K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2018

lên Vietjack hoặc loigiaihay

hk tốt

18 tháng 11 2018

Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận

Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả

Bài này chia thành 3 đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm

     + Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc

     + Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa

Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:

     + Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết

     + Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm

     + Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ

- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:

     + Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm

     + Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý

     + Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng

Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp

     + Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng

     + Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa

     + Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị

     + Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ

Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác

     + Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân

     + Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội

     + Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên

→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao

Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:

     + Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non

     + Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen

- Sự trân trọng của tác giả:

     + Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất

     + Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.

→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.

⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội

Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế của Thanh Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc

     + Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời

     + Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ

     + Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác

→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị

Mang co day sao bn k kiem

17 tháng 9 2018

cậu gõ máy tính soạn văn 7 sau đó nó hiện ra mục lục rồi bạn chỉ cần xem ở đấy và chép thôi

4 tháng 11 2016

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

5 tháng 11 2016

Là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh sống dưới chế độ phong kiến thời kì suy tàn,mục ruỗng,Hồ Xuân Hương sớm thấu hiểu và đồng cảm với số phận người phụ nữ trong thời đại của mình.thơ ca của bà một phần lớn đã thể hiện sâu sắc đúng nội dung đó.bánh trôi nước là một bài thơ hay vừa ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời đề cập đến nỗi bất hạnh khổ đâu trong cuộc đời họ.

''thân em vừa trắng lại vừa tròn

bảy nổi ba chìm với nước non

rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

mà em vẫn giữ tấm lòng son''

là một bài thơ vịnh vật,mượn hình ảnh bánh trôi nước Hồ Xuân Hương muốn nói đến thân phận và phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.

''thân em vừa trắng lại vừa tròn''

Hồ Xuân Hương đã diễn tả chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh,dáng bánh tròn xinh xắn trông thật đẹp mắt.hai chữ thân em nữ sĩ mượn từ ca dao khiến ta nhớ đến những câu hát của người lao động.qua đó câu thơ gợi đến vẻ đẹp của tác giả cũng như của người phụ nữ VN.bằng 2 tính từ trắng tròn vẻ đẹp của người phụ nữ càng dc mieeu tả đận nét hơn.nhưng ngược lại 2 tiếng thân em cũng gợi đến những sóng gió bất hạnh trong đời người phụ nữ.

''bảy nổi ba chìm với nước non

rắn nát mặc dàu tay kẻ nặn...''

trong câu thơ có yếu tố tả thực,khi nấu bánh trôi,viên bánh ban đầu chìm xuống khi đã chín thì nổi lên,ấy là ''bảy nổi ba chìm'' .bằng ngòi bút điêu luyện,nữ sĩ Xuân Hương diễn tả cách nấu bánh nhưng ẩn trong đó là nói đến số phận long đong,lận đận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ đứng trước lễ giáo phong kiến.không chỉ vậy 3 tiếng với nước non còn năng cao vị thế,tầm vóc của người phụ nữ.họ phải chịu long đong vất vả như vậy là vì những công việc sánh ngang tầm non nước cao xa.trong câu thơ tiếp bà đã sử dụng nghệ thuật tương phản rắn và nát đẻ nói lên 1 sự thật :bánh ngon hay dở thì phụ thuộc vào tay kẻ nặn còn số phạn của người phụ nữ hạnh phục hay bất hạnh đều tùy thuộc vào kẻ khác.đó là những nội khỏ cực của người phụ nữ.họ không dc quyền quyết định số phận cả mình.trong xã hội ngày xưa phụ nữ chỉ như là 1 vật dụng,nếu còn giá trị sử dụng thì họ sẽ dc coi trọng;ngược lại họ sẽ bị coi rẻ coi thường.

nhưng dầu vậy,ở người phụ nữ vẫn toát lên vẻ đẹp của lòng kiên trinh,son sắt:

''mà em vẫn giữ tấm lòng son''

cho dù rắn hay natsthif chiếc bánh trôi nước vẫn giữ dc viên đường đỏ thắm trong lòng.cũng như người phụ nữ VN,dù cuộc đời mang nhiều đau thương khổ cực nhưng họ vẫn giữ tấm lòng son.chữ son mang ý nghĩ sắt son chung thủy.đó là tấm lòng đói vs tình đời,tình người trong cuộc sống của họ.điều đó càng làm nâng cao phẩm giá người phụ nữ.câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách nữ sĩ,đó là niềm kiêu hãnh là sự tự tin trước cuộc đời đầy giông bão của bà.

bánh trôi nước của hồ xuân hương là 1 bài thơ độc đáo,ít lời mà các tầng nghĩa đan xén xâu sắc.bài thơ giống như lời tuyên ngôn về cuộc đời và phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

31 tháng 10 2016

ai giúp tui chơi cờ đi mà

31 tháng 10 2016

mk ko bik chơi nè

3 tháng 11 2016

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

5 tháng 11 2016

cảm ơn bạn nhiều nha Nguyễn Phương Linh :))

Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận

Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả

Bài này chia thành 3 đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm

     + Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc

     + Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa

Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:

     + Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết

     + Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm

     + Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ

- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:

     + Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm

  + Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý

     + Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng

Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp

     + Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng

     + Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa

     + Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị

     + Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ

Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác

     + Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân

     + Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội

     + Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên

→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao

Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:

     + Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non

     + Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen

- Sự trân trọng của tác giả:

     + Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất

     + Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.

→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.

⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội

Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế của Thanh Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc

     + Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời

     + Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ

     + Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác

→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị

~ học tốt ~

Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận

Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả

Bài này chia thành 3 đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm

     + Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc

     + Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa

Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:

     + Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết

     + Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm

     + Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ

- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:

     + Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm

+ Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý

     + Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng

Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp

     + Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng

     + Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa

     + Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị

     + Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ

Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác

     + Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân

     + Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội

     + Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên

→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao

Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:

     + Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non

     + Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen

- Sự trân trọng của tác giả:

     + Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất

     + Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.

→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.

⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội

Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế của Thanh Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc

     + Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời

     + Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ

     + Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác

→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị

21 tháng 9 2016

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?Gợi ý:- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
13 tháng 10 2016

Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta.

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy nhiên, bàiBạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên.
Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già khăng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những lễ nghi tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết ), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyến chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời

chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi chân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hoá! Vậy mà...Thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác thông cảm vui lòng đại xá cho!

Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn cũ tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khoả lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình.

Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm, mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý : “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau ? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn có nhưng ngặt nỗi :
Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn : Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đều chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa.

Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hoá như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất, còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng ?!

Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được ! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng ! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm thuý của bậc đại Nho.

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng ; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hoá ! 
Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ với khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhoà. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau, được hàn huyên tâm sự cho thoả nỗi khao khát nhớ mong.

Câu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa : ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hoà thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn thuỷ chung giữa hai ta.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị, tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp ; mặt ao lăn tăn sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè... là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp... loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực đầy sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.

Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hoà hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tranh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.

16 tháng 11 2017

ca ngợi tình bn đẹp, gắn bó, ko kiểu cách cầu kì mà chân thật bình dị

mk cx ko bít có đúng ko nữa vì cái này là cô mk cho leuleu

27 tháng 11 2016

Mk ko cần bài thành ngữ nữa, các bạn giúp mk bài" Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1 tháng 12 2016
Câu 1:a. Bài văn viết về bài ca dao : Đêm qua ra đứng bờ ao.b. Ghi lại bài ca dao :“Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn, trông sao sao mờBuồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?Đêm đêm tưởng giải Ngân HàChuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònĐá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”.Câu 2:

-Tưởng tượng : Bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh ánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

-Liên tưởng :..một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương.

-Hồi tưởng : Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ…đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

-Suy ngẫm :

+Thì ra cái vùng sao như cát….da diết vô cùng.

+Lại con sông Tào Khê…cũng thấy như thế.

Chúc bạn học tốt!