Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Đại từ: Ai
Ý nghĩa: Chỉ mọi người chứ không riêng gì ai
b, Cụm DT: những điều rất nhỏ
c, Câu đơn
AiCN// cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏVN
Một bài viết từ mấy tháng trước! Đó là khi cô giáo đưa cho tôi một vài cái đề nghị luận xã hội, tôi đã suy nghĩ và chọn đề bài này, vì tôi cảm thấy nó rất gần gũi với mình. Tôi đang ở tuổi trẻ, và tôi đang đứng trước những con đường, những quyết định, lựa chọn cho tương lai cuộc sống của riêng tôi. Và tôi phải suy ngẫm thật kỹ trước khi đưa ra sự lựa chọn cuối cùng. Sống thế nào đây?? Hình như đã có lúc mình vội vàng. Hình như đã có lúc mình vô tư quá. Hình như đã có một khoảng thời gian, tôi đã vướng mắc vào tình trạng tương tự. Tôi viết bài này từ những suy nghĩ chân thực nhất của mình, và từ những gì tôi quan sát được từ cuộc sống!
Gấp lại những trang kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tôi nhận thấy Vũ Như Tô quả là một người thiếu thực tế. Dường như ông đã mơ tưởng tới một tầm quá cao về một Cửu Trùng Đài nguy nga mĩ lệ mà quên rằng còn có biết bao mảnh đời lầm than trong xã hội đang cần ngân khố để cải thiện cuộc sống. Cái đích lớn lao như vậy, thực tế, phải xuất phát từ những điều nhỏ bé là sự đóng góp và ủng hộ, dù chỉ là một xu, của nhân dân cũng như lợi ích dành cho chính họ. Như Fran KA Clark từng chiêm nghiệm: Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ.
Muốn là những khát vọng, đích đến mà mỗi người tự lựa chọn cho chính mình. Những học sinh như tôi thì mong muốn mình sẽ đỗ vào trường đại học mà mình mơ ước, bác nông dân thì mơ tới một mùa màng bội thu hay những người nghèo thì mơ tới một cuộc sống đủ cơm ăn áo mặc … Mong muốn của con người là vô tận và trong cuộc sống xung quanh ta có nhiều người ấp ủ trong mình những điều lớn lao. Đó có thể là một khát vọng lớn, thành tựu lớn hay một dấu mốc lớn có thể khiến con người đổi đời. Nhưng một cái cây lớn lên từ một hạt mầm nhỏ bé, biển cả là sự hội tụ của vô vàn những giọt nước. Cái nhỏ làm nên cái lớn lao, vĩ đại. Những điều nhỏ bé có thể là điều bình dị đời thường, những điều vụn vặt ít được chú ý hay những gì giản đơn của cuộc sống. Từ đó chúng ta cần nhận thức một điều rằng mọi cái lớn lao trên đời đều bắt nguồn, được làm nên từ cái nhỏ bé. Và bên cạnh cái lớn vẫn luôn tồn tại những điều nhỏ bé cần được quan tâm.
Điều nhỏ bé lại có thể làm nên cái lớn lao ư? Thật vậy, có thể bạn không tin nhưng đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Thực tế đã chứng minh điều đó và chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của cái nhỏ. Nếu nhìn lại chặng đường lịch sử của đất nước, bạn sẽ thấy vận mệnh của Tổ quốc ta được làm nên từ sự hi sinh của những người lính. Họ không chỉ đổ máu trên những chiến trường khốc liệt mà còn hy sinh cả tuổi trẻ, hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi … cho sự nghiệp dân tộc. Có những nỗi đau không thể diễn tả thành lời và dù sau này, khi đất nước đã hòa bình, cuộc sống của họ vẫn tiếp tục nhức nhối bởi những di chứng và nỗi đau chiến tranh không thể chữa lành. Hay như người nông dân làm lụng quanh năm vất vả trông mong có một mùa bội thu với những cánh đồng lúa vàng tươi trải dài tít tắp. Họ không chỉ biết:
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
mà còn nhờ vào đất đai phù sa màu mỡ và những hạt mầm tốt. Ai có thể đo được nỗi cực nhọc của người nông dân trong những ngày đông tìm đủ mọi cách bảo vệ lúa khỏi cái giá lạnh và sương muối ngoài trời? Cả những ngày làm đồng trưa chỉ được nghỉ vài chục phút cho ngớt mồ hôi. Điều nhỏ bé, tưởng chừng như thật vô vị lại là những điểm nhấn trong bức họa thành công của đời người.
Nếu như ta cứ mải miết sống mà quên đi những điều nhỏ bé, ta dễ bị choáng ngợp trước cái lớn. Khi đó, ta sẽ tự ti, mất đi niềm tin vào chính bản thân mình, và không dám bắt đầu hành động, không dám đứng dậy sau một lần vấp ngã. Cuộc sống khép lại với hai chữ vô nghĩa. Thậm chí, dù ta có quyết tâm hành động thì cũng sẽ không biết bắt đầu từ đâu. Cuộc sống cho ta nhiều sự lựa chọn tựa như một mê cung. Quên đi những mẹo vặt, ta sẽ bị lạc giữa những lối đi đó. Điều đó cũng tương tự như việc ta sẽ không thể đưa ra một định hướng chính xác cho quá trình hành động của mình và cuối cùng ta không hoàn thành được việc gì cả. Nhiều người trong chúng ta thường không thích làm những việc nhỏ nhặt, bởi vì họ nghĩ rằng làm những công việc “không chút tiếng tăm” ấy sẽ chẳng làm cho bạn thăng tiến nhanh chóng trên con đường sự nghiệp. Thế nhưng nếu không làm những công việc nhỏ nhặt như vậy, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ biết mình có thể làm được gì và tìm cho mình một vị trí thích hợp trong cuộc sống. Ngược lại, với những người nhận ra tầm quan trọng của sự tồn tại của những điều nhỏ bé trong cuộc sống thì họ lại khá tự tin và dám thử thách. Bill Gates là một trong những trường hợp như vậy. Nếu chỉ nhìn vào việc ông bỏ học tại ngôi trường danh tiếng Harvard để theo đuổi đam mê của mình thì nhiều người sẽ nghĩ ông quả là một người mạo hiểm. Vâng! Ông thực sự là một con người mạo hiểm và ưa thử thách, nhưng việc bỏ học đó không phải là một phút ngẫu hứng mà nên. Niềm đam mê của Bill Gates hình thành từ khi ông còn là một cậu học sinh trường trung học Lakeside, ở cái thời mà chả mấy ai biết máy tính là cái gì cả. Ông đã gây dựng cả một đế chế Microsoft từ cái niềm đam mê nhỏ ấy, từ việc tạo phần mềm lập thời khóa biều cho cả trường và từ những bản hợp đồng nhỏ nhặt đầu tiên của cậu học sinh mười lăm tuổi. Nếu bỏ qua những cái đó, liệu Bill Gates có được như ngày hôm nay?
Bên cạnh cái lớn còn có cả những điều nhỏ bé đáng trân trọng. Thực tế, cuộc sống tạo nên từ những vấn đề trọng đại và vấn đề nhỏ nhặt đời thường, cả thành tựu vĩ đại và việc làm nhỏ bé. Cũng như một bữa ăn lớn không chỉ có món sơn hào hải vị mà còn có sự góp mặt của các gia vị như muối, đường hay mù tạc nữa. Chúng ta cần thấu hiểu và trân trọng giá trị của những điều nhỏ bé trong cuộc sống bởi nếu thiều hụt chúng, ta sẽ khó có được một niềm vui trọn vẹn, một cuộc sống hoàn hảo, hạnh phúc đủ đầy. Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay không thiếu những trường hợp như vậy. Cuộc sống ngày càng hối hả vội vã và con người nhiều khi bị cuốn theo những đam mê, suy nghĩ, mục đích của riêng mình hay lạc vào giữa dòng đời nổi trôi đầy cạnh tranh và cũng nhiều thị phi. Người ta quên mất rằng họ có một bữa tối để sum họp, một gia đình để thương yêu, có những người bạn và người thân để san sẻ. Con người làm nên thành tựu lớn thì thật đáng ghi nhận, nhưng nếu vì nó mà bỏ quên đi gia đình, bè bạn thì lại trở thành vô cảm. Đó đã, đang và sẽ là nguyên cớ khiến nhiều gia đình tan vỡ, những mối quan hệ tình thân ngày càng bị bẻ cong, mất đi giá trị đích thực. Làm sao quên được câu chuyện một gia đình kia con cái có nhà cao cửa rộng ở giữa lòng Thủ Đô mà để người cha già ốm yếu nằm ngoài cửa nhà, rồi những câu chuyện có thực về việc con cái đùn đẩy nhau trách nhiệm chăm sóc bố mẹ già. Chỉ biết quan tâm đến sự nghiệp lớn mà bỏ quên những điều nhỏ, bức tranh cuộc sống của mỗi người chắc chắn sẽ thiếu đi mất cái hồn của nó.
Cái lớn đôi khi còn khiến con người ta trở nên ảo tưởng và xa rời thực tế. Khi đạt được một thành công lớn hay tạo được một dấu ấn, ta dễ cho mình là hơn người. Và không ít trong số những giá trị lớn đó là những giá trị ảo mà bởi ta tưởng tượng ra bởi tham vọng quá nhiểu. Ở Việt Nam hiện tại có không ít những ca sĩ, người mẫu nổi tiếng bởi những thứ không đâu. Có khi chỉ là “vô tình” tiết lộ về cuộc sống của một nghệ sỹ khác, gợi được sự tò mò, hiếu kỳ của báo chí mà trở thành nối tiếng và rồi họ vô tư xuất hiện tại các sự kiện và tạo dáng chụp hình. Trà Ngọc Hằng, tuy chỉ được vinh danh hoa hậu tại một cuộc thi không mấy tiếng tăm là Hoa hậu hoàn cầu lại tự tin cho rằng: “tôi mà không đẹp thì cả làng người mẫu ai đẹp bằng tôi”. Để rồi sau đó, người ta lại dành cho cô những lời lẽ chẳng mấy hay ho. Phải chăng hào quang lớn quá khiến nhiều người ảo tưởng và mở đầu cho những thất bại sau này của họ?
Fran KA Clark đã đưa ra một suy ngẫm thật xác đáng về thực tế cuộc sống. Mọi thành quả vĩ đại đều xuất phát từ những cái nhỏ và bên cạnh những cái lớn không thể thiếu những điều nhỏ bé như vậy. Câu nói cũng là một lời khuyên về cách sống và con đường đi cho mỗi người. Ta cần có những khát vọng lớn lao để có thể vươn đến những điều tốt đẹp, những thành công rực rỡ. Nhưng ta cũng không thể bỏ quên những miếng ghép nhỏ, bình thường bởi dù lớn hay nhỏ, cuộc sống của chúng ta sẽ trọn vẹn hơn nếu có đầy đủ những miếng ghép.
Cuộc sống không phải là một câu chuyện cổ tích, bỗng dưng xuất hiện một phép màu biến mọi thứ trở nên tươi đẹp và hoàn hảo. Và ngay cả trong câu chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, trên đời này chẳng có cây tre nào trăm đốt cả mà chỉ có cây tre được ghép lại từ một trăm đốt tre mà thôi. Cuộc đời học sinh của tôi cũng được làm nên từ những năm tháng cắp sáng đến trường, những đêm thao thức vì những bài tập khó chưa giải xong, từ niềm hứng thú với các môn học. Tôi đã tự hỏi mình rất nhiều rằng nếu trước đây, tôi bỏ qua mất niềm hứng thú với môn Tiếng Anh mà chỉ sống với quan niệm “chỉ có theo chuyên tự nhiên thì bạn mới chứng minh được mình giỏi” thì giờ này tôi đang ở đâu? Vẫn ngôi trường chuyên này hay vẫn băn khoăn đi kiếm cho mình một môn học yêu thích, một lý tưởng nào đó? Bạn hãy khát khao, ước mơ lớn nhưng đừng bỏ quên những giá trị bé nhỏ xung quanh mình để một ngày nào đó, bạn không phải thở dài và nuối tiếc.
I. Mở bài: giới thiệu câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,” của Frank A.Clark
Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng muốn mình thực hiện dược một điều gì cao cả và lớn lao. Vì điều đó mang lại cho chúng ta những niềm vui sướng trong cuộc sống. nhưng bên cạnh làm những điều lớn lao thì ta quên mất ta cũng nên quan tâm và chú ý đến gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. để nói đến hiện tượng này, Frank A.Clark đã có câu nói như sau “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”. Để biết rõ hơn về câu nói, chúng ta cùng đi phân thích câu nói này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
- “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao”: điều này thể hiện sự cố gắn, vươn lên những điều tốt đẹp và tươi đẹp hơn. Đây cũng là mục tiêu và đích đến của mỗi con người trong cuộc sống.
- “ Nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”: điều này thể hiện tầm quan trọng của những việc nhỏ, để muốn làm nên việc lơn thì cần bắt đầu từ những việc nhỏ và không nên bỏ qua nó. Việc nhỏ là sự bắt đầu cho những điều lớn lao nhất.
=>Thể hiện sự vuon lên vượt qua khó khan để hướng tới cái lớn lao, cái vĩ đại nhưng lại bỏ quên những điều nhỏ nhặt nhất.
2. Bình luận câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
a. Ý nghĩa của câu nói
- Sự cố gắn, vươn lên để làm những điều lớn lao là chính đáng, là đúng đắn và cần thiết với mỗi con người. trong chúng ta ai cũng phải học hỏi và khuyến khích hành động này.
- Đồng thời cần phải ý thức rằng cuộc sống là sự hội tụ và giao hòa giữa nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau. Đừng vì lí tưởng cao cả mà quên đi những điều nhỏ nhặt và không cần thiết. vì đôi khi những điều nhỏ nhặt này rất quan trọng.
- Nêu ví dụ:
+ để làm được một công việc yêu thích thì ta phải qua quá trình học tập rèn luyện những điều nhỏ nhặt nhất
+ học ăn -> học nói - > học gói -> học mở
b. Phê phán
Phê phán cách nghĩ, lối nghĩ không tốt: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Về nhận thức: chúng ta phải luôn luôn kiểm soát bản than và luôn coi trọng những viejc nhỏ vì có việc nhỏ mới có việc lớn.
- Về hành động: Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
III. Kết bài: nếu cảm nghĩ về câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
- Nêu cảm nghĩ về câu nói
- Rút ra bài học kinh nghiệm
Tham khảo nha em:
Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn.” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.
Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.
Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.
Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.
Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyến thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể. Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện miềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.
I. Mở bài: giới thiệu câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,” của Frank A.Clark
Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng muốn mình thực hiện dược một điều gì cao cả và lớn lao. Vì điều đó mang lại cho chúng ta những niềm vui sướng trong cuộc sống. nhưng bên cạnh làm những điều lớn lao thì ta quên mất ta cũng nên quan tâm và chú ý đến gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. để nói đến hiện tượng này, Frank A.Clark đã có câu nói như sau “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”. Để biết rõ hơn về câu nói, chúng ta cùng đi phân thích câu nói này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
- “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao”: điều này thể hiện sự cố gắn, vươn lên những điều tốt đẹp và tươi đẹp hơn. Đây cũng là mục tiêu và đích đến của mỗi con người trong cuộc sống.
- “ Nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”: điều này thể hiện tầm quan trọng của những việc nhỏ, để muốn làm nên việc lơn thì cần bắt đầu từ những việc nhỏ và không nên bỏ qua nó. Việc nhỏ là sự bắt đầu cho những điều lớn lao nhất.
=>Thể hiện sự vuon lên vượt qua khó khan để hướng tới cái lớn lao, cái vĩ đại nhưng lại bỏ quên những điều nhỏ nhặt nhất.
2. Bình luận câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
a. Ý nghĩa của câu nói
- Sự cố gắn, vươn lên để làm những điều lớn lao là chính đáng, là đúng đắn và cần thiết với mỗi con người. trong chúng ta ai cũng phải học hỏi và khuyến khích hành động này.
- Đồng thời cần phải ý thức rằng cuộc sống là sự hội tụ và giao hòa giữa nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau. Đừng vì lí tưởng cao cả mà quên đi những điều nhỏ nhặt và không cần thiết. vì đôi khi những điều nhỏ nhặt này rất quan trọng.
- Nêu ví dụ:
+ để làm được một công việc yêu thích thì ta phải qua quá trình học tập rèn luyện những điều nhỏ nhặt nhất
+ học ăn -> học nói - > học gói -> học mở
b. Phê phán
Phê phán cách nghĩ, lối nghĩ không tốt: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Về nhận thức: chúng ta phải luôn luôn kiểm soát bản than và luôn coi trọng những viejc nhỏ vì có việc nhỏ mới có việc lớn.
- Về hành động: Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.
III. Kết bài: nếu cảm nghĩ về câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
- Nêu cảm nghĩ về câu nói
- Rút ra bài học kinh nghiệm