K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2019

Bài ca dao nói tới tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê:

- Không gian: “ngõ sau” là nơi vắng vẻ, heo hút gợi lên hoàn cảnh cô đơn của người phụ nữ dưới chế độ gia trưởng phong kiến.

- Thời gian: “chiều chiều” sự lặp lại thời gian chiều. Trong ca dao chiều là khoảng thời gian gợi sự u buồn, hoang vắng.

+ Chiều cũng là thời điểm trở về, đoàn tụ nên người con gái lấy chồng vẫn bơ vơ nơi đất khách

- Tâm trạng: đau đớn nhiều bề- ruột đau chín chiều

Sự đau đớn, nỗi đau được diễn đạt từ cái cụ thể để diễn đạt cái không cụ thể: nỗi nhớ nhà, thương cha mẹ, cảm cảnh thân phận…

→ Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.

8 tháng 3 2019

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

    ●    Thời gian “Chiều chiều” gợi sự đoàn tụ, trở về của các sự vật. Còn với người con gái trong bài ca dao thì “chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.

    ●    Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.

    ●    Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

5 tháng 9 2016

có nhầm sang câu 2 ko z

5 tháng 9 2016

là câu hỏi thứ 3 đó

25 tháng 4 2018

Đáp án: A

21 tháng 7 2018

Tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà nàng hát:

“Thương ôi… gối lẻ loi”

- Các cặp từ đối lập bấy lâu- bỗng, sắt cầm- chăn gối lẻ loi… : sắc thái ý nghĩa đối lập diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau chuyển đổi đột ngột

   + Từ cuộc sống hòa hợp đầm ấm đến tình cảnh chia lìa

→ Bị đẩy khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hóa bơ vơ giữa cái vô định giữa cái vô định cuộc đời.

- Thị Kính giả trai vào tu trong chùa càng khẳng định nàng không có lối thoát

   + Quan niệm về định mệnh, cho rằng sự khổ cực là do số kiếp nên quay về cửa Phật tìm lối giải thoát, tu tâm tích đức.

28 tháng 4 2017

- Những cử chỉ khi rời nhà Sùng bà (bước đi ngập ngừng, dừng lại thở than, quay nhìn lại kỉ, sách, thúng khâu, bóp chặp trong tay chiếc áo đang khâu dở, và qua ngôn ngữ (đoạn hát sử rầu, nói thảm), đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn. Bấy lâu nay tình vợ chồng ấm êm hạnh phúc (sắt cầm tịnh hảo), giờ bỗng chia lìa tan tác (chăn gối lẻ loi). Rồi sau đó là ngậm ngùi xót xa cho duyên hẩm hiu, số phận bất hạnh (phận hẩm duyên ôi).

- Việc Thị Kính quyết tâm hình nam tử bước đi tu hành để giải thoát đau khổ mang hai ý nghĩa khác nhau, gần như đối lập nhau:

* Phải tiếp tục sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính.Đó là ý nghĩa tích cực.

Cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt. Đó là ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người trong xã hội cũ.

30 tháng 4 2017

Qua cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà: đau đớn vì bằng chứng của tình thủy chung bây giờ là dấu vết của sự thất tiết. Thị Kính đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời, không biết sẽ về đâu?

Việc Thị Kính “trá hình nam tử đi tu hành” có ý nghĩa là giải thoát. Con đường giải thoát có hai mặt:

- Tích cực: muốn sổng ở đời để tỏ rõ con người đoan chính.

- Tiêu cực: cho rằng mình khổ do số kiếp, tìm cửa Phật để tu tâm.

Đây không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ vì người phụ nữ này chưa đủ bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh, cam chịu bằng sự chịu đựng nhẫn nhục. Thị Kính có đấu tranh nhưng mới chỉ dừng ở những lời trách móc số phận và ước muôn “nhật nguyệt sáng soi”.

14 tháng 8 2017

• Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã quay vào nhà "nhìn từ cái kỉ sách, thúng khâu rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay". Hành động ấy của nàng cho ta thấy một sự lưu luyến với mối duyên vợ chồng này, bởi đây là nơi nàng đã sống và từng có quãng thời gian hạnh phúc, yên ấm "bấy lâu sắt cầm tịnh hảo" bên Thiện Sĩ. Nhưng hành động bóp chặt cái áo trong tay là sự bàng hoàng, uất ức cũng là sự cam chịu trước số phận hẩm hiu, bi thảm của mình khi phải xa chồng còn mang án oan suốt đời không thể rửa sạch, án giết chồng.

14 tháng 9 2016

c) Để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài, tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật là tài tình khéo léo giúp người đọc có cảm tình ngay khi đọc câu đầu tiên hình dung ra những sự vật sự việc mà bài thơ muốn nói đến

d)Để nói lên nỗi khổ vất vả của người xưa

e)-Cuộc sống của người dân lao động:khổ nhọc bóc lột dã man

-Phụ nữ:bắt lấy chống sớm

 

21 tháng 9 2016

 

c) Để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài, tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật là tài tình khéo léo giúp người đọc có cảm tình ngay khi đọc câu đầu tiên hình dung ra những sự vật sự việc mà bài thơ muốn nói đến

d)Để nói lên nỗi khổ vất vả của người xưa

e)-Cuộc sống của người dân lao động:khổ nhọc bóc lột dã man

-Phụ nữ :bắt lấy chống sớm

 

  
15 tháng 9 2016

c) Tác giả đã sử dụng hình ảnh của các con vật gần gũi làm hình ảnh ẩn dụ để nói về sự bộn bề của những phận người trong xã hội cũ

d) Để nói lên nỗi khổ vất vả của người xưa

15 tháng 9 2016

thank