K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2017

Hỏi đáp Vật lý

Sau khi đổ một lượng dầu cao H1 vào nhánh trái và H2 vào nhánh phải, gọi độ cao cột nước lúc này ở nhánh trái là h1, nhánh trái là h2, ở ống giữa là h3. Gọi dd và dn là trọng lượng riêng của dầu và nước. H1 = 20cm = 0,2m ; H1 = 10cm = 0,1m.

Xét áp suất tại 3 điểm A, B và C nằm tại đáy mỗi nhánh. Ta có:

\(p_A=H_1.d_d+h_1.d_n\\ p_B=h_3.d_n\\ p_C=H_2.d_d+h_2.d_n\)

Áp suất tại đáy 3 nhánh là bằng nhau nên:

\(p_A=p_B\\ \Rightarrow H_1.d_d+h_1.d_n=h_3.d_n\\ \Rightarrow H_1.d_d=d_n\left(h_3-h_1\right)\\ \Rightarrow h_3-h_1=\dfrac{H_1.d_d}{d_n}=\dfrac{0,2.8000}{10000}=0,16\left(m\right)\\ \Rightarrow h_1=h_3-0,16\left(1\right)\)

\(p_C=p_B\\ \Rightarrow H_2.d_d+h_2.d_n=h_3.d_n\\ \Rightarrow H_2.d_d=d_n\left(h_3-h_2\right)\\ \Rightarrow h_3-h_2=\dfrac{H_2.d_d}{d_n}=\dfrac{0,1.8000}{10000}=0,08\left(m\right)\\ \Rightarrow h_2=h_3-0,08\left(2\right)\)

Gọi h là độ cao nước ở mỗi nhánh lúc đầu.

Nước tuy có di chuyển qua các nhánh nhưng vẫn giữ nguyên thể tích và các nhánh giống nhau, có tiết diện như nhau nên:

\(h_1+h_2+h_3=3h\left(3\right)\)

Thay (1), (2) vào (3) ta được:

\(h_3-0,16+h_3-0,08=3h\\ \Rightarrow3h_3-0,24=3h\\ \Rightarrow3\left(h_3-0,08\right)=3h\\ \Rightarrow h_3-0,08=h\)

Do đó mực nước ở nhánh giữa sau khi đổ thêm dầu vào hai nhánh cao hơn mực nước ở 3 nhánh lúc đầu là 0,08m = 8cm.

Hay sau khi đổ thêm dầu vào hai nhánh thì mực nước ở nhánh giữa dâng thêm 8cm.

9 tháng 5 2018
https://i.imgur.com/uIglCBn.jpg
23 tháng 8 2016

Ta coi như 2 ống có dầu cân bằng với nhau trước 
Gọi chiều cao tăng lên của mỗi ống sau khi có dầu là : h_1= (10+20) :2= 15cm 
Sau đó cho 2 ống này cân băng với ống chứa nước
khi hệ cân bằng, áp suất ở 3 điểm đáy mỗi ống bằng nhau :
P_1 = P_2 = P_3
<=> 10000(H-x) + 8000.15 = 10000(H+x) (với H là độ cao ban đầu khi chưa có dầu, x là độ cao dâng lên của ống chưa nước )
<=>10000H-10000x + 120000= 10000H + 10000x
<=>20000x=120000
<=>x= 6cm8-|

9 tháng 3 2021

Độ chên lệch mức thủy ngân ở 2 nhánh:

h1d1 = h2d2 + hd3

=> \(h=\dfrac{h_1d_1-h_2d_2}{d_3}=\dfrac{1,2.10000-0,6.8000}{136000}=0,05m\)

8 tháng 10 2016

Gọi \(h_1 = 12,8cm\) là độ cao cột nước, \(h_2\) là độ cao cột dầu
Do \(d_1 > d_2\) nên mực thủy ngân ở nhánh chứa nước cao hơn nhánh chứa dầu một đoạn là h.
Áp suất trong lòng chất lỏng ở cùng độ cao thì bằng nhau, ta có:
\(P_A = P_B\)

\(d_2.h_2 = d_1.h_1 + d.h\)
\(8000.h_2 = 10000.12,8 + 136000.h \)
\( 8h_2 = 128 + 136h (1) \)

Mà \(h_2= h_1 + h = 12,8 + h\)
\( h = h_2 - 12,8 (2) \)

Từ (1) và (2) suy ra:
\(8.h_2 = 128 + 136.(h_2 - 12,8) = 128 + 136.h_2 - 1740,8\)

\(\Rightarrow 136h_2 - 38h_2 = 1612,8\)
\(\Rightarrow h_2 = 12,6 (cm)\)

7 tháng 12 2016

ủa bạn biết bài này ở sách nào hay ở đâu vậy

21 tháng 8 2017

Bạn tự vẽ hình nhé!

Sau khi đổ dầu vào nhánh trái và phải, mực nước trong ba nhánh lần lượt là \(h_1h_3h_2\) ( như hình ). Áp suất tại ba điểm A,B,C đều bằng nhau . Ta có :

\(p_A=p_C=>H_1d_2+h_1d_1=h_3d_1...\left(1\right)\)

\(p_B=p_C=>H_2d_2+h_2d_1=h_3d_1....\left(2\right)\)

Mặt khác, thể tích nước là không đổi nên ta có hệ thức :

\(h_1+h_2+h_3=3h...\left(3\right)\)

Từ (1) => \(h_1=h_3-\dfrac{d_2}{d_1}H_1\)

Từ (2) => \(h_2=h_3-\dfrac{d_2}{d_1}H_2\)

Thay vào (3) ta được:

\(3h_3-\dfrac{d_2}{d_1}\left(H_1+H_2\right)=3h\)

hay :\(3h_3-3h=\left(H_1+H_2\right)\dfrac{d_2}{d_1}\)

Vậy nước ở ống giữa dâng cao thêm một đoạn :

\(\Delta h=h_3-h=\dfrac{d_2}{3d_1}\left(H_1+H_2\right)\)

\(\Delta h=\dfrac{8000}{3.10000}\left(20+10\right)=8cm\)

Vậy mực nước ở ống giữa sẽ dâng lên cao 8cm.

21 tháng 8 2017

Hình vẽ thì bạn có thể xem ở phần sau giải nhé !

Ta có Pa=Pc

=>d2.H1+d1.h1=d1h3=>h1=\(\dfrac{d1h3-d2H1}{d1}\)

Ta có Pb=Pc

=>H2.d2+h2d1=h3d1=>h2=\(\dfrac{h3d1-H2d2}{d1}\)

Mặt khác ta có h1+h2+h3=3h

\(\Delta h=h3-h\)

Ta có h1+h2+h3=\(\dfrac{d1h3-d2H1}{d1}+\dfrac{h3d1-H2d2}{d1}+h3=3h\)

=> \(\dfrac{d1h3-d2H1}{d1}+\dfrac{h3d1-H2d2}{d1}+\dfrac{h3d1}{d1}=\dfrac{3hd1}{d1}\)

=>d1h3-d2H1+h3d1-H2d2+h3d1=3hd1

=> (d1h3+h3d1+h3d1)-(d2H1+d2H2)=3hd1

=>3d1h3-d2(H1+H2)=3hd1

=>3h3d1=3hd1+d2(H1+H2)

=>h3=h+\(\dfrac{d2}{3d1}\left(H1+H2\right)\) ( đoạn này bạn tối giản 3d1 đi nhé ) (1)

Ta lại có \(\Delta h=h3-h\) (2)

Kết hợp 1,2 ta có độ cao mực nước ở giữa dâng lên 1 đoạn \(\dfrac{d2}{3d1}.\left(H1+H2\right)\)=\(\dfrac{8000}{3.1000}.\left(0,2+0,1\right)=0,08m=8cm\)

14 tháng 11 2018

Cách giải bài tập về Bình thông nhau cực hay

Đáp án: D

+ Gọi h là độ cao chênh lệch của mực chất lỏng ở nhánh của bình

+ Gọi A và B là hai điểm có cùng độ cao so với đáy bình nằm ở hai nhánh.

+ Ta có : áp suất tại A và B do là do cột chất lỏng gây ra là bằng nhau:

P A = P B

⇔ d d . 0 , 18 = d n . ( 0 , 18 - h )

⇔ 8000 . 0,18 = 10000. (0,18 - h)

⇔ 1440 = 1800 - 10000.h

⇔ 10000.h = 360

⇔ h = 0,036 (m) = 3,6 ( cm)

Vậy : Độ cao chênh lệch của mực chất lỏng ở hai nhánh là : 3,6 cm.

14 tháng 1 2021

b

 

11 tháng 11 2016

Tóm tắt

\(V=2l=2dm^3=2000cm^3\)

\(S_A=20cm^2\)

\(S_B=5cm^2\)

\(d_1=10000N\)/\(m^3\)

\(h_1=15cm\)

\(d_2=8000N\)/\(m^3\)

_______________

a) \(h'=?\)

b) \(p=?\)

c) \(h=?\)

Giải

Gọi thể tích của nhánh A, nhánh B lần lượt là \(V_1;V_2\)

a) Ta có: \(V_1+V_2=V\Rightarrow S_A.h'+S_2.h'=2000\Rightarrow h'\left(S_1+S_2\right)=2000\Rightarrow h'=\frac{2000}{S_1+S_2}=80\left(cm\right)=0,8m\)b) Ta có công thức tính áp suất là: \(p=d.h\)

=> Áp suất của đáy bình là: \(p=d_1.h'=10000.0,8=8000\)(\(N\)/\(m^2\))

c)

Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Ta có: \(p_A=p_B\Rightarrow d_1.h_2=d_2.h_1\Rightarrow d_1\left(h_1-h\right)=d_2.h_1\Rightarrow10000h_1-10000h=8000h_1\)

\(\Rightarrow10000h_1-8000h_1=10000h\Rightarrow2000h_1=10000h\Rightarrow h_1=5h\Rightarrow15=5h\Rightarrow h=3\left(cm\right)\)

26 tháng 7 2016

Gọi h là độ chênh lệch mức nước thủy ngân ở hai nhánh A và B 

Phương trình áp suất tại các điểm ở mức ngang với mặt thủy ngân ở nhánh A (có nước):

\(h_1.d_1=h_2.d_2+h.d_3\rightarrow h=\frac{h_1d_1-h_2d_2}{d_3}\)

Thay số: \(h=\frac{0,6.10000-0,3.8000}{13600}=0,026m\)

23 tháng 2 2018

Tham khảo nà :Áp suất lỏng - Bình thông nhau

25 tháng 2 2018

Mình sẽ làm dạng tổng quát :v Bạn tự thay số rồi áp dụng nhé

Gỉa sử có ba ống thông nhau như hình vẽ :

Đổ chất lỏng có trọng lượng riêng d1 đến chiều cao h1 vào ngăn 1

Đổ chất lỏng thứ hai có TLR d2 vào ngăn 2 có chiều cao h2

=> Mực chất lỏng có chiều cao do của bình 3 dâng lên y

h_1 h2 y

Vì đã đổ thêm cột chất lỏng vào bình 1 và 2 nên áp suất ở đáy 3 ống đều như nhau và đều tăng

Ta có : \(\Delta p\) là độ gia tăng áp suất ở các đáy ( > 0)

\(\Delta p=d_o.y=\dfrac{\Delta F}{S_1+S_2+S_3}=\dfrac{\Delta P}{S_1+S_2+S_3}=\dfrac{d_1.S_1.h_1+d_2.S_2.h_2}{S_1+S_2+S_3}\)

\(y=\dfrac{\dfrac{d_1.S_1.h_1+d_2.S_2.h_2}{S_1+S_2+S_3}}{d_O}\)

\(=\dfrac{d_1.S_1.h_1+d_2.S_2.h_2}{d_o\left(S_1+S_2+S_3\right)}\)

Đây chỉ là một công thức tổng quát , bạn có thể áp dụng vào bài toán vs mọi bài toán nhé ,,, mình nhác thay số lắm tự thay đi nha rrr có gì không hiểu cứ hỏi