Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở trường của em có rất nhiều cây cho bóng mát như: cây phượng, cây bằng lăng,...Nhưng tôi thích nhất là cây bàng
Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. vào mùa xuân cây bàng thật đẹp, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm.Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bang chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu.Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiêc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đa chảng còn nữa.Em rất thích cây bàng ở trường em.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
mình làm rồi đấy nhưng mà ko biết có hay ko
Chơi cây cảnh là thú vui tiêu khiển tao nhã mỗi lúc rảnh rỗi của bố em. Cây cảnh bố em rất quý là cây đa non.Nhìn cây đa bé bỏng thật thích mắt.
Cây đa nhà em lớn rất chậm, đã hơn một năm rồi mà nó vẫn bé tí xíu, bây giờ mới chỉ có ít lá, chưa có cành, có tán khổng lồ và cành lá loằng ngoằng như cây đa cổ thụ.
Cây đa nhà em thuộc loại đa lông. Lớp lông mềm mại đã tạo nên cho chiế lá bầu dục, mầu xanh lam thêm một lớp bàng bạc lóng lánh hơn, sáng bóng hơn. Những chiếc lá to hơn bàn tay đứa trẻ lên năm, xếp vòng quanh và đối nhau qua thân cây. Trông nó tựa như những bàn tay trẻ thơ xòe ra hứng lấy tia nắng mặt trời. Chồi non của cây đa vươn thẳng lên trời như những ngọn mác chống giặc thời xưa. Phải trải qua một thời gian đầy mưa nắng, chiếc lá mới có màu xanh lam bàng bạc.
Bố em nói rằng : " Cây đa khi biết tạo thế sẽ rất đẹp." Em rất muốn trồng được nhiều cây đa để mong gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?
a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ
4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.
Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ
5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?
a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?
6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:
a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )
c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.
7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?
a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.
c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.
c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )
9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?
a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ
10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?
a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.
11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ
12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.
Vị ngữ của câu trên là:
a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai
c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?
a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm
c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu
14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )
b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:
a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.
c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.
16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:
a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.
b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.
c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.
d. Không có tác dụng.
17/ Có mấy loại so sánh?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.
18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
Vì mây chi núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất
d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.
c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.
20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?
a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.
22/ Hình thức của ẩn dụ?
a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B
c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.
23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)
a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.
c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
Khổ thơ trên đã được tác giả Minh Huệ sử dung biện pháp tu từ ẩn dụ ( ẩn dụ phẩm chất) để chỉ bác Hồ như người cha luôn quan tâm chăm sóc những đứa con của mình .Bốn câu thơ trên đã miêu tả rất đầy đủ tính cách , phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ đối với nhân dan ta - nhân dân Việt Nam và cũng là thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của anh đội viên đối với Bác Hồ . Anh như hiểu bác hơn qua một đêm không ngủ , ngồi lo lắng , chăm sóc , sưởi ấm cho anh nằm . Tình cảm của anh được thể hiệ rõ qua câu thơ:
'Anh đội viên nhìn Bác
càng nhìn lại càng thương"
Không chỉ anh đội viên hiểu sâu được lỗi lòng của bác mà qua bài thơ"Đêm nay Bác không ngủ" cũng đã đồng thời thể hiện được tác giả Minh Huệ là người có tâm hồn nhạy cảm , sử dụng từ ngữ tinh tế , thấu hiểu lỗi lòng của bộ đội nhân dân và cả của Bác để tạo lên bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" giàu ý nghĩa , tình cảm sâu sắc đến vậy . Qua bài thơ này , đã cho ta biết được nhà thơ Minh Huệ thật là một người yêu nước , là nhà thơ giàu tình cảm sâu sắc mãi mãi được tổ quốc Việt Nam gia danh và đời đời biết ơn sâu sắc.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
4 câu thơ trên được trích từ bài " Đêm nay bác không ngủ "-Minh Huệ. Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch điện biên phủ cuối năm 1950.Trong câu thơ trên được tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về tình cảm của Bác, người cha máu tóc bạc quan tâm, lo lắng cho mọi người.Những cử chỉ hành động của bác thể hiện tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Từng câu thơ ấy nói lên nhân cách và con người của Bác. Nhà thơ đã cho mọi người thấy tình cảm của anh đội viên dành cho Bác cũng như tình cảm Bác dành cho anh và mọi người. Những ngày cực nhọc ấy khiến cho anh hiểu Bác hơn.
"Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
Tấm lòng nhân hậu, tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ. Tình thương ấy bao trùm lên đất trước và dân tộc. Nhân dân Việt Nam tự hào biết bao, được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ tổ quốc vinh quang của Đảng, của Bác! Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, anh đội viên thúc cùng bác. Dường như lúc đó những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.
Ko đăng linh tinh