K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023
 

- Biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn trên:

+ “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”.

=> Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, sự vui mừng của Đăm Săn khi giành được chiến thắng.

+ “Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú.”

=> Tác dụng: nhấn mạnh không khí vui mừng của cả con người và con vật tại nhà Đăm Săn sau khi chàng giành được chiến thắng.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Biện pháp nói quá được sử dụng trong đoạn văn trên:

+ “Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán”.

+ “Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú.”

- Tác dụng:

+ Tô đậm tính chất trọng đại của chiến thắng, thể hiện sinh động không khí hội hè “ăn đông uống vui”

+ Tôn vinh sự giàu có và hùng cường của Đăm Săn

+ Thể hiện sự ngưỡng mộ nòng nhiệt của người kể chuyện đối với người anh hùng Đăm Săn

“Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxay) – ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tối tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?Chàng gõ vào một nhà.Dân trong nhà – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng.Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã.Đăm Săn lại gõ vào...
Đọc tiếp

“Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxay) – ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tối tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?

Chàng gõ vào một nhà.

Dân trong nhà – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?

Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng.

Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã.

Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng.

Đăm Săn – Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữa trâu hãy đi lùa trâu về!

Dân làng – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!

Đăm Săn - Ở nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!

Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn này càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

Họ đến bãi ngoài làng rồi vào làng.”

(Trích “Chiến thắng Mtao – Mxây” – SGK Ngữ Văn 10. Tập 1 trang 35)

Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích trên.

0
Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn...
Đọc tiếp
Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!
Dân làng: – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa! Đăm Săn: – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất vả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào! (Chiến thắng Mtao Mxây)
1
25 tháng 10 2018

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có sự hô đáp, luân phiên giữa người nói người nghe

   + Tính chất điệp ngữ, điệp từ phổ biến trong sử thi: ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về/ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói.

   + Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi

   + Cách nói ví von, gắn chặt với sự vật, hoạt động trong đời sống thường ngày

   + Đoạn sử thi có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn về phong cách sinh hoạt.

Cho đoạn hội thoại sau:Mtao Mxây: - Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Người không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!Đăm Săn: - Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!Mtao Mxây: - Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm.Đăm Săn: - Sao ta lại đâm ngươi khi người đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con...
Đọc tiếp

Cho đoạn hội thoại sau:

Mtao Mxây: - Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Người không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!

Đăm Săn: - Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!

Mtao Mxây: - Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm.

Đăm Săn: - Sao ta lại đâm ngươi khi người đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!

Đoạn đối thoại trên là:

A. Những lời nói của Đăm Săn và Mtao Mxây trước khi giao tranh.

B. Những lời nói của Đăm Săn và Mtao Mxây trong lúc giao tranh.

C. Những lời nói của Đăm Săn và Mtao Mxây sau cuộc giao tranh.

D. Những lời thách đố giữa Đăm Săn và Mtao Mxây để khẳng định tài năng của mỗi người.

1
21 tháng 4 2017

Chọn đáp án: A

a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ...
Đọc tiếp
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:    Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) (Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo). Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
1
14 tháng 9 2019

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

a) Phần cước chú ở chân trang giải thích các nội dung về truyền thuyết mặt trăng, mặt trời và thuật ngữ “dòng nước đục chảy cho đến nơi đất giáp với trời”.

- Phần cước chú được trình bày bằng cách: vị trí ở cuối trang, và chữ nhỏ hơn so với văn bản chính, trình bày theo thứ tự đánh số ở văn bản chính.

b) Đoạn văn có 2 cước chú. Cả hai cước chú này nhằm để giải thích và lảm rõ hơn nội dung được nhắc đến trong văn bản

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2 – 4Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không?Dân làng Mtao Mxây: - Sao cho chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về....
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2 – 4

Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không?

Dân làng Mtao Mxây: - Sao cho chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!

Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về. Ai giữ trâu đi dẫn trâu về!

Tôi tớ của Mtao Mxây: - Sao chúng tôi lại chẳng đi theo ông? Đầu làng đã bị cây rừng mọc choản. Cuối làng cà ớt mọc lên. Chủ chúng tôi đã chết rồi!

Đăm Săn: - Đi thôi! Bây giờ phải trở về bến nước của ta.

Nhân vật nào không có tham gia vào hoạt động giao tiếp trên?

A. Đăm Săn

B. Mtao Mxây

C. Dân làng Mtao Mxây

D. Tôi tớ của Mtao Mxây

1
30 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

 Đọc văn bản:    Tôi tớ đem trải dưới một chiếu trắng, trải lên trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi cho nhà tù trưởng. Rồi họ đem ra thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to. Không còn sợ thiếu thuốc, thiếu trầu cho Đăm Săn ăn, hút. Họ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách. Họ đi lấy rượu....
Đọc tiếp

 

Đọc văn bản:

    Tôi tớ đem trải dưới một chiếu trắng, trải lên trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi cho nhà tù trưởng. Rồi họ đem ra thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to. Không còn sợ thiếu thuốc, thiếu trầu cho Đăm Săn ăn, hút. Họ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách. Họ đi lấy rượu. Đem ra một ché tuk da lươn, một ché êbah Mnông, trên vẽ hoa kơ ŭ, dưới lượn hoa văn, tai ché hình mỏ vẹt xâu lỗ. Đó là những cái ché ngã giá phải ba voi. Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước. Ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần. Cần cắm rồi người ta mời Đăm Săn ngồi vào uống. Vừa uống vừa nói chuyện

Dăm Par Kvây: Ơ diêng, rượu tôi đã cột, gà tôi đã đốt, cơm tôi đã dọn trong mâm đồng chậu thau, xin mời diêng đến ăn. Xin hỏi diêng đi có việc gì? Phải chăng đã có kẻ đến đánh diêng tại nhà, vây diêng tại làng, bắt hết trai gái làng diêng đi rồi sao?

Đăm Săn: Không phải thế đâu diêng ơi. Tôi đi đây chẳng vì chuyện này, cũng không vì việc nọ. Tôi đến rủ diêng, muốn cùng diêng mặt giáp mặt bàn xem chúng ta đi bắt nữ Thần Mặt Trời có được hay không?

Dam Par Kvây: Ấy chết diêng ơi. Rừng này nhiều cọp, đường này nhiều rắn. Không ai vào bắt nữ Thần Mặt Trời được đâu. Đường đi hái cà người ta trồng chông lớn. Đường đi hái ớt người ta trồng chông nhỏ. Người lớn đi chết đằng người lớn, nhà giàu đi chết đằng nhà giàu. Dũng tướng đi chết đằng dũng tướng.

Đăm Săn: Người dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước, há cũng không vào đó được sao? (Ông Du, ông Diê nghe được liền quất cho Đăm Săn một roi vào người) Yiêng không cho tôi đi tôi cũng mặc. Tôi đã mang theo đây các thứ ngải đã từng giúp ông chúng tôi chiến thắng, những ngải cho sức mạnh, chém tê giác dưới vực, giết hùm beo trên rừng. Để xem tê giác, hùm beo có chết dưới mũi giáo lưỡi gươm của Đăm Săn này không? Dù diêng có bảo đường đi lắm rết nhiều bọ cạp, núi rừng đầy tê giác, hùm beo, chưa từng có ai đi vào đó, tôi cũng không nghe diêng đâu.

 (Trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, Sử thi Đăm Săn)

 

Trả lời các câu hỏi sau:

 

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản?

.........................................................................................................................................................................

Câu 2. Trong văn bản người kể chuyện là ai?

.

........................................................................................................................................................................

 

Câu 3. Diêng không cho tôi đi tôi cũng mặc. Tôi đã mang theo đây các thứ ngải đã từng giúp ông chúng tôi chiến thắng, những ngải cho sức mạnh, chém tê giác dưới vực, giết hùm beo trên rừng. Để xem tê giác, hùm beo có chết dưới mũi giáo lưỡi gươm của Đăm Săn này không? Dù yiêng có bảo đường đi lắm rết nhiều bọ cạp, núi rừng đầy tê giác, hùm beo, chưa từng có ai đi vào đó, tôi cũng không nghe Diêng đâu.

Lời đối thoại trên của Đăm Săn có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật?

............................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................

Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Đường đi hái cà người ta trồng chông lớn. Đường đi hái ớt người ta trồng chông nhỏ. Người lớn đi chết đằng người lớn, nhà giàu đi chết đằng nhà giàu. Dũng tướng đi chết đằng dũng tướng.

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

Câu 5. Việc đi bắt Nữ thần Mặt Trời của Đăm Săn có ý nghĩa gì??

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

Câu 6: Qua đoạn trích trên, anh/chị chỉ ra những nét văn hóa trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa?

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

0