K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2018

1,Cách mạng công nghiệp ở Anh

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất : tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.

Năm 1764, người thợ dệt Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy - “máy Gien-ni". Khác với xa quay tay, người thợ chỉ dùng được một cọc suốt, máy Gien-ni đã sử dụng từ 16-18 cọc suốt và chỉ do một công nhân điều khiển. 

Năm 1769, Ác-crai-tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Hai năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông nước chảy xiết ở Man-chét-xtơ.

Máy Gien-ni kéo được sợi nhỏ nhưng không bền ; máy của Ác-crai-tơ sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô. Tận dụng ưu điểm của hai máy này, năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp lại vừa bền.

Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều. Năm 1785, kĩ sư Ét-mơn Các-rai đã chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay. Cùng với những cải tiến về máy móc, kĩ thuật nhuộm màu và in hoa cũng có bước tiến lớn, thúc đẩy ngành dệt phát triển.

Do máy móc chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải xây dựng gần bờ sông, xa trung tâm dân cư và về mùa đông, nước bị đóng băng, nhà máy phải ngừng hoạt động.

Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng. Nhờ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện. Đến đầu thế kỉ XIX, ở Anh, việc sử dụng máy hơi nước đã trở thành phổ biến, do vậy tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

Nhu cầu dùng máy tăng lên đã thúc đẩy ngành chế tạo máy ra đời và phát triển, đồng thời đòi hỏi số lượng và chất lượng kim loại nhiều và cao hơn. Phát minh về phương pháp nấu than cốc năm 1735 là một đóng góp quan trọng cho việc luyện gang thép. Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng năm 1784 làm tăng gấp nhiều lần khả năng sản xuất đồ kim loại, dẫn đến việc các cầu gỗ ở Anh dần được thay thế bằng các cầu sắt.

Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiến lớn. Trước đó, phương tiện vận chuyển chủ yếu dựa vào sức kéo của súc vật (xe ngựa, xe bò...) hoặc là thuyền bè nhờ sức gió và sức đẩy của nước. Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.

Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun, và đến giữa thế kỉ XIX đã có 10000 km đường sắt.

Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới". Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.

2,

. Khoa học tự nhiên

Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loà

2. Khoa học xã hội

Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

Văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.
Ở Pháp, các nhà tư tưởng như Vôn-te. Mông-te-xki-a, Rút-xô đã kịch liệt phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.
ở Đức, Silơ, Gót ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân, giải phóng mọi người khỏi ách áp bức của những kẻ giàu có và quyền thế. ở Anh, nhà tho Bai-ran dùng vân trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán những bất công trong xã hội.
Trong thế kỉ XIX, nhiều nhà văn tiến bộ còn cố gắng vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, châm biếm bọn thống trị phản động, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc và chính nghĩa.
Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ. Tiêu biểu là các nhà văn: Ban-dắc ở Pháp. Thác-cơ-rẻ, Đích-ken ở Anh, Gô-gôn, Lép Tôn-xtôi ở Nga...

Trong âm nhạc, nhiều thiên tài xuất hiện như Mô-da (Áo), Bách và Bét-tô-ven Đức), Sô-panh (Ba Lan), Trai-cốp-xki (Nga)... Các tác phẩm âm nhạc của họ phản ảnh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.
Trong hội họa, đã xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với cách mạng và quần chúng. Tiêu biểu ở Pháp là Đa-vít, Đơ-la-croa. nhất là Cuôc-bê, một họa sĩ 'ủa dán nghèo đã tham gia Công xã Pa-ri. Ở Tây Ban Nha, Gôi-a được ca ngợi vì những tuyệt tác phê phán bọn phong kiến và Giáo hội, đặc biệt là tranh châm biếm.

3,

Phong trào đập phá máy móc và bãi công

Cùng với sự phát triển công nghiệp, giai cấp công nhân hình thành sớm ở Anh. rồi ớ các nước khác. Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.

"Tôi năm nay 12 tuổi, đã làm việc trong xưởng dệt từ năm ngoái. Bình quân mỗi ngày làm việc 12 giờ 30 phút. Thỉnh thoảng còn phải làm thêm giờ".

Một người khác kể :

Tôi đã làm việc hai năm ở đây, từ lúc 12 tuổi; hàng ngày phải làm việc 16 giờ. Giờ đây tôi không chịu được nữa, bị ốm nên đã đề nghị rút xuống 12 giờ. Ông chủ bảo tôi: Nếu vậy thì mày ra khỏi nhà máy, đừng quay lại nữa".

Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.

Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (vệ sinh môi trường, an toàn lao động...), giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp)...

Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

Từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.

Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng :ương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.

Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.

Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là "Phong trào Hiến chương”.

Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn. tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.

Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức. Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn, nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.



23 tháng 10 2018

1,

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất : tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.

Năm 1764, người thợ dệt Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy - “máy Gien-ni". Khác với xa quay tay, người thợ chỉ dùng được một cọc suốt, máy Gien-ni đã sử dụng từ 16-18 cọc suốt và chỉ do một công nhân điều khiển. 

Năm 1769, Ác-crai-tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Hai năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông nước chảy xiết ở Man-chét-xtơ.

Máy Gien-ni kéo được sợi nhỏ nhưng không bền ; máy của Ác-crai-tơ sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô. Tận dụng ưu điểm của hai máy này, năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp lại vừa bền.

Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều. Năm 1785, kĩ sư Ét-mơn Các-rai đã chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay. Cùng với những cải tiến về máy móc, kĩ thuật nhuộm màu và in hoa cũng có bước tiến lớn, thúc đẩy ngành dệt phát triển.

Do máy móc chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải xây dựng gần bờ sông, xa trung tâm dân cư và về mùa đông, nước bị đóng băng, nhà máy phải ngừng hoạt động.

Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng. Nhờ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện. Đến đầu thế kỉ XIX, ở Anh, việc sử dụng máy hơi nước đã trở thành phổ biến, do vậy tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

Nhu cầu dùng máy tăng lên đã thúc đẩy ngành chế tạo máy ra đời và phát triển, đồng thời đòi hỏi số lượng và chất lượng kim loại nhiều và cao hơn. Phát minh về phương pháp nấu than cốc năm 1735 là một đóng góp quan trọng cho việc luyện gang thép. Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng năm 1784 làm tăng gấp nhiều lần khả năng sản xuất đồ kim loại, dẫn đến việc các cầu gỗ ở Anh dần được thay thế bằng các cầu sắt.

Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiến lớn. Trước đó, phương tiện vận chuyển chủ yếu dựa vào sức kéo của súc vật (xe ngựa, xe bò...) hoặc là thuyền bè nhờ sức gió và sức đẩy của nước. Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.

Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun, và đến giữa thế kỉ XIX đã có 10000 km đường sắt.

Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới". Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.

2,

1. Khoa học tự nhiên

Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loà

2. Khoa học xã hội

Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.

3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

Văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.
Ở Pháp, các nhà tư tưởng như Vôn-te. Mông-te-xki-a, Rút-xô đã kịch liệt phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.
ở Đức, Silơ, Gót ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân, giải phóng mọi người khỏi ách áp bức của những kẻ giàu có và quyền thế. ở Anh, nhà tho Bai-ran dùng vân trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán những bất công trong xã hội.
Trong thế kỉ XIX, nhiều nhà văn tiến bộ còn cố gắng vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, châm biếm bọn thống trị phản động, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc và chính nghĩa.
Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ. Tiêu biểu là các nhà văn: Ban-dắc ở Pháp. Thác-cơ-rẻ, Đích-ken ở Anh, Gô-gôn, Lép Tôn-xtôi ở Nga...

Trong âm nhạc, nhiều thiên tài xuất hiện như Mô-da (Áo), Bách và Bét-tô-ven Đức), Sô-panh (Ba Lan), Trai-cốp-xki (Nga)... Các tác phẩm âm nhạc của họ phản ảnh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.
Trong hội họa, đã xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với cách mạng và quần chúng. Tiêu biểu ở Pháp là Đa-vít, Đơ-la-croa. nhất là Cuôc-bê, một họa sĩ 'ủa dán nghèo đã tham gia Công xã Pa-ri. Ở Tây Ban Nha, Gôi-a được ca ngợi vì những tuyệt tác phê phán bọn phong kiến và Giáo hội, đặc biệt là tranh châm biếm.

3

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công

Cùng với sự phát triển công nghiệp, giai cấp công nhân hình thành sớm ở Anh. rồi ớ các nước khác. Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.

"Tôi năm nay 12 tuổi, đã làm việc trong xưởng dệt từ năm ngoái. Bình quân mỗi ngày làm việc 12 giờ 30 phút. Thỉnh thoảng còn phải làm thêm giờ".

Một người khác kể :

Tôi đã làm việc hai năm ở đây, từ lúc 12 tuổi; hàng ngày phải làm việc 16 giờ. Giờ đây tôi không chịu được nữa, bị ốm nên đã đề nghị rút xuống 12 giờ. Ông chủ bảo tôi: Nếu vậy thì mày ra khỏi nhà máy, đừng quay lại nữa".

Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.

Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân, có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (vệ sinh môi trường, an toàn lao động...), giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp)...

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

Từ những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.

Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng :ương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.

Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.

Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là "Phong trào Hiến chương”.

Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn. tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.

Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức. Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn, nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng



16 tháng 2 2022

–    Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

–    Giữa thế kỉ XVIII, Lô-nô-mô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.

–    Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật..

–    Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật.

* Khoa học xã hội:

–    Triết học: xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ- bách và Hê-ghen (người Đức).

–    Kinh tế học: A-đam Xmit và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng thuyết chính trị – kinh tế học tư sản.

–    Tư tưởng: xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi Mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 1848) do Mác và Ăng-ghen sáng lập. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng.

16 tháng 2 2022
  • Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX Khoa học tự nhiên Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Giữa thế kỉ XVIII, Lô-nô-mô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.
    (mình tra gg ._.)
Câu 1: Những tiến bộ lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX có ý nghĩa như thế nào?A. Chứng tỏ vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, tấn công hệ tư tưởng lạc hậu.B. Dẫn đến cách mạng công nghiệp và sự ra đời của máy hơi nước.C. Thúc đẩy sự phân chia giai cấp trong xã hội.D. Tạo điều kiện cho cách mạng vô sản giành thắng lợi.Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào...
Đọc tiếp

Câu 1: Những tiến bộ lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX có ý nghĩa như thế nào?

A. Chứng tỏ vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, tấn công hệ tư tưởng lạc hậu.

B. Dẫn đến cách mạng công nghiệp và sự ra đời của máy hơi nước.

C. Thúc đẩy sự phân chia giai cấp trong xã hội.

D. Tạo điều kiện cho cách mạng vô sản giành thắng lợi.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Do sự phát triển của máy móc dẫn đến nạn thất nghiệp của công nhân.

B. Trẻ em, phụ nữ phải làm nhiều việc nặng nề nhưng lương thấp.

C. Do tiền lương thấp, điều kiện sống tồi tàn.

D. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản khiến đời sống công nhân cực khổ.

Câu 3: Tính chất tiến bộ của “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ thể hiện ở những điểm nào?

A. Không thủ tiêu chế độ nô lệ, người phụ nữ không có quyền tham gia bầu cử.

B. Thủ tiêu chế độ nô lệ, người phụ nữ có quyền tham gia bầu cử.

C. Khẳng định quyền lực của người da trắng, quyền tư hữu tư sản...

D. Nêu các nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người.

Câu 4: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?

A. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.          B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, tăng lữ, nông dân.                       D. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.

Câu 5: Nhân dân ở 13 bang thuộc địa đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh bao gồm những tầng lớp nào?

A. Tư sản,  vô sản, công nhân, thương nhân.   B. Vô sản, thương nhân, chủ đồn điền, nô lệ.

C. Tư sản, chủ đồn điền, công nhân, nô lệ.      D. Nô lệ, thương nhân, công nhân, vô sản.

Câu 6: Câu nói nổi tiếng “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu” là của ai ?

A. An - Be Anh xtanh  B. A. Nô -ben             C. C Xi- ôn- cốp- xki   D. Lô-mô- nô- xốp

Câu 29: Sự kiện lịch sử được coi là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là:

A. Cuộc biểu tình ở Xanh Pê-téc-bua (9 – 1 – 1905).

B. Khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (6 – 1905).

C. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12 – 1905).

D. Cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến của nông dân.

Câu 30: Thực dân Anh ngăn cản sự phát triển kinh tế ở các thuộc địa dưới hình thức nào?

A. Cướp đoạt tài nguyên, thuế má nặng nề.

B. Thuế má nặng nề, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước.

C. Độc quyền buôn bán trong và ngoài nước.

D. Cướp đoạt tài nguyên, thuế má nặng nề, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước

Câu 31: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

A. Tiền lương cao, lao động ít giờ.                 B. Tiền lương thấp, lao động nhiều giờ.

C. Tiền lương cao, lao động nhiều giờ.           D. Tiền lương thấp, lao động ít giờ.

Câu 32: Máy điện tín được phát minh đầu tiên ở ?

A. Nga.                      B. Mĩ.                        C. Đức.                      D. Cả Nga và Mĩ.

Câu 33: Trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?

A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.

B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.

C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.

D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.

Câu 34:  Cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Mỹ đứng hàng thứ mấy thế giới?

A. Đúng đầu               B. Thứ ba                   C. Thứ hai                  D. Thứ tư

Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/03/1971 của nhân dân Pa-ri là gì?

A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.

B. Bất bình trước thái độ hèn nhát của chính phủ tư sản khi bị quân Phổ tấn công.

C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.

D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.

Câu 36: Cùng với sự phát triển công nghiệp giai cấp công nhân được  hình sớm ở ?

A. Bỉ                          B. Pháp                      C. Anh                       D. Hà Lan

Câu 37: Vì sao nói Công xã Pari 1871 là nhà nước kiểu mới?

A. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh.

D. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

Câu 38: Đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước được chế tạo ở đâu ? vào thời gian nào?

A. Đức -1902              B. Pháp -1830             C. Mĩ -1870                D. Anh - 1802

Câu 39: Đầu thế kỉ XX đế quốc nào được ví như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”

A. Pháp                      B. Mĩ                         C. Đức                       D. Anh

Câu 40: Ở Pháp vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn của trào lưu triết học Ánh sáng, đó là những ai?

A. phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.                            B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.

C. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ.         D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ô-oen

0
7 tháng 12 2019

Những thành tựu khoa học xã hội trong thế kỉ XVIII-XIX là

- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

- Ở Anh, kinh tế chính trị học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc Xmít và Ri-các-đô

-  Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh)

- Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do Mác và Ăng-ghen đề xướng

Đáp án cần chọn là: D

18 tháng 3 2019

Đáp án cần chọn là: D

Những thành tựu khoa học xã hội trong thế kỉ XVIII-XIX là

- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

- Ở Anh, kinh tế chính trị học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc Xmít và Ri-các-đô

-  Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh)

- Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do Mác và Ăng-ghen đề xướng

18 tháng 12 2016

câu 1

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh.

Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản; nó để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới; nó như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu; nó thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ chuyên chế, chống chế độ thực dân

Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Câu 2. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất- từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng cơ khí, máy móc diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

 

Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,...Từ một nước nông nghiệp trỏ thành một nước công nghiệp.

+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

Câu 3

Công xã Pari là nhà nước kiểu mới :

-Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với thới kì trước .

-Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp .

-Công xã thành lập các ủy ban và đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bải miễn bất kì lúc nào nếu đi ngược quyền lợi của nhân dân.

- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân .

- Nhà thờ tách khỏi nhà nước ,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng .

Nhà nước của dân:

- Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.

- Đại biểu trúng cử là đại diện cho nhân dân lao động.

- Công nhân là lực lượng lãnh đạo trong công xã vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lối cuốn tiểu tư sản .

Nhà nước do dân :

- Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước .

- Nhân dân được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền .

- Các chính sách phục vụ quyền lợi cho nhân dân

* Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :

+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn

+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Câu 4

nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.

+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...

- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.