Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
d, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho chúng tôi, nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy
a, Câu lặp cú pháp:
- Sự thật là từ mùa thu năm 1940… thuộc địa của Pháp nữa.
- Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
Kết cấu phép lặp ở trên:
+ Sự thật là…, CN (dân ta) – VN (thành thuộc địa), bổ ngữ
+ Dân ta (đã/ lại) – VN
→ Mục đích nhấn mạnh, tô đậm, khẳng định sự thật, chân lí
Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt của thực dân bằng lý lẽ và sự thật xác đáng:
- Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thực tế chúng “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”
+ Dẫn chứng cụ thể vạch mặt chúng về chính trị, xã hội, kinh tế
+ Đưa ra hình ảnh thực tế đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”
+ Điệp từ “chúng” liệt kê hàng loạt tội ác chồng chất, cứa sự căm thù của thực dân
- Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:
+ Mùa thu 1940 thực dân Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” → Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm
+ Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”
- Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Người khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật
Nước ta đứng lên giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
→ Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh khẳng định sự thật, lý lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập dân tộc nhờ đấu tranh.
Trong phần 2 của bản Tuyên ngôn, tác giả tập trung tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta trong suốt 80 năm đô hộ nhằm bác bỏ nhũng luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, phù nhận lí lẽ “bảo hộ”, vạch trần bản chất xâm lược và bóc lột, đập tan âm mưu xâm lược trở lại của chúng cũng như để chứng minh tính tất yếu của Cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở cho tuyên bố độc lập. Hồ Chí Minh đã lần lượt đưa ra những dẫn chứng thật tiêu biểu:
- về chính trị: Chúng không cho... chúng thi hành... chúng lập ra nhà tù... chúng ràng buộc... chúng dùng thuốc phiện
- về kinh tế: Chúng bóc lột... chúng cướp... chúng giữ...
- về quân sự: khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương... thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng... bỏ chạy... không bảo hộ được ta... bán nước ta hai lần cho Nhật... lại thẳng tay khủng bố Việt Minh... nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị...
Đoạn văn được viết với khí thế hừng hực của ngọn lửa căm hờn quân xâm lược và lòng yêu nước, thương dân. Những hình ảnh chân thực, tư liệu chính xác, điệp từ chúng nhắc lại liên tiếp làm cho âm hưởng đoạn văn càng thêm nhức nhối, tạo nên sức mạnh cho lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam:
“Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam ”
a.Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
b.Phân tích:
Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố độc lập:
- Tuyên bố Việt Nam đã thành một nước tự do, độc lập.
- Tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
=> Hai nội dung trên chính là hai điều kiện để lời tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thực sự có sức thuyết phục.
+ Điều kiện thứ nhất- điều kiện khách quan là phải chứng minh được dân tộc không bị lệ thuộc vào một thế lực chính trị nào, và phải xác định được quyền tự quyết trên mọi phương diện của dân tộc ấy.
+ Điều kiện thứ hai- điều kiện chủ quan là toàn bộ cộng đồng dân tộc phải thực sự có chung khát vọng độc lập, tự do và ý chí bảo vệ quyền tự do độc lập ấy.
-> Nếu không hội tụ đầy đủ hai điều kiện trên, lời tuyên bố về quyền độc lập của một dân tộc trước thế giới không dễ gì được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Nhớ ghi tham khảo nhé !