K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

 

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Gặp Ka-ríp và Xi-la

 

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

 

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

 

Không có phần bị tỉnh lược

Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

- Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

 

- Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

 

Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

 

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

7 tháng 5 2023

 

 

* Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

+) Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

+) Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: Cước chú số 1 “ché đuê” có nghĩa là tên một loại ché (ché: vò ủ rượu bằng gốm).

- Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:

+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).

+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).

* Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: cước chú số 2 (Xi-ếc-xê: nữ chúa xinh đẹp, tóc quăn, cai quản một quốc đảo nơi thủy thủ đoàn lạc vào, vì mê đắm Ô-đi-xê nên tìm cách giam giữ, chung sống với chàng, nhưng cũng chỉ dẫn và giúp đỡ chàng trong hành trình trở về quê hương.

- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược:

Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy).

* Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê:

Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

29 tháng 3 2019

a. Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.

c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

    + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,

Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.

3 tháng 3 2023

* Văn bản nghị luận:

– Nghị luận xã hội

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội

+ Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

– Nghị luận văn học

+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

* Văn bản thông tin:

– Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

– Viết bài luận về bản thân

* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết các văn bản

+ Giống nhau:

– Xác định đối tượng và mục đích của bài viết

– Dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, sáng tỏ

– Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

– Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và bản thân em

+ Khác nhau:

– Văn bản nghị luận: Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ; Liên hệ với các tác giả, tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ; Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.

– Văn bản thông tin:

Nhờ những người có kinh nghiệm góp ý để hoàn thành bài viết

Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.

29 tháng 8 2023

* Văn bản nghị luận:

- Nghị luận xã hội

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội

+ Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nghị luận văn học

+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

* Văn bản thông tin:

- Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

- Viết bài luận về bản thân

* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết các văn bản

+ Giống nhau:

- Xác định đối tượng và mục đích của bài viết

- Dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, sáng tỏ

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

- Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và bản thân em

+ Khác nhau:

- Văn bản nghị luận: Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ; Liên hệ với các tác giả, tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ; Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.

- Văn bản thông tin:

Nhờ những người có kinh nghiệm góp ý để hoàn thành bài viết

Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

1
27 tháng 10 2018

Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm

24 tháng 11 2017

Phép tu từ:

+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,

+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

+ Từ láy “phất phơ”,

+ Ẩn dụ “tấm lụa đào”

+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .

+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .

+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

3 tháng 3 2023

a)

Bài

Tên nội dung chính phần tiếng Việt

1

Nghị luận xã hội (Viêt bài văn nghị luận về một vấn đề nghị luận xã hội, thuyết tình về một vấn đề xã hội)

2

Nghị luận văn học (Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ)

3

Nghị luận xã hội (Bài luận thuyết phục người hác từ bỏ một thói quen hay một quan niêm; thảo luận

về một vấn đề có những ý kiến khác nhau)

4

Văn bản thông tin (Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng; viết bài luận về bản thân; thuyết trình và

thảo luận về một địa chỉ văn hóa)

b)

Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập

Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập

Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê

=> Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động

Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giusp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.

c)

- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa

29 tháng 8 2023

a.

Bài

Tên nội dung chính phần tiếng Việt

1

Nghị luận xã hội (Viêt bài văn nghị luận về một vấn đề nghị luận xã hội, thuyết trình về một vấn đề xã hội)

2

Nghị luận văn học (Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ)

3

Nghị luận xã hội (Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm; thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau)

4

Văn bản thông tin (Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng; viết bài luận về bản thân; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)

b.

Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập

Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập

Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê

→ Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động

Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giusp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.

c.

- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.