Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
STT | Vế 1 | Vế 2 |
1 | Trời xanh thẳm | Biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. |
2 | Trời rải mây trắng nhạt | Biển mơ màng dịu hơi sương |
3 | Trời âm u mây mưa | Biển xám xịt nặng nề |
4 | Trời ầm ầm dông gió | Biển đục ngầu giận dữ |
5 | Biển nhiều khi rất đẹp | Ai cũng thấy như thế |
Trong đoạn văn trên có những câu ghép là:
Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế
Xác định các vế câu trong từng câu ghép:
Trời / xanh thẳm, // biển / cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Trời / rải mây trắng nhạt,// biển / mơ màng dịu hơi sương.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Trời / âm u mây mưa,// biển / xám xịt, nặng nề.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Trời / ầm ầm dông gió, // biển / đục ngầu, giận dữ
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Biển / nhiều khi rất đẹp,// ai / cũng thấy như thế.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Các câu ghép là :
- Trời/xanh thẳm , biển/cũng thẳm xanh , như dâng cao lên , chắc nịch .
CN1 VN1 CN2 VN2
- Trời/ dải mây trắng nhạt , biển/mơ màng dịu hơi sương .
CN1 VN1 CN2 VN2
- Trời/ âm u mây mưa , biển/xám xịt,nặng nề .
CN1 VN1 CN2 VN2
- Trời/ầm ầm dông bão , biển/đục ngầu,giận dữ .
CN1 VN1 CN2 VN2
- Biển/nhiều khi rất đẹp , ai/ cũng thấy như thế .
CN1 VN1 CN2 VN2
1 Câu ghép là :
-Trời xanh thẳm,biển cũng xanh thẳm,như dâng cao lên chắc nịch.
-Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa,biển xám xịt nặng nề.
-Trời ầm dông gió,biển đục ngầu,giận giữ...
-Biển nhiều khi rất đẹp,ai cũng thấy như thế
bài 1
Trong đoạn văn trên có những câu ghép là:
- Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…
- Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế
Xác định các vế câu trong từng câu ghép: (Chủ ngữ - viết tắt là CN, vị ngữ - viết tắt là VN)
- Trời / xanh thẳm, // biển / cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
- Trời / rải mây trắng nhạt,// biển / mơ màng dịu hơi sương.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
- Trời / âm u mây mưa,// biển / xám xịt, nặng nề.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
- Trời / ầm ầm dông gió, // biển / đục ngầu, giận dữ
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
- Biển / nhiều khi rất đẹp,// ai / cũng thấy như thế.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
bài 2
Không thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được .Vì mỗi vế câu ghép thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý những vế câu khác .Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc , không gắn kết với nhau về mặt nghĩa.
bài 3
Trả lời:
a. Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Mặt trời mọc, ánh nắng trải vàng cả cánh đồng quê em
c. Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh tham lam và lười biếng
d. Vì trời mưa to nên em đi học muộn.
Các câu ghép:
- Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…
- Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
1. Tả vẻ đẹp và màu sắc tự nhiên của biển
2.Do mây, trời và ánh sáng tạo nên
3.
Từ ghép: mây mưa, dông gió, giận dữ
Từ láy: ầm ầm, lạnh lùng, sôi nổi, xám xịt, mơ màng, gắt gỏng,nặng nề, hả hê
4.
CN: Trời—Biển
VN: rải mây trắng nhạt—mơ màng dịu dàng hơi sương
==> Câu ghép
5.
So sánh— Nhân hoá.
Phép tu từ so sánh bị đảo ngược: vế B (một con người biết buồn vui) được đảo ngược lên trước vế A ( biển ... gắt gỏng) cùng với từ so sánh ( Như)
b) Qua Đoạn văn, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp và màu sắc tự nhiên của biển cùng với những sự vật tạo nên vẻ đẹp ấy. Không những thế, nhà văn còn thể hiện cảm xúc của bản thân qua các phép tu từ và từ ngữ miêu tả làm cho em thấy đc cảnh biển thơ mộng, đẹp đẽ biết nhường nào. Đoạn văn thể hiện vẻ đẹp lạ lùng của biển, vẻ đẹp muôn màu muôn sắc ấy cũng là nhờ có mây, trời và ánh sáng tạo nên . Biển cũng giống như con người, lúc buồn thì giận dữ, lúc vui thì dịu dàng . Qua hình ảnh đó đã gợi lên cho em nhiều cảm xúc kì lạ, khó tả. Một vẻ đẹp tự nhiên mà thiên nhiên đã tạo ra cho chúng ta nhưng mấy ai hiểu được vẻ đẹp đó của biển cả. Nhờ có đoạn văn này của tác giả mà em thêm yêu quê hương, yêu Tổ quốc hơn và đặc biệt là tình yêu biển cả...
Bài 1:
a) Vì trời /mưa //nên hôm nay chúng em /không đi lao động được.
CN1 VN1 CN2 Vn2
b) Nếu ngày mai trời/ không mưa //thì chúng em/ sẽ đi cắm trại.
CN1 VN1 CN2 VN2
c) Chẳng những gió/ to// mà mưa /còn rất dữ.
CN1 VN1 CN2 VN2
d) Bạn Hoa /không chỉ học giỏi// mà bạn/ còn rất chăm làm.
CN1 VN1 CN2 VN2
e) Tuy Hân /giàu có //nhưng hắn/ rất tằn tiện.
CN1 VN1 CN2 VN2
Bài 2: (các câu bài 2 đều là câu ghép)
a) Gió /càng to,// con thuyền/ càng lướt nhanh trên mặt biển.
CN1 VN1 CN1 VN1
b) Học sinh nào/ chăm chỉ //thì học sinh ấy/ có kết quả cao trong học tập.
CN1 VN1 CN2 VN2
c) Mặc dù nhà nó/ xa //nhưng nó/ không bao giờ đi học muộn.
CN1 VN1 CN2 VN2
d) Mây/ tan //và sương/ lại tạnh.
CN1 VN1 CN2 VN2
e) Mẹ thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ.( bạn có chắc chép đúng câu này không?)
Bài 1:
a) Vì trời /mưa //nên hôm nay chúng em /không đi lao động được.
CN1 VN1 CN2 Vn2
b) Nếu ngày mai trời/ không mưa //thì chúng em/ sẽ đi cắm trại.
CN1 VN1 CN2 VN2
c) Chẳng những gió/ to// mà mưa /còn rất dữ.
CN1 VN1 CN2 VN2
d) Bạn Hoa /không chỉ học giỏi// mà bạn/ còn rất chăm làm.
CN1 VN1 CN2 VN2
e) Tuy Hân /giàu có //nhưng hắn/ rất tằn tiện.
CN1 VN1 CN2 VN2
Bài 2: (các câu bài 2 đều là câu ghép)
a) Gió /càng to,// con thuyền/ càng lướt nhanh trên mặt biển.
CN1 VN1 CN1 VN1
b) Học sinh nào/ chăm chỉ //thì học sinh ấy/ có kết quả cao trong học tập.
CN1 VN1 CN2 VN2
c) Mặc dù nhà nó/ xa //nhưng nó/ không bao giờ đi học muộn.
CN1 VN1 CN2 VN2
d) Mây/ tan //và sương/ lại tạnh.
CN1 VN1 CN2 VN2
Bài 1:
a) Mùa xuân đến, trăm hoa đua nở.
TN: Mùa xuân đến
CN: trăm hoa
VN: đua nở
b) Dưới sân trường, chúng em chạy nhảy tung tăng.
TN: Dưới sân trường
CN:chúng em
VN: chạy nhảy tung tăng.
c) Chúng em học thể dục vào chiều thứ năm.
TN: chiều thứ năm.
CN: Chúng em
VN: học thể dục ( K chắc nhá b)
d) Hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ sông.
CN: Hoa phượng
VN: nở đỏ rực hai bên bờ sông.
Bài 2:
a) Tuy - nhưng
b) Nếu - thì
Bài 3:
a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối luôn xanh tốt
b) Tuy học rất vất vả nhưng chúng em vẫn hăng say học tập.
Bài 4:
Tả kì niệm khó quên về b
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc Honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
K chắc nhá
Bài làm
BÀI 1.
- TN:
a) Mùa xuân đến
b) Dưới sân trường.
c) Vào chiều thứ năm.
d) Bên bờ sông.
- CN:
a) Trăm hoa
b) chúng em.
c) chúng em
d) hoa phượng.
- VN:
a) đưa nở
b) chạy nhảy tung tăng.
c) học thể dục
d) nở đỏ rực.
BÀI 2.
a) Quan hệ từ: Tuy - nhưng.
Tuy nhà bạn Lan nghèo nhưng bạn học rất giỏi.
- CN1: Nhà bạn Lan
- CN2: bạn
- VN1: nghèo
- VN2: rất giỏi.
b) Quan hệ từ: Nếu - thì
Nếu em được điểm tốt thì mẹ em sẽ cho đi chơi công viên.
- CN1: em
- CN2: mẹ em
- VN1: được điểm tốt.
- VN2: sẽ cho đi chơi công viên.
BÀI 3.
a) Tuy hạn hán kéo dài, nhưng mọi người vẫn cố tìm cách để sống sót.
b) Mặc dù chúng em học không giỏi, nhưng chúng em vẫn hăng say học tập.
Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a) Trời / hôm nay / rét đậm.
CN TT VN
b) Đúng 7 giờ /, tôi / tập trung tại địa điểm như đã quy định của Chi đội.
TT CN VN
c) Vừa mới tờ mờ sáng , trên con đường làng /, tụi nhỏ chúng em / đã có mặt đông đủ.
TT CN VN
Bài 2: Đặt câu với cặp quan hệ từ:
a) Tuy………nhưng….
Tuy em học giỏi nhưng em ko được chủ quan
b) Vì………cho nên….
Vì trời mưa to nên đường làng bị ướt
c) Chẳng những…….mà…
Chẳng những em được thưởng mà em còn được cô khen
Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a) Trời hôm nay //rét đậm.
CN VN
b) Đúng 7 giờ//, tôi// tập trung tại địa điểm như đã quy định của Chi đội.
TN CN VN
c) Vừa mới tờ mờ sáng, trên con đường làng//, tụi nhỏ chúng em// đã có mặt đông đủ.
TN CN VN
Bài 2: Đặt câu với cặp quan hệ từ:
a) Tuy………nhưng….
……Tuy gia đình khó khăn nhưng…Quý vẫn học rất giỏi………………………………………………………………………..
b) Vì………cho nên….
………Vì…chăm chỉ cho nên…Mai đã được danh hiệu học sinh giỏi…………………………………………………………………..
c) Chẳng những…….mà…
……Chẳng những trẻ em thích chơi mà…người lớn cũng thích………………………………………………………………………..
Bài 3: Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau:
a) Trời// xanh thẳm, biển //cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
CN VN CN VN
b) Trời //rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.
CN VN CN VN
c) Biển //nhiều khi rất đẹp, ai// cũng thấy như thế.
CN VN CN VN
d) Mặc dù tên cướp //rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn //vẫn phải đưa tay vào còng số 8.
CN VN CN VN
Bài 4: Em hãy tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.
Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.
Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.
Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi “mặc áo” sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.
Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.
chúc bạn học tốt