K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2018

Ca dao tục ngữ là một kho tàng vô cùng phong phú thể hiện đời sống nội tâm của người dân lao động của nước ta từ thời xa xưa. Nó chính là nỗi niềm, là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của người dân ta thời xưa.

Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” thể hiện tình cảm của người con trai khi đi xa nhớ về người yêu ở quê hương, nhớ về người vợ hiền tần tảo, nhớ về những món ăn giản dị nhưng thấm đẫm tình nghĩa vợ chồng.

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Bài ca dao này đây là lời tâm sự của một người chồng, một người yêu khi đã rời xa quê hương và nhớ về nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi có người phụ nữ thân thương của cuộc đời mình.

Hai câu đầu của bài ca dao thể hiện tình cảm của người đàn ông với quê hương của mình. Một quê hương nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó biết bao kỷ niệm buồn vui của một thời tuổi trẻ.

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Người con trai đi xa nhớ về quê hương thân yêu của mình. Anh ta liền nhớ tới những món ăn giản dị, thể hiện bản sắc của quê hương anh.Một món ăn giản dị thể hiện sự mộc mạc chân thành, nghèo khó của vùng uê không có cao lương mỹ vị, không thịt cá hải sản, nhưng lại khiến cho người con trai không thể nào quên. Bởi món ăn đó chính là kỷ niệm ngọt ngào, về tuổi thơ lam lũ nghèo khổ.

Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người con trai. Dù người con trai này có đi đâu, ở đâu thì những món ăn quê hương dân tộc vẫn luôn là ngon nhất không sơn hào hải vị nào sánh bằng.

Người con trai chỉ nhớ những cái bình dị, gần gũi của tuổi thơ, thể hiện một tâm hồn mộc mạc, giản dị, chung thủy sắc son trước sau như một của người đàn ông khi đi xa quê hương xa người phụ nữ của mình.

Trong hai câu ca dao tiếp theo người con trai chuyển nỗi nhớ của mình sang người phụ nữ của cuộc đời mình. Hình ảnh người con gái đó hiện ra mộc mạc giản dị khiến người đọc vô cùng xúc động.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Điệp từ “Nhớ ai” được người xưa sử dụng như nhấn mạnh nỗi nhớ trong lòng của người đàn ông khi xa xứ. Nó là tấm chân tình của người con trai dành cho người con gái mà mình đang yêu thương,

Hình ảnh người con gái tần tảo, sớm khuya mưa nắng, lam lũ vất vả lại khiến người con trai cảm thấy nhớ thương, đau lòng hơn là hình ảnh một cô gái xinh đẹp thanh khiết như băng thanh ngọc nữ. Người con trai không nhớ cô gái yêu kiều, thục nữ lá ngọc cành vàng không ai với tới được. Mà anh nhớ người con gái lam lũ tần tảo nắng mưa của mình.Điều này cho người đọc cảm nhận anh là người vô cùng chung thủy trước sau như một chỉ yêu sự giản dị, mộc mạc mà không hề hướng tới sự hòa nhoáng bên ngoài. Anh chỉ yêu tâm hồn thánh thiện bên trong người con gái mà thôi. Hình ảnh cô gái tát nước, cảnh lao động miệt mài là hình ảnh người con trai vô cùng xúc động. Nó làm cho chàng trai say đắm không thể nào quên.

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ của người con trai khi xa quê hương, xa người thương của mình. Với một giọng thơ bồi hồi, xao xuyến, thể hiện sự bâng khuâng của người con trai khi nhung da diết. Bài ca dao mộc mạc giản dị khiến người đọc cảm thấy vô cùng xúc động.

20 tháng 11 2018

1)
Các điệp ngữ là :Con kiến ;Leo;cành cụt; leo vào leo ra (tất cả chúng đều là điệp ngữ vòng tròn hay chuyển tiếp có tác dụng nhấn mạnh đối tượng của bài thơ, sự bế tắc của sự việc .Và chúng đều có tác dụng là làm nhấn mạnh đối tượng , hành động với điều là đều làm tăng thêm sự bối rối bí tắc của tình huống )

3)Liệt kê:nhớ quê nhà,canh rau muống,cà dầm tương

24 tháng 3 2018

- Tám câu thơ tiếp là nỗi thương nhớ của Kiều về người yêu và gia đình.

Trình tự nỗi nhớ phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật, Kiều nhớ người yêu trước rồi nhớ tới cha mẹ.

- Trình tự nỗi nhớ hợp lý bởi vì Kiều đã hi sinh vì gia đình, vì cha mẹ. Khi Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới Kim Trọng bởi Kim Trọng không hề biết Kiều phải bán mình chuộc cha, Kim Trọng sẽ ngày đêm uổng công thương nhớ Kiều

1 tháng 12 2016

1) Có lẽ người tuy không nhìn rõ được không nếm thử nhưng người lại cảm thấy được độ trong trẻo ngọt mát của dòng suối ấy. Chắc hẳn đây là một món quà thật ý nghĩa mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cho vùng đất vùng đất hoang sơ mang tên Việt Bắc. giữa một vùng núi hoang sơ Bác vẫn có thể nghe được cái thứ âm thanh trong trẻo của nước suối cũng nghe được âm thanh của tiếng người đang hát. Tiến hát trong thơ Bác được so sánh với âm thanh trong trẻo của tiếng suối. Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối. Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó. Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất. Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động . Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đên như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

1 tháng 12 2016
Câu nóiHỏi

- Mình rất quý cậu Linh à

- Mình rất hâm mộ bạn đấy Linh ạ

- Bạn đẹp thế có ny chưa?

- Bạn bao nhiêu tuổi?

 

20 tháng 2 2019

ukm hay đó bn

a poets heheehe

17 tháng 11 2021

Huế thương

17 tháng 11 2021

Huế thương

bpnt: biện pháp tu từ điệp ngữ

Tác dụng của điệp từ:

1. Tạo ra sự nhấn mạnh

2. Tạo sự liệt kê

3.Tạo sự khẳng định

Trả lời :

Cậu có năng khiếu lm thơ đó. Hay lắm

#Học tốt

1 tháng 4 2019

ok tốt

cá tháng 4 vui vẻ

nhasssssssss