K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2017

mỗi trg khác nhau mà

bạn cứ học thuộc bài là làm đc thôi

15 tháng 5 2017

Môn địa:

1) Mục đích sự ra đời của khối thị trường chung Mec-cô-xua.

2) Tại sao ns dân cư Châu Âu đang già đi, điều đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào?

3) Lí do tại sao châu Âu có 1 nền công nghiệp tiên tiến đạt hiệu quả cao

7 tháng 12 2016

- Nêu đặc điểm của môi trường hoang mạc và môi trường đới lạnh

- Cho 4 cụm từ: khí hậu lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật nghèo nàn, ít người sinh sống. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ

- Em hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính? Tác hại của hiệu ứng nhà kính.

- Đô thị hoá là gì? Tình hình đô thị hoá ở đới nóng hiện nay, hậu quả, cách giải quyết.

- Kể tên các châu lục, lục địa theo thứ tự thừ bé đến lớn

- Tại sao nói: " Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng

7 tháng 12 2016

*Bạn có thể tham khảo đề sau

Câu 1. Đới ôn hoà nằm trong khu vực hoạt động của: A. Gió mậu dịch B. Gió mùa C. Gió tây ôn đới D. Tất cả đều sai Câu 2.Trên thế giới có mấy châu lục và mấy đại dương? A. 6 châu lục, 4 đại dương B. 7 châu lục, 4 đại dương; C. 6 châu lục, 5 đại dương D. 5 châu lục, 4 đại dương. Câu 3. Khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phù hợp với môi trường: A. Nhiệt đới khô B. Địa trung hải C. Nhiệt đới ẩm D. Hoang mạc Câu 4. Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn thuộc: A. Nam Phi B. Bắc Phi C. Đông Phi D. Tây Phi Câu 5. Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2 là châu lục: A. Lớn thứ nhất thế giới B. Lớn thứ hai thế giới C. Lớn thứ ba thế giới D. Lớn thứ tư thế giới Câu 6. Đới lạnh ở mỗi bán cầu có phạm vi trải dài từ khoảng: A. Vĩ độ 60º đến 90º B. Vĩ độ 30º đến 40º C. Vĩ độ 50º đến 60º D. Vĩ độ 40º đến 50º Câu 7. Nơi có nền công nghiệp sớm nhất thế giới là ở các nước: A. Nhiệt đới B.Nhiệt đới gió mùa C. Ôn đới D. Cận nhiêt đới Câu 8. Các nước châu Phi có nguồn dầu mỏ dồi dào nhất thuộc khu vực: A. Bắc Phi B. Nam phi C. Tây Phi D. Đông Phi II. Phần tự luận. Câu 9. Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà? Câu 10. Giải thích tại sao khí hậu Châu Phi nóng khô bậc nhất Thế Giới? Câu 11. Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên ở đới lạnh vẫn chưa được khai thác? :>

8 tháng 3 2017

tuần sau mk kt 1t nè

8 tháng 3 2017

ukm. Nguyễn Trà My

17 tháng 10 2016

A. TRẮC NGHIỆM  ( 3đ)

I.Chọn hai phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:(ví dụ 1a,c; 2.c,d)( 1đ)

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:

A. Có thời kì khô hạn;                                  

B. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió;

C.Thời tiết luôn diễn biến thất thường; 

D.Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm;

E.Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

Câu2: Vấn đề cần quan tâm giải quyết ở đới lạnh đó là:

A. Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.;     

B. Khoáng sản ngày càng cạn kiệt;  

C. Ô nhiễm nguồn nước.

D. Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý.

E. Ô nhiễm không khí.

II.Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi:(ví dụ 1a; 2.c…)( 1đ)

De thi hoc ki 1 lop 7 mon Dia Ly nam 2014 Truong THCS Tran Cao Van

III.Dựa vào kiến thức đã học hãy điền từ (hoặc cụm từ) vào ô trống (1đ)

Ở đới ôn hòa thiên nhiên phân hóa theo……(1)……..một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các kiểu môi trường cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam là do… (2)….,thay đổi từ Tây sang Đông do ảnh hưởng của……(3)…..và…..(4)……….

B. TỰ LUẬN( 7đ)

Câu 1:(2,0đ) Nêu vị trí và đặc điểm môi trường nhiệt đới? Nước ta thuộc kiểu môi trường nào?

Câu 2:(1,5đ) Trình bày đặc điểm về hình dạng, địa hình và khoáng sản của châu Phi?

Câu 3:(2,0đ) Nêu những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa? Liên hệ ở địa phương về tình trạng này?

Câu 4:(1,5đ) Qua bảng số liệu dưới đây(về nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng), em hãy xác định địa điểm này thuộc môi trường địa lí nào trên Trái Đất? Giải thích?

De thi hoc ki 1 lop 7 mon Dia Ly nam 2014 Truong THCS Tran Cao Van

 

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Địa Lý năm 2014 Trường THCS Trần Cao Vân

A. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm)

I. Chọn hai phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:

          Câu1:.B,C (0,5đ).

          Câu2:.A,D.( 0,5đ)

*Lưu ý: HS chọn được 2 ý, mỗi ý đúng thì được 0,25đ, nếu chọn 1,3,4,5 ý thì không cho điểm dù có 2 ý đúng.

II.Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi : (mỗi câu trả lời đúng 0,25đ)

 

 Đáp án:    1-E, 2-C, 3-A, 4-B

III.Điền vào ô trống những nội dung kiến thức cho phù hợp:(mỗi ý trả lời đúng 0,25đ)

         (1): thời gian;                           (2) vĩ độ;

         (3) dòng biển;                           (4) gió tây ôn đới.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: HS trả lời được các ý sau

* Môi trường nhiệt đới: -Vị trí: Nằm ở khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở 2 bán cầu.(0,5đ)

- Đặc điểm:+ Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn.(0,5đ)

+Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ xích đạo về chí tuyến.(0,5đ)

* Nước ta thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.(0,5đ)

Câu 2: HS trả lời được các ý sau

- Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối(0,25đ), đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo.(0,25đ)

- Địa hình: tương đối đơn giản(0,25đ), có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn.(0,25đ)

-Khoáng sản: nguồn khoáng sản phong phú(0,25đ), nhiều kim loại quý, hiếm ( vàng, kim cương, u-ra-ni-um…)(0,25đ)

Câu 3HS trả lời được các ý sau

*Nguyên nhân: + Ô nhiễm biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển. (0,25đ)

+Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hoá chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp. (0,25đ)

*Hậu quả: +Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.(0,25đ)

+Thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.(0,25đ)

* Liên hệ:  được chất thải, rác thải ra sông, suối… nông dân phun thuốc trừ sâu trên đồng ruộng…(1đ)

Câu 4:- HS nhận dạng đúng môi trường xích đạo ẩm. (0,5đ)

          - Giải thích: vì nhiệt độ trung bình năm 250C, biên độ nhiệt năm thấp 30C, mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm trên 1500mm.(1đ)

chúc cậu học tốt!!!!!!!!!!!!!!!thanghoa

 

17 tháng 10 2016

bạn phải tự ôn lấy, làm vậy không tốt đâu

20 tháng 10 2016

Câu 1 : So sánh quần nông thôn với quần cư đô thị 

Câu 2 : Vì sao diện tích Xan-van ngày càng được mở rộng

Câu 3 : Mật độ dân số là gì ? tính mật độ dân số năm 2001 của các nước Việt nam , trung quốc , In-đô-nê-xi-a

20 tháng 10 2016
Câu 1: Môi trường đới nóng nằm ở vĩ tuyến nào? Các kiểu môi trường ?? Câu 2: Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới Câu 3: Nêu sự khác nhau và giống nhau giữa môi trường nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió mùa
7 tháng 5 2019
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Địa lý Đề bài

PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Chọn những từ trong ngoặc ( chuyên môn hóa ; hiện đại hóa ; đa canh ; tiên tiến ; hiệu quả;) và điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

Châu Âu có nền nông nghiệp …………………, đạt ………………… cao. Sản xuất nông nghiệp được ………………… trong các trang trại lớn hoặc ………………… trong các hộ gia đình.

Em hãy khoanh tròn vào một đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 2. Địa hình chủ yếu của khu vực Bắc Âu là:

A. núi trẻ và băng hà cổ.

B. núi già và băng hà cổ

C. sơn nguyên và núi già.

D. đồng bằng và núi già.

Câu 3. Khu vực tập trung đông dân nhất ở châu Âu là:

A. Đông Âu.

B. Bắc Âu

C. Nam Âu.

D. Tây và Trung Âu.

Câu 4. Ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng ở khu vực Đông Âu là:

A. công nghiệp truyền thống

B. nông nghiệp và du lịch

C. công nghiệp chế biến

D. kinh tế biển, thủy điện và khai thác rừng.

Câu 5. Đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Nam Âu là:

A. địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, khí hậu địa trung hải, thực vật là cây lá cứng.

B. địa hình chủ yếu là đồng bằng, khí hậu ôn đới lục địa, thực vật là cây lá kim.

C. địa hình chủ yếu là đồng bằng, khí hậu ôn đới lục địa, thực vật đa dạng.

D. địa hình chủ yếu là núi già, khí hậu ôn đới hải dương, thực vật là cây lá rộng.

Em hãy khoanh tròn vào các đáp án đúng nhất trong câu sau:

Câu 6. Những đặc điểm tự nhiên nổi bật của châu Nam Cực là:

A. vị trí từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam

B. vị trí từ vòng cực Nam đến cực Nam

C. khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt quanh năm, thường xuyên có gió bão

D. bề mặt là một sơn nguyên khổng lồ

E. bề mặt là một cao nguyên băng khổng lồ

F. thực vật không tồn tại, động vật khá phong phú vào mùa hè

PHẦN II : TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu đặc điểm dân cư và đô thị hóa của châu Âu?

Câu 2 (3 điểm): Trình bày vị trí và đặc điểm tự nhiên nổi bật của châu Đại Dương?

Câu 3 (2 điểm): Khí hậu châu Âu thay đổi từ tây sang đông như thế nào? Hãy giải thích sự thay đổi đó?

2 tháng 10 2019

1,

âu 1. Trên thế giới khu vực có khí hậu hoang mạc phân bố ở:

A. Ven biển . C. Dọc 2 đường chí tuyến.

B. Nằm sâu trong lục địa. D. Câu B+C đúng .

Câu 2. Châu lục có khí hậu khắc nghiệt nhất hiện nay:

A. Châu Mĩ. C. Châu Á.

B. Châu Phi. D. Châu Âu.

Câu 3. Đới lạnh là khu vực giới hạn từ:

A. Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

B. Xích đạo đến 2 chí tuyến

C. 2 chí tuyến đên 2 vòng cực

D. 2 vòng cực đến 2 cực

Câu 4. Sự bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX diễn ra ở các nước thuộc

A. Châu Á, châu Phi và Mĩ la Tinh C. Châu Âu, châu Mĩ

B. Bắc Mĩ và châu Đại Dương D. Châu Phi

Câu 5. Đới nóng nằm khoảng vị trí:

A. 5°B- 5°N C. 2 chí tuyến đên 2 vòng cực

B. Xích đạo đến 2 chí tuyến D. 2 vòng cực đến 2 cực

Câu 6. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở:

A. Đông Á C. Tây Nam Á

B. Bắc Á D. Nam Á, Đông Nam Á

Câu 7. Mực nước của các đại dương dâng cao là hậu qủa trực tiếp của hiện tượng:

A. Đất bị xói mòn. C. Ô nhiễm nguồn nước.

B. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên. D. Phá rừng đầu nguồn.

Câu 8. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào

A. Chỉ số thông minh. C. Cấu tạo cơ thể.

B. Hình thái bên ngoài cơ thể. D. Tình trạng sức khoẻ.

Câu 9. Tháp tuổi cho ta biết:

A. Độ tuổi dân số. C. Tổng số nam nữ.

B. Số người trong độ tuổi lao động. D. Câu A+B+C đúng .

Câu 10. Hình dạng của tháp tuổi có dân số trẻ:

A. Đáy tháp rộng, đỉnh tròn. C. Đáy tháp hẹp, đỉnh tròn.

B. Đáy tháp rộng, đỉnh nhọn. D. Đáy tháp hẹp, đỉnh nhọn.

Câu 11. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc:

A. Ơ-rô-pê-ô-it . C. Môn-gô-lô-it .

B. Nê-grô-it. D. Người lai.

Câu 12. Thảm thực vật tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:

A. Rừng thưa. C. Rừng lá kim.

B. Rừng rậm xanh quanh năm. D. Rừng cây bụi lá cứng.

Câu 13. Xa van(đồng cỏ cao nhiệt đới) là thảm thực vật tiêu biểu cho môi trường:

A. Nhiệt đới. C. Xích đạo ẩm.

B. Nhiệt đới gió mùa. D. Hoang mạc.

Câu 14. Tác động của các đợt khí nóng và lạnh làm cho khí hậu và thời tiết ở đới ôn hòa có đặc điểm:

A. Nhiệt độ nóng lên đột ngột . C. Nhiệt độ tăng giảm đột ngột.

B. Nhiệt độ hạ xuống đột ngột . D. Tất cả đều sai .

Câu 15. Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc:

A. Lục địa Á-Âu. C. Lục địa Phi .

B. Lục địa Nam Mĩ. D. Lục địa ô-trây-li-a .

Câu 16. Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa là:

A. Đợt khí lạnh. C. Gió Tây và dòng biển nóng.

B. Đợt khí nóng. D. Câu A+B+C đúng.

Câu 17. Thảm thực vật tương ứng với môi trường ôn đới lục địa là:

A. Rừng lá rộng. C. Rừng cây bụi gai.

B. Rừng lá kim. D. Rừng rậm xanh quanh năm.

Câu 18. Đặc điểm nổi bật của khí hậu hoang mạc:

A. Nóng ẩm quanh năm. C. Mưa theo mùa.

B. Khô hạn, biên độ nhiệt lớn. D. Mưa vào thu đông.

Câu 19. Tên một hoang mạc lớn nhất thế giới:

A. Gô-bi ở châu Á. C. Ca-la-ha-ri ở Nam Phi.

B. Xa-ha-ra ở châu Phi. D. A-ra-bi-an ở Tây nam Á.

Câu 20. Cuộc sống ở đới lạnh chỉ sinh động trong thời kì:

A. Mùa hạ. C. Mùa đông.

B. Mùa thu. D. Mùa xuân.

Câu 21. Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo:

A. Vĩ độ. C. Độ cao và hướng của sườn núi.

B. Gần biển hay xa biển. D. Gần cực hay gần chí tuyến.

Câu 22. Vùng núi ở đới ôn hòa, thực vật thường phát triển mạnh ở khu vực:

A. Sườn khuất nắng. C. Sườn đón gió lạnh.

B. Sườn khuất gió. D. Sườn đón nắng và gió ẩm..

Câu 23. Sự phân tầng thực vật theo độ cao là do sự thay đổi của:

A. Đất đai theo độ cao. C. Khí áp theo độ cao

B. Không khí theo độ cao. D. Nhiệt độ theo độ cao.

Câu 24. Các châu lục nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam:

A. Châu Nam Cực. C. Châu Á

B. Châu Âu. D. Châu Mĩ.

Câu 25. Vấn đề lo ngại đang đặt ra ở môi trường đới lạnh:

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm.

C. Thiếu nhân lực

D. Câu B+C đúng.

2,

I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) (Chọn câu trả lời đúng nhất)

Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng

A. giữa hai chí tuyến.

B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa.

C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc.

D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam.

Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là

A. dân số tăng quá nhanh.

B. kinh tế phát triển chậm.

C. đời sống nhân dân thấp kém.

D. khai thác tài nguyên không hợp lí.

Câu 3. Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là

A. Bắc Phi, Nam Phi B. Trung Phi, Nam Phi C. Đông Á, Nam Á D. Nam Á, Đông Nam Á

Câu 4. Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới?

A. Chịu tác động mạnh của gió mùa mùa đông.

B. Nằm ngay sát biển nên chịu tác động của biển.

C. Nằm ở sườn đón gió (phía nam dãy Hi-ma-lay-a).

D. Nằm gần dòng biển nóng mang theo nhiều hơi nước.

Câu 5. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào

A. cấu tạo cơ thể.

B. hình thái bên ngoài.

C. trang phục bên ngoài.

D. sự phát triển của trí tuệ.

Câu 6. Năm 2001, Việt Nam có số dân là 78,7 triệu người, trong khi diện tích là 330.991 km2. Vậy mật độ dân số của Việt Nam năm 2001 là

A. 823 người/ km2 B. 238 người/ km2 C. 832 người/ km2 D. 328 người/ km2

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Câu 2. (1.5 điểm) Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 3. (2.5 điểm) Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm: (lấy ảnh trong sách nhé ^^)

- Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi?

- Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ?

- Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?

Đáp án đề (2):

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.5 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

A

D

C

B

B

II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)

Câu 1. (3.0 điểm) Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị:

- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp (0.5 điểm); kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (0.5 điểm).

- Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao (0.5 điểm), kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ (0.5 điểm).

- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt. (1.0 điểm)

Câu 2. (1.5 điểm) Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. (0.5 điểm)

- Thời tiết diễn biến thất thường (0.5 điểm). Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây hạn hán hay lũ lụt. (0.5 điểm)

Câu 3. (2.5 điểm) Tháp dân số của TP Hồ Chí Minh có sự thay đổi:

  • Đáy tháp năm 1999 thu hẹp lại (0.5 điểm), thân tháp mở rộng ra (0.5 điểm).
  • Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng về tỉ lệ (0.5 điểm). Trên độ tuổi lao động có tăng chút ít (0.5 điểm).
  • Nhóm tuổi chưa đến độ tuổi lao động có xu hướng giảm về tỉ lệ (0.5 điểm).
8 tháng 1 2017

biểu đồ 5,2

Nhiệt độ:25->27 độ C

Lượng mưa:170mm ->250mm

=>khí hậu nóng ẩm quanh năm

Nhiệt độ trung bình > 20 độ C

Mưa nhiều và đều quanh năm

8 tháng 1 2017

Biểu đồ 7.3

Nhiệt độ:16 -> 30 độ C

Lượng mưa:25mm->324mm

Nhiệt độ trung bình trên 20 độ C

Mưa ko đều