ Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.

+ Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.

+ Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

+ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.

+ Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.

+ Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.

+ Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

- Những chi tiết này có tác dụng trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh:

+ Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh

+ Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh.

+ Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa – ước mơ, khát vọng công bằng, sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Câu 5: Các chi tiết kết thúc truyện là cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng, những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng, sống sung sướng, hạnh phúc; còn những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.

Câu 6: Đoạn thơ trên đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa truyện Thạch Sanh: Đó là tiếng kêu than đòi công lí của nạn nhân oan uổng; tiếng đàn phô bày sự thật, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác; tiếng đàn bênh vực người hiền lành có công. Tiếng đàn càng tô đậm ước muốn một xã hội công bằng, nơi công lí được thực hiện, ở hiền gặp lành còn ác giả ác bảo.

10 tháng 2 2022

TK

Nguyễn Ngọc Mạnh là người dũng sĩ trong đời thực để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Anh chỉ là một người bình thường như bao chúng ta chứ không có phép thuật phi thường nào cả. Vậy mà khi chứng kiến hình ảnh em bé đang lơ lửng trên ban công, anh đã không ngại hiểm nguy, không kịp suy nghĩ mà lao lên nơi nhà xe bằng mái tôn bất chấp nguy hiểm. Trong phút giây nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần, lòng trắc ẩn đã đánh thức bản năng anh hùng trong một con người bình thường. Và chính anh đã cứu sống em bé, cứu sống niềm tin trong tất cả chúng ta và giúp mọi người hiểu hơn về anh hùng đời thường.
 

10 tháng 2 2022

Tham khảo

Nguyễn Ngọc Mạnh là người dũng sĩ trong đời thực để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Anh chỉ là một người bình thường như bao chúng ta chứ không có phép thuật phi thường nào cả. Vậy mà khi chứng kiến hình ảnh em bé đang lơ lửng trên ban công, anh đã không ngại hiểm nguy, không kịp suy nghĩ mà lao lên nơi nhà xe bằng mái tôn bất chấp nguy hiểm. Trong phút giây nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần, lòng trắc ẩn đã đánh thức bản năng anh hùng trong một con người bình thường. Và chính anh đã cứu sống em bé, cứu sống niềm tin trong tất cả chúng ta và giúp mọi người hiểu hơn về anh hùng đời thường.
 

16 tháng 9 2023

Nhân vật dũng sĩ

16 tháng 9 2023

Nhân vật dũng sĩ vì có nhiều phép thần thông

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì lạ thường? kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?3. Trong truyện, 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về...
Đọc tiếp

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì lạ thường? kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

3. Trong truyện, 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra những đối lập này.

4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết đàn và niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

 5. Trong phần kết thúc chyện, mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn với công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc chuyện này, nhân dân muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu 1 ví dụ

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
24 tháng 9 2018

1. Thạch Sanh vốn là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống làm con trai của đôi vợ chồng già nghèo nhưng nhân hậu. Người vợ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.

Thạch Sanh sinh ra chẳng bao lâu thì đều mồ côi cả cha lẫn mẹ, chàng sống thui thủi dưới gốc đa già, cả tài sản chỉ có chiếc rìu sắt mà cha để lại.

Thạch Sanh được Ngọc Hoàng thương tình sai thiên thần xuống dạy cho đủ phép thần thông, võ nghệ.

Bản thân từ "Thạch Sanh" cũng có ý nghĩa đặc biệt: Thạch có nghĩa là đá, Sanh có nghĩa là sinh ra. Thạch Sanh có nghĩa là sinh ra từ hòn đá, cứng cỏi và chân thật.

=> Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm ước mơ: người sinh ra vốn bất hạnh thì sẽ được đền bù xứng đáng.

2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách:

- Bị Lí Thông lợi dụng và lừa gạt đi nộp mạng cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh dũng cảm đã giết chết chằn tinh. (thật thà, dũng cảm)

- Bị Lí Thông cướp công giết chằn tinh, lại lủi thủi trở về sống dưới gốc đa già. Chàng bắn trúng đại bàng, cứu được công chúa. (dũng cảm, nghĩa hiệp)

- Bị Lí Thông cướp công cứu công chúa, đẩy xuống hang. Chàng lại cứu được hoàng tử con vua Thủy Tề bị giam dưới hang sâu. (dũng cảm)

- Bị Lí Thông vu oan, bị tống giam trong ngục. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và chữa được bệnh cho công chúa. Được công chúa giải cho mối oan và vua gả con gái cho. 

=> Nhìn chung ở Thạch Sanh hội tụ các phẩm chất: chân thật, dũng cảm, nghĩa hiệp.

3. Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Lí Thông và Thạch Sanh:

- Lí Thông: dối trá, xảo quyệt, luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.

- Thạch Sanh: sống chân thật (đôi khi là cả tin), dũng cảm. 

=> Các hành động đã được kể ra ở câu 2.

4. Ý nghĩa của chi tiết thần kì:

- Chiếc đàn là "chiến lợi phẩm" mà Thạch Sanh nhận được khi cứu hoàng tử con vua Thủy Tề. Chiếc đàn lại là vật giúp công chúa khỏi rầu rĩ và bị câm. Chiếc đàn cũng là tiếng kêu tố cáo Lí Thông gian ác và để Thạch Sanh tự cứu chính mình. 

=> Chiếc đàn có ý nghĩa quan trọng, thay lời thanh minh cho Thạch Sanh.

- Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đó là niêu cơm nhỏ nhưng quân sĩ 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Chi tiết này muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh của ta có thể thu phục được vạn quân, để đất nước mãi mãi thái bình, thịnh trị, không xảy ra binh đao.

5. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo, Người hiền lành chân thực thì sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc, xứng đáng. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân.

14 tháng 2 2019

1.

  • Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:
    • Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
    • Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. 
    • Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
  • Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

 2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt:
+ Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
+ Diệt đại bàng, cứu công chúa.
+ Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
+ Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.

Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
Đức tính quí báu của Thạch Sanh cũng được bộc lộ: Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Đồng thời cũng thể hiện sự nghĩa khí, luôn đấu tranh chống lại cái ác.

3. - Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
   - Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
  - Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

4. 

  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa

5. 

  • Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
1 tháng 12 2017

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Namleuleuyeuvuihaha

18 tháng 1 2023

Tham khảo:

Thạch Sanh chính là một vị dũng sĩ mà em cảm thấy rất ấn tượng. Chàng hiện lên với vẻ đẹp không chỉ về ngoại hình mà còn về tài năng, phẩm chất. Thạch Sanh vốn là con trai của Ngọc hoàng đầu thai xuống trần gian. Khi lớn lên, chàng được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông. Với xuất thân và tài năng phi thường như vậy đã dự báo rằng chàng nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Nhân vật này được xây dựng với những chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu. Đó là những chiến công chỉ có những chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích mới làm được. Có thể thấy, hình ảnh chàng dũng sĩ Thạch Sanh dũng cảm, tài năng khiến cho người đọc cảm thấy thật cảm phục, yêu mến.