Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn bản đã mang đến cho em một lượng thông tin lớn về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội – những thông tin mà trước đây em chưa hề được biết đến.
- Đặc điểm em thích nhất của văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài là: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (người Hà Nội “sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của anh hùng cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”…) => Điều này đã nói lên sự khác biệt, chỉ có thể bắt gặp ở con người Hà Nội mà không thể là bất kì một địa phương nào khác.
- Một số nét đặc sắc của văn hóa vùng dân tộc Tây Bắc
+ Văn hóa nông nghiệp Tây Bắc: Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, cháy rừng…), do vậy nông nghiệp không phải là thế mạnh, nhưng nó lại góp phần quan trọng cho việc hình thành những nét văn hóa truyền thống của khu vực. Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt => Yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc.
+ Văn hóa ẩm thực: Những món ăn truyền thống của dân tộc được đồng bào sử dụng hàng ngày, trong những ngày lễ, tết, xuân về. Những món ăn tại đây thường được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm. Những mốn ăn độc – lạ phải kể đến như: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre, rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác…
+ Trang phục truyền thống: Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.
VD: Trang phục của người Thái thường gồm áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, nón, khăn… Người dân còn sử dụng các trang sức được làm bằng bông, kim loại…; Người Mông chủ yếu mặc quần áo. Tuy nhiên, những bộ quần áo do người dân thiết kế chủ yếu mang đặc trưng vùng đồi núi. Váy chàm của các cô gái thường được thêu những hoa văn xưa cổ để tạo nên đặc trưng riêng…
- Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nguồn gốc văn hoá của Hà Nội cũng như nếp sống đẹp của người Tràng An. Em thích nhất đặc điểm sang trọng của văn hoá Thủ đô.
- Thái Bình là một trong những cái nôi của những làn điệu chèo cổ. Những người sành chèo, mê chèo vẫn luôn ấn tượng về những đào, những kép xuất thân từ quê lúa Thái Bình.
- Theo em, những bài học lịch sử được Nguyễn Trãi thể hiện trong Bình Ngô đại cáo là:
+ Cho ta thấy được những tội ác man rợ của giặc Minh xâm lược đối với dân ta => bồi dưỡng ý chí căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đoàn kết chống giặc của nhân dân.
+ Người lãnh tụ của nghĩa quân sáng suốt quên ăn, đau lòng, dốc sức lãnh đạo nghĩa quân chống giặc ngoại xâm.
- Bài học về sự đoàn kết của dân tộc là bài học mà em thấy vẫn có ý nghĩa rất lớn với mọi người và mọi thời, nhất là thời hòa bình độc lập như ngày hôm nay.- Nhà thơ Hoài Vũ:
+ Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng (sinh năm 1935) là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, dịch giả Việt Nam.
+ Ông sinh ngày 25-8-1935 tại Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Thơ Hoài Vũ dịu nhẹ như con người của ông, nên đôi lúc rộng rãi về cảm xúc và hào phóng về ngôn từ.
+ Một số tác phẩm nổi bật: Vàm Cỏ Đông; Anh ở đầu sông em cuối sông (1989); Đi trong hương tràm; Hoàng hôn lặng lẽ… trong đó nhiều bài thơ được phổ nhạc.
- Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này, em cảm nhận được một hiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Cái ánh mắt biếc xanh như vòm lá tràm ấy cứ ám ảnh, in sâu trong lòng theo từng câu từng chữ khi đọc bài thơ này và nghe bản nhạc phổ cho bài thơ này.
a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn
- Biện pháp chêm xen:
“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)
=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.
- Biện pháp so sánh
“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)
=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn
b. Biện pháp chêm xen
“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)
=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung
Bạn có đáp án bài này không ạ, vì mình cũng có cùng thắc mắc
Phần bắt đầu trình bày:
- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là .....
- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là ..... làm việc ở cơ quan ..... / công ty .....
- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty ..... trong ..... năm .....
Phần trình bày nội dung chính:
- Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án .....
- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất .....
Phần Chuyển qua các chủ đề khác:
- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí chất thải .....
Phần tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày:
- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu ...
- Giờ rôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lẫn nữa lướt qua những điểm chính đã nêu .....
a)
- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...
- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ:
“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.
b)
- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
Đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.
- Lời tuyên bố độc lập được tác giả đồng thời rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Vị thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc
- Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thông, sức mạnh thời đại: hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”
- Càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta