K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2018

Bài 1: Trong đoạn văn sau, nếu được bỏ 1 câu, em sẽ bỏ câu nào? Tại sao?

(1) Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang tinh tế. (2) Những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa tranh nền đen lĩnh- 1 thứ màu đen rất việt nam(3) Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng chất liệu gợi nhắc tha thiết tới đồng quê đất nước, tham của rơm nếp, than của cói chiều và than của lá tre mùa thu lá(4)Cái màu trắng điệp cũng là 1 sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc dân tộc trong hội họa…..

Trả lời: Ta bỏ câu 2 vì câu này nói về đề tài của tranh trong khi những câu khác lại nói về màu sắc và chất liệu của tranh làng Hồ.

6 tháng 6 2018

Bài 1: Trong đoạn văn sau, nếu được bỏ 1 câu, em sẽ bỏ câu nào? Tại sao?

(1) Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang tinh tế. (2) Những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa tranh nền đen lĩnh- 1 thứ màu đen rất việt nam(3) Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng chất liệu gợi nhắc tha thiết tới đồng quê đất nước, tham của rơm nếp, than của cói chiều và than của lá tre mùa thu lá(4)Cái màu trắng điệp cũng là 1 sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc dân tộc trong hội họa…..

Bỏ câu (2) vì câu này nói tới đề tài mà câu khác nói về chất liệu, màu sắc tranh làng hồ

LŨY LÀNG​    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn,...
Đọc tiếp

LŨY LÀNG​

    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.

    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.

     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt... Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!

       (4) Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng... Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây quần cảnh thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cảnh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...

      (5) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?...

(Ngô Văn Phú)

Những đoạn văn nào miêu tả các vòng của lũy làng?

Đoạn (1).

Đoạn (2).

Đoạn (3).

Đoạn (4).

Đoạn (5).

1

 Những đoạn văn miêu tả vòng của Lũy Làng là:

Đoạn (2)

Đoạn ( 3)

Đoạn (4)

K cho mik nhé! Chúc bn hok tốt!

Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi...
Đọc tiếp
Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết… + Câu 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh có vai trò đặc biệt làm nhiệm vụ chuyển từ nghĩa hiển ngôn sang nghĩa hàm ẩn. Đảo thứ tự miêu tả của câu 2 để nhấn mạnh sự hài hoà tuyệt dối về màu sắc và vẻ đẹp toàn bích của hoa sen. – Người xưa ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, mượn hoa sen dể phản ánh lẽ sống cao quý và niềm tự hào, tự tin vào bản chất, phẩm giá trong sạch của mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. – Bút pháp tả thực kết hợp hài hoà với bút pháp ước lệ, tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp khác thường của hoa sen. – Nhịp thơ chậm rãi 2 / 2 / 2… khiến câu thơ như một sự chiêm nghiệm, suy ngẫm dể đi đến khẳng định chắc chắn, không gì thay đổi được. – Nghệ thuật miêu tả tưởng chừng tự nhiên, giản dị nhưng thực chất đã đạt tới độ tinh tế, điêu luyện. 3. Kết bài: – Bài ca dao tôn vinh vẻ đẹp toàn bích của hoa sen, xứng đáng tượng trưng cho vẻ dẹp của con người chân chính. – Sức sống của bài ca dao lâu bền cùng sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Cảm nghĩ về bài Trong đầm gì đẹp bằng sen mẫu 1 Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông xanh, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Không hiểu bài ca dao này xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây là bài ca dao mà nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa triết lí sâu xa gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời. Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa nhằm phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Câu 1 khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của hoa sen. Câu 2 và câu 3 tả thực cây sen. Câu 4 nói đến thương thơm của hoa sen. Bốn câu trong bài đều rất hay, nhưng mỗi câu hay một cách. Trong câu mở đầu: Trong đầm gì đẹp bằng sen, tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình, để rồi sau khi so sánh, cân nhắc, họ sẽ rút ra kết luận không thể khác. Đến câu thứ 2: Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Để chứng minh cho lời khẳng định ở câu trên là đúng, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bông trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật là màu trắng thanh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng về màu sắc của hoa sen. Từ chen nói lên sự kết hợp hài hòa giữa hoa và nhị. Tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ với những nét chấm phá diệu kì. Sang câu thứ 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài. Đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết. Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự khác thường trong cách gieo vần (ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên hợp lí về cả nội dung và hình thức. Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở câu thứ ba tạo nên tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài. Câu đầu và câu cuối là lời nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chi tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, thật đầy đủ, tỉ mỉ. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của hoa sen: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý (cúc, mai, liên... ) xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính. Đọc những câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng nở bừng một đóa hoa sen thật đẹp! Câu thứ 4: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết là câu thơ tả thực về cây sen trong môi trường sống của nó. Sen thường sống ở trong ao hoặc trong đầm; ấy vậy mà hoa sen lại tỏa ra một mùi thơm thanh khiết lạ lùng. Có thể coi đây là đỉnh điểm của nội dung bài ca dao. Thiếu câu này, hình tượng hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa nhân sinh. Nếu ta cho câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng hoa sen thì đến câu kết thúc của bài thơ, bông sen trong tự nhiên đã hóa thành bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà ý nghĩa tượng trưng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn. Đọc đến câu này, hầu như không ai dừng lâu để suy nghĩ tới nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó mà chuyển sang hiểu theo nghĩa bóng (hàm ngôn) với triết lí sâu xa ẩn chứa trong đó. Chính vì vậy mà tính chất ẩn dụ tượng trưng của hình tượng thơ nổi lên lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa đặc biệt kì diệu, khép lại nghĩa đen và mở ra nghĩa bóng một cách thân tình. Thế là trong phút chốc, sen đã hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo nghĩa bóng với mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau tùy theo trình độ mỗi người. Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ của nó. Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen và ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.
2
2 tháng 12 2021

trời móa, ko ai rảnh đâu nha, ngồi vừa đọc vừa bóc lịch à ( là phong đại đấy, đừng mà khịa lại là '' Mọe ơi thằng này đọc chậm thế, bla bla bla '' nha :))) 

2 tháng 12 2021

MÁ OI

ĐÂU RẢNH MÀ ĐỌC

THỜI GIAN ĐÓ GẶM CHUYỆN VS CÀY PHIM CÒN HƠN

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi       "Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thình thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra 4 cái lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

       "Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thình thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra 4 cái lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục...đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm."

Câu hỏi:

C1: Nhân vật chính trong truyện là ai?

C2:Người anh trong truyenj khi phát hiên em gái chế thuốc vẽ từ nhọ nồi đã nghĩ gì?

C3: Từ "đen sì" trong câu:" Một hôm tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay" nghĩa là gì?

     A. Chỉ 1 thứ bột rất đen.

     B. Chỉ thứ bộ đen không sử dụng được.

     C. chỉ màu bột đen đục.

     D.chỉ thứ bột bốc mùi khó chịu.

C4:Trong đoạn văn trên, tac giả sử dụng phép so sánh mấy lần?

C5:Câu văn" Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không" thuộc loại câu nào?

C6. Nếu viết"quyết định bí mật theo dõi em gái tôi" thì câu mắc phải lỗ nào?

A.Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ.

C Thiếu động từ

D.Cả ba ý trên

0
18 tháng 5 2020

Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.

*Ryeo*

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím....
Đọc tiếp

Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

a)chỉ ra phương thức và nội dung chính của đoạn văn

b)tìm 3 phó từ,3 tính từ có trong đoạn văn  .

c)tìm các từ láy có trong đoạn văn trên.

d) phân tích thành phần chính của câu văn sau:

1/ Thế là mùa xuân mong ước đã đến.

2/ Đầu tiên từ trong vườn ,mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức.

Các bn giúp mk vs

0
[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn![2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có...
Đọc tiếp

[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!

[2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi.

(Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống…, Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, Tr.46-47)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 

A. Tự sự

C. Nghị luận

B. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Xác đinh yếu tố nổi bật nhất về kiểu văn bản đã xác định ở câu 1?

A. Có hình ảnh sinh động

C. Có từ ngữ giàu cảm xúc

B. Có lí lẽ thuyết phục  

D. Có nhân vật cụ thể.

Câu 3. Từ kéo trong câu Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi” đồng âm với từ “kéo nào trong các trường hợp sau?  

A. Học sinh đang chơi kéo co ngoài sân. B. Cái kéo mẹ em mới mua sắc quá.

C. Ngoài đồng chú trâu đang kéo cày. D. Mọi người kéo nhau đi xem phim.

Câu 4. Từ “miệng” là loại từ gì trong hai ví dụ sau: 

- Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.

- Miệng chai này bé xíu.

A. Từ đồng âm

C. Từ đồng nghĩa

B. Từ trái nghĩa

D. Từ đa nghĩa

Câu 5. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì? 

A. Tôn trọng

C. Qúy mến

B. Khinh rẻ

D. Yêu thương.

Câu 6. Xác định chủ đề của đoạn trích

A. Quyền được vui chơi giải trí của con người.

 

B. Quyền được yêu thương, chăm sóc của con người. 

C. Quyền được lựa chọn thái độ sống của mỗi người.

D. Quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người.

 

Câu 7. Nội dung của đoạn Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là: 

A. Cuộc sống của mỗi người luôn phụ thuộc vào người khác.

B. Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình.

C. Cuộc sống của mỗi người cần có sự giúp đỡ vô điều kiện.

D. Cuộc sống của mỗi người là do số phận quyết định tất cả.

Câu 8. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.” 

A. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

B. Hoán dụ

D. So sánh.

Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” không? Vì sao?

Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ phần trích trên? 

cảm ơn  các bạn đã giúp mình !

 

 

0
[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn![2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có...
Đọc tiếp

[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!

[2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cô đại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo di

(Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống... Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, Tr.46-47)

 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. (NB-1)

Câu 2. Văn bản trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản? (NB-2)

Câu 3. Từ “kéo” trong câu “Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo dĩ” đồng âm với từ “kéo” nào trong các trường hợp sau? (NB-3)

Câu 4. Từ “miệng” là loại từ gì trong hai ví dụ sau: (NB–4)

- Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.

- Miệng chai này bé xíu.

Câu 5. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì? (TH-5)

Câu 6. Xác định chủ đề của đoạn trích (TH-6)

Câu 7. Nội dung của đoạn “Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là: (TH-7)

Câu 8. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.” (TH- 8)

Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” không? Vì sao? (VD-9)

Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân tử phần trích trên? (VD-10)

 
0
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau      Về , sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường . Đặc biệt tôi đã quan sát 1 cây . Một cây bàng cuối đông , cao to , thân vạm vỡ , cành tỏa ra như tán . Nó đen đủi lắm ! Tất cả lá của nó bị cháy rét ; lá vàng pha , lá son đỏ của mùa thu thơ mộng xịt lại thành một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa bỗng đâu 1 trận gió rét...
Đọc tiếp

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau

      Về , sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường . Đặc biệt tôi đã quan sát 1 cây . Một cây bàng cuối đông , cao to , thân vạm vỡ , cành tỏa ra như tán . Nó đen đủi lắm ! Tất cả lá của nó bị cháy rét ; lá vàng pha , lá son đỏ của mùa thu thơ mộng xịt lại thành một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa bỗng đâu 1 trận gió rét thốc tới . Tức thì khối lá xao động cây bàng buông xuống một loạt lá xạm đen , lá bay trong gió , có lá bay vèo . Một trận gió nữa thốc tới . Cây bàng lại trút lá say sưa . Cành của nó nhẹ bớt đi trọc lên cao hơn . Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ  : thì ra ở cành trụi nhất đã ló những chút mầm xanh rồi . Cây bàng ! Có phải ngươi là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới , cũ ? Coa phải ngươi dạy cho ta một bài học về cuộc chiến đấu để dành mùa xuân . 

Giúp mình với , mai mình phải nộp rồi !!!

1
19 tháng 4 2021

Giúp mink ik , mink h cho 

con dao này rất sắc

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

- Đặt 1 câu có chứa từ đồng âm với từ sắc có trong đoạn thơ:

- Bộ bàn ghế gỗ được làm rất sắc sảo bởi các bác thợ mộc .