K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2016

Soạn bài: Chữa lỗi về quan hệ từ

I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ

1. Lỗi thiếu quan hệ từ

a. Hai câu đã cho sai vì thiếu quan hệ từ.

b. Chữa lại:

  • Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.

  • Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

2. Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

a. Các quan hệ từ và, để dùng không đúng nghĩa, không thể hiện chính xác mối quan hệ giữa các thành phần câu.

b. Chữa: thay và bằng nhưng, thay để bằng vì.

3. Lỗi thừa quan hệ từ

a. Các câu này đều thiếu chủ ngữ. Các quan hệ từ qua, về ở đầu câu đã biến chủ ngữ của câu thành thành phần trạng ngữ. Đây là lỗi thừa quan hệ từ.

b. Cách chữa là bỏ quan hệ từ để khôi phục thành phần chủ ngữ cho câu:

  • Câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

  • Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

4. Lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

a. Không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn Văn; ... không thích với chị. Quan hệ từ không những ... đòi hỏi phải có quan hệ từ mà còn... đi kèm. Quan hệ từ với trong trường hợp này thiết lập quan hệ giữa không thích và chị là không hợp lí, không tương ứng với vế trước.

b. Có thể chữa:

  • Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Bạn ấy không những giỏi về môn toán, môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác.

  • Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.

II. Luyện tập

Câu 1:

  • Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

  • Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.

Câu 2: Thay các quan hệ từ dùng sai:

  • Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

  • Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

  • Không nên chỉ đánh giá con người về hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ

Câu 3: Cách chữa chung cho loại lỗi này là bỏ các quan hệ từ để khôi phục chủ ngữ cho câu. Có thể sửa:

  • Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

  • Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

  • Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Câu 4: Các câu sai: (c), (e), (g), (i), có thể sửa như sau:

  • Chúng ta phải sống thế nào để chan hoà với mọi người. (bỏ từ cho)

  • Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình. (sửa lại cụm bản thân của mình)

  • Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo. (bỏ từ của)

  • Trời mà mưa thì con đường này sẽ rất trơn. (quan hệ từ giá chỉ dùng để biểu thị điều kiện thuận lợi).

 

19 tháng 10 2016

Thks nha..!!! Chính xác lm ạ..hihi

 

4 tháng 10 2016
1. Đại từ là gì?Đọc những câu dưới đây, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi.(1) Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.(Khánh Hoài)(2) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng  dõng dạc nhất xóm.(Võ Quảng)(3) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.(Khánh Hoài)(d)                                                Nước non lận đận một mình,  Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Ai làm cho bể kia đầy,Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?(Ca dao)1. Từ  ở trong đoạn văn đầu trỏ ai? Từ nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ  trong hai đoạn văn ấy?Gợi ý trong đoạn văn (1) trỏ em tôi còn  trong đoạn văn (2) trỏ con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ  này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này. 2. Từ thế trong đoạn văn sau đây trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này.Gợi ý: Từ thế ở đây trỏ cái gì? Muốn biết điều này, hãy xác định "Vừa nghe thấy thế" là vừa nghe thấy gì?3. Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?Gợi ý: Muốn xác định được ai trong bài ca dao trên được dùng để làm gì, trước hết phải xác định câu "Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?" có mục đích gì, để kể, để tả hay để hỏi? Câu ca dao này dùng với mục đích hỏi, từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi.4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?Gợi ý: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu có đại từ. Nếu đại từ không làm chủ ngữ hay vị ngữ thì xác định xem nó làm phụ ngữ cho từ nào, nằm trong cụm từ nào?Từ  trong đoạn văn (1), ai trong bài ca dao làm chủ ngữ;  trong đoạn văn (2) làm phụ ngữ cho danh từ, thế làm phụ ngữ cho động từ.2. Phân loại đại từa) Đại từ để trỏTrong các nhóm đại từ sau đây, nhóm nào dùng để trỏ người, sự vật; nhóm nào trỏ số lượng; nhóm nào chỉ hoạt động, tính chất, sự việc?(1) - tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, ...(2) - bấy, bấy nhiêu(3) - vậy, thếGợi ý: Nhóm thứ nhất trỏ người, vật; nhóm thứ hai trỏ số lượng; nhòm thứ ba trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Đây cũng là ba loại đại từ để trỏ.b) Đại từ để hỏiTrong các nhóm đại từ để hỏi sau đây, nhóm nào hỏi về người, vật; nhóm nào hỏi về số lượng; nhóm nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc?(1) - ai, gì, ...(2) - bao nhiêu, mấy(3) - sao, thế nàoGợi ý: Tương ứng với ba nhóm đại từ để trỏ, đại từ để hỏi cũng được chia thành ba loại: đại từ để hỏi về người, vật; đại từ để hỏi về số lượng; đại từ để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. 
4 tháng 10 2016

Có phải trang 45 bài sông nước núi Nam ko bạn nhỉ? Bạn có thể ghi rõ đc ko

 

4 tháng 10 2016

3a) Nam: phương Nam

       Quốc: nước

        Sơn: núi

         Hà: sông

         Nam: phương Nam

         Đế:vua

        Cư: ở

b) Nam quốc, Sơn Hà, Nam đế

c) thiên(1):trời, thiên(2): nghìn, thiên(3): nghiêng về

Zd)

20 tháng 11 2021

Qua Đèo Ngang 

- Đại từ: ta 

- Quan hệ từ : với 

* Bạn Đến chơi nhà :

- Đại từ : Bác, ta 

- Quan hệ từ : với

tk *

20 tháng 11 2021

Tham khảo viết đầy đủ và cho lên đầu .-.

21 tháng 9 2016

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?Gợi ý:- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
18 tháng 10 2019
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ

1. Thiếu quan hệ từ

Cả hai câu đều thiếu quan hệ từ, sẽ sửa:

- Đừng nên nhìn hình thức để đánh giá kẻ khác

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

- Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ

- Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu bọ phá hoại mùa màng.

3. Thừa quan hệ từ

- Các câu dưới đều thiếu chủ ngữ do quan hệ từ qua và về đã biến chủ ngữ của câu trở thành trạng ngữ.

Sửa lại:

- Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra … cha mẹ đối với con cái.

- Hình thức có thể làm gia tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có làm thấp giá trị nội dung

4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

- Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi môn Toán, môn Văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa.

- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 107 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.

Bài 2 (trang 107 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm giống như cha ông ta ngày xưa , lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Bài 3 ( trang 108 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Bản thân em còn rất nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý người là giúp đỡ người khác.

- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Bài 4 (Trang 108 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Cần sửa các câu g, e, i, cần sửa lại là:

+ Chúng ta phải sống thế nào để chan hòa với mọi người.

+ Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

+ Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

+ Trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

Bài 5 (trang 108 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Trao đổi bài tập làm văn với một bạn trong tổ chức học tập:

- Đọc kĩ bài của bạn, gạch dưới các quan hệ từ được dùng trong bài văn

- Đánh dấu những quan hệ từ bạn dùng sai hoặc chưa phù hợp, chưa chuẩn xác

- Trao đổi nguyên nhân sai và cách sửa

18 tháng 10 2019

I. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ QUAN HỆ TỪ

1. Thiếu quan hệ từ

Hai câu sau đây thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng.

- Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

Trả lời:

Hai câu trên, thiếu quan hệ từ, có thể chữa lại như sau:

- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.

2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

Các quan hệ từ và, để trong hai ví dụ sau có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Nên thay và, để ở đây bằng quan hệ từ gì?

- Nhà em ở xa trường bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.

- Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

Trả lời:

Hai câu trên, dùng sai quan hệ từ “và”, “để”, có thể chữa lại như sau:

- Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em củng đèn trường đúng giờ.

- Chim sâu rất cố ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

3. Thừa quan hệ từ.

Vì sao các câu sau thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh?

- Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- Về hình thức có thể làm gia tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

Trả lời:

- Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

Hai câu trên, do dùng thừa quan hệ từ mà trở nên thiếu chủ ngữ, có thể chữa lại như sau:

- Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.

4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

Các câu in đậm dưới đây sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng.

- Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo răt khen Nam.

- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.

Trả lời:

Các câu in đậm, dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết, có thể chữa lại như sau:

- Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.

- Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị.

LUYỆN TẬP

1. Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau.

- Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng.

Trả lời:

- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

- Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng.

2. Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp.

- Ngày nay, chúng ta củng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

Trả lời:

- Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

- nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.

- Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

3. Chữa lại câu văn cho hoàn chỉnh.

- Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đã người khác.

- Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

Trả lời:

- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, nên em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

- Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

- Bài thơ này đã nói lẽn tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

4. Nhận xét cách dùng quan hệ từ

Trả lời:

a) Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao. (Đúng)

b) Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán. (Đúng)

c) Chúng ta phải sống cho thể nào để chan hòa với mọi người. (Chữa lại: Chúng ta phải sống như thế nào cho chan hòa với mọi người).

d) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. (Đúng)

e) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình. (Nên bỏ bớt quan hệ từ “của” cha câu văn nhẹ nhàng hơn).

g) Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo. (Nên bỏ quan hệ từ “của”).

h) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. (Đúng)

i) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. (Nên thay “giá” bằng "nếu")

5. Với bài tập này, các em hãy đọc bài làm của bạn rồi trao đổi ý kiến, nhận xét về cách dùng quan hệ từ.

Chúc bạn học tốt!

Quan hệ từ: ''Vì ''                                                                                                                                                                                                                 Tham khảo:                                                                                                                  ý nghĩa : những quan hệ từ trên giúp nối 2 câu đơn thành câu ghép và đồng thời thể hiện được sự hi sinh, tình cảm mà người bà dành cho cháu và tình cảm của cháu dành cho người bà

8 tháng 1 2022

QHT: Vì

Ý nghĩa: Cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu.

2 tháng 10 2016

đúng k bạn?

Câu 1.  Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm: - Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt) - Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn) - Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.

Câu 2. - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Tuyên ngôn độc lập thể hiện qua bài thơ: + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Ba bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. + Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. + Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai. + Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.

Câu 3. Nội dung biểu ý của bài thơ: - Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc. + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận. - Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền. + Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời. + Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù. - Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở: - Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. - Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu.

câu 5. Các cụm từ “Tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” đã làm cho giọng điệu bài thơ dõng dạc, hào hùng đanh thép như âm vang khí phách hào hùng của dân tộc trong thời đại Lí – Trần oanh liệt. II. Luyện tập Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” thì em sẽ giải thích thế nào? - Nói “Nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng giữa hai nước và hai vị vua Việt Nam – Trung Quốc. Quan niệm của kẻ thống trị phương Bắc chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được phép xưng đế, còn các vị vua ở xứ sở khác chỉ được phép xưng vương. - Trong xã hội phong kiến – vua là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua.