K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2019

a) Định hướng tạo lập văn bản;

Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:

- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.

- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.

- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.

- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.

d, kiểm tra sau khi làm bài

-đúng chính tả.

-đúng ngữ pháp Đ

-dùng từ chính xác Đ

-bám sát bố cục Đ

-có tính liên kết Đ

-có mạch lạc Đ

29 tháng 8 2019

a)

- Viết cho ai? ( Đối tượng)

- Viết để làm gì? ( Mục đích)

- Viết về cái gì? ( Nội dung)

- Viết như thế nào? ( Hình thức)

b)

- Tìm ý

- Sắp xếp ý

- Viết nháp ( một số câu, đoạn)

- Sửa chửa

- Viết chính thức

d)

Kiểm tra sau khi làm bài

- Đúng chính tả.

- Đúng ngữ pháp Đ

- Dùng từ chính xác Đ

- Bám sát bố cục Đ

- Có tính liên kết Đ

- Có mạch lạc Đ

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 9 2018

a.

- Viết cho ai? ( Đối tượng)

- Viết để làm gì? ( Mục đích)

- Viết về cái gì? ( Nội dung)

- Viết như thế nào? ( Hình thức)

b.

- Tìm ý

- Sắp xếp ý

- Viết nháp ( mọt số câu, đoạn)

- Sửa chửa

- Viết chính thức

d)

kiểm tra sau khi làm bài

-đúng chính tả.

-đúng ngữ pháp Đ

-dùng từ chính xác Đ

-bám sát bố cục Đ

-có tính liên kết Đ

-có mạch lạc Đ

6 tháng 9 2017

A :

+ viết cho ai - đối tượng

+ viết để làm gì - mục đích

+ viết làm cái gì - hình thức

+ viết như thế nào - nội dung

B :

1 - Tìm ý

2 - Viết Nháp

3 - Sửa chữa

4 - Viết chính thức

10 tháng 9 2017

b/

- Tìm ý

- Sắp xếp ý

- Viết nháp (một số câu, đoạn)

- Viết chính thức

- Sửa chữa

2 tháng 9 2017

c) Bài văn tạo lập cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Đúng chính tả

- Đúng ngữ pháp

- Dùng từ chính xác

- Bám sát bố cục

- Có tính liên kết

- Co mạch lạc

- Ngôn ngữ trong sáng

d) Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là một sản phẩm. Và do đó, sau khi hoàn thành văn bản, cần được kiểm tra lại xem có đúng hướng không, bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai xót không.

2 tháng 9 2017

bài văn tạo lập cần đáp ứng những yêu cầu sau

Đúng chính tả

Đúng ngữ pháp

Dùng từ chính xác

Bám sát bố cục

Có tính liên kết

Có mạch lạc

Ngôn từ trong sáng

d, có. chúng ta cần xem lại bài của mình xem đã đúng chính tả chưa cách dùng từ đặt câu đã hợp lí chưa, bài làm đã đúng yêu cầu của đề chưa... và sửa lại cho đúng

27 tháng 3 2020

D nha bạn

27 tháng 3 2020

Đáp án D nha bạn Và mình chúc bạn học tốt nha^.^

11 tháng 9 2018

Bài văn đã tạo lập cần đáp ứng những yêu cầu là :

+Đúng chính tả, có liên kết chặt chẽ với nhau.

+Dùng từ chính xác, bám sát bố cục.

+Đúng ngữ pháp, ngôn ngữ trong sáng.

+Mạch lạc.

12 tháng 9 2018

bài văn đã tạo lập cần đáp ứng nhữg yêu cầu nào?

-đúng chính tả

-đúng ngữ pháp

-dùng từ chính xác Đ

-bám sát bố cục Đ

-có tính liên kết Đ

-có mạch lạc Đ

-ngôn từ tróng sáng Đ

Câu 1 : Đọc VB sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới ( Sách mở mang .... cuốn sách quý - SGK Ngữ Văn 7 , tập 2 , trang 23) a,Chỉ ra 2 lợi ích của việc đọc sách được đề cập trong đoạn trích b,Theo em , chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với sách ? (nêu ít nhất 2 biểu hiện ) c,Xác định câu rút gọn và cho biết tác dụng của nó? Câu 2: Để việc đọc sách đạt hiệu quả cao, chúng ta còn có phương pháp...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc VB sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới ( Sách mở mang .... cuốn sách quý - SGK Ngữ Văn 7 , tập 2 , trang 23)

a,Chỉ ra 2 lợi ích của việc đọc sách được đề cập trong đoạn trích

b,Theo em , chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với sách ? (nêu ít nhất 2 biểu hiện )

c,Xác định câu rút gọn và cho biết tác dụng của nó?

Câu 2: Để việc đọc sách đạt hiệu quả cao, chúng ta còn có phương pháp đọc sách. Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một phương pháp đọc sách đúng đắn mà em biết.

Câu 3: Có người nói: "Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao giờ vấp ngã, mà chính là vươn lên từ những lần vấp ngã ấy" . Câu nói đó gợi em liên tưởng đến câu tục ngữ nào của người Việt ta ? Hỹ viết bài văn nghị luận giải thích ý nghĩa câu tục ngữ em vừa tìm được .

1
19 tháng 2 2020

2)Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống

3)Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, chắc chắn bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã bị uống rất nhiều nước và suýt chết đuối. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn đã không hề đánh được quả nào ra hồn. Không sao đâu vì tất cả mỗi người để bước đi được những bước đi vững chãi đầu tiên đều ít nhất phải có một vài lần vấp ngã. Đừng sợ vấp ngã. Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao giờ vấp ngã, mà chính là vươn lên từ mỗi lần vấp ngã. Giống như Ăng-te, nếu tự mình đứng dậy, bạn sẽ mạnh mẽ hơn.

Vấp ngã có nghĩa là gặp phải hoàn cảnh khó khăn, trở ngại khiến ta không thể đạt đến mục đích trong công việc và trong cuộc sống. Ở đây, vấp ngã có thể hiểu thất bại, khiến ta bị tổn thương, gây cho ta sự đau đớn. Vấp ngã hay thất bại có thể do hoàn cảnh, cũng có thể do chính bạn.

Vấp ngã hay thất bại vốn là một phần của cuộc sống. Và thành công cũng thế. Không có vấp ngã sẽ không thể có thành công. Nói như vậy không hẳn đã đúng nhưng chính mỗi lần vấp ngã sẽ khiến chúng ta cẩn trọng hơn trong công việc, nhận biết rõ những sai lầm và nâng cao quyết tâm khởi tạo lại từ đầu một cách chắc chắn hơn. Chính những lần vấp phải thất bại đã tăng cường ở con người nguồn sức mạnh mới hơn, lớn hơn.

Có vấp ngã ta mới làm lại và rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, điều mà chúng ta thường xem nhẹ trước khi thất bại. Có vấp ngã ta mới biết mình còn nhiều yếu kém cần phải sửa chữa, còn nhiều sai lầm cần phải khắc phục, còn nhiều khuyết điểm cần phải khắc chế. Giải quyết xong nhữnh hạn chế ấy, chắc chắn bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.

“Vạn sự khởi đầu nan” đúng như lời ông cha ta nói. Không có việc gì dễ làm mà mang lại thành quả lớn lao. Hãy khống chế nỗi sợ hãi để bước qua được những gian nan đầu tiên đó, chắc chắn con đường tương lai sẽ rộng mở trước mắt bạn và thành công sẽ đến với bạn không xa. Đừng sợ vấp ngã bởi khó khăn hay thất bại là những nấc thang đưa bạn tới thành công. Không có nó, bạn sẽ trở nên chủ quan, kiêu ngạo. Chính kiêu ngạo và chủ quan sẽ khiến bạn thất bại nhanh nhất.

“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con cổng trường mở ra”. – nhà văn Lý Lan trong bài viết Cổng trường mở ra đã viết như thế. Câu văn ấy như một minh chứng cho sự kiên cường và tinh thần tự lập, mà cha mẹ muốn nhăn gửi đến các con. Vì vậy, sống trên đời là không chịu thua trước số phận, không lùi bước trước khó khăn và hơn thế nữa là “ đừng sợ vấp ngã” nếu mai này giông tố cuộc đời có đến bủa vây ta.

Người không nản lòng trước khó khăn hay thất bại thường tràn đầy nghị lực vươn lên. Họ là những người giàu ý chí, kiên định với mục tiêu, lúc nào cũng sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách, tự tin hướng đến tương lai tốt đẹp. Trên bước đường thành công, những khó khăn trở ngại là không thể tránh khỏi. Đừng thấy sóng cả đã vội ngã tay chèo.

Không đầu hàng trở ngại chính là bản năng mạnh mẽ nhất của con người. Lúc bé thơ, dù có ngã đau, ta vẫn vui vẻ đứng lên và đi tiếp. Không có gì khác ngoài sự kiên cường, tinh thần tự lập đã xuất hiện trong ta từ khi còn nhỏ. Chỉ là khi lớn lên, do nhiều yếu tố ngoại cảnh, thời gian làm ta quên dần đi bản năng sinh tồn ấy.

Con người cần phải dũng cảm đứng lên sau mỗi lần thất bạị, phải thể hiện bản lĩnh, kiên định ý chí, phát huy tài năng của mình trước thử thách vì “thất bại là mẹ thành công”. Đừng sợ vấp ngã, đừng bao giờ bỏ cuộc dù cuộc sống có khắc nghiệt đến thế nào.

Cuộc đời có lắm đau thương, có lắm biến động thì con người ta mới trưởng thành và vững chãi hơn. Đừng bao giờ nản lòng chùng bước hay than trách oán giận. Vấp ngã để ta trở nên mạnh mẽ, kiên cường và dung hòa giữa mọi thứ để sống tốt, sống bền với đời. Vấp ngã để cản nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ, biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh ta hơn nữa

Chỉ có người nào đã một lần trượt ngã mới biết được cái trắc trở của đường đi. Nếu đời người không một lần vấp ngã, con người sẽ trở nên kiêu ngạo, tự đắc bản thân, xem thường khó khăn thử thách, sống liều lĩnh và cố chấp. Lúc đó, không những ta sống sai mà tình người cũng mất.

Biết khiêm nhường để học hỏi, rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, con người mới có sức mạnh để chiến thắng hoàn cảnh. Kẻ kiêu căng tự mãn là kẻ dễ bị thất bại nhất.

Trong cuộc sống, để chiến thắng bản thân, chiến thắng nghịch cảnh không có sức mạnh nào mạnh hơn ý chí kiên định và niềm tin vào bản thân. Tin tưởng vào bản thân và hướng đến những giá trị hữu ích khiến ta không sợ vấp ngã.

Nhà bác học Edison hơn nghìn lần thất bại mới chế tạo ra được bóng đèn chiếu sáng. Dân tộc nhật Bản đã xây dựng một đất nước hùng cường từ đóng đổ nát sau chiến tranh. Tổng thống vĩ đại Nelson Mandela dẫu bị giam cầm, bị tra tấn trong một quãng thời gian dài đến 27, bằng sức mạnh của lòng vị tha và tinh thần hòa giải, ông đã hàn gắn hố sâu mâu thuẫn sắc tộc, mở ra kỷ nguyên mới cho Nam Phi sau hàng chục năm xung đột. Chính vì điều đó, Nelson Mandela trở thành biểu tượng mạnh mẽ của phong trào chống phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới. tất cả là minh chứng hùng hồn cho tinh thần vượt qua vấp ngã để vươn đến thành công vĩ đại.

Vấp ngã sẽ không phải là thất bại nếu bạn dám đứng lên và bước tiếp. Thất bại chỉ đến khi bạn không chịu đứng dậy khi vấp ngã. Thất bại là cơ hội để con người khởi đầu một lần nữa một cách hoàn hảo hơn. Những ai đầu hàng khó khăn và số phận thì thật đáng trách. Họ bị hoàn cảnh khuất phục. Họ quá hèn nhát và yếu đuối.

Không phải liều lĩnh là đem lại kết quả tốt đẹp nhưng gượng dậy sau mỗi lần vấp ngã là rất cần thiết. Hành động liều lĩnh, quyết liệt là một tinh thần dũng mãnh, một nghị lực phi thường và yếu tố quan trọng nhất chính là đối mặt trước thất bại để rèn luyện cho mai sau nhưng nó cũng có thể đẩy ta vào chỗ hiểm nguy do nóng vội, thiếu suy xét. Nếu tạo hoá tô lên cuộc đời bạn màu đen, hãy tự tin vẽ lên đó những vì sao lấp lánh.

Mọi thứ đều có thể làm lại được nếu ta còn tồn tại và mong muốn làm điều đó. Thế nên, bạn đừng sợ vấp ngã. Nếu mai này cuộc đời có trắc trở, có đổi thay, hãy bắt lấy niềm tin, nuôi dưỡng ước mơ như một đứa con tinh thần để từ đó làm động lực mà đi lên. Chúng ta luôn được nâng đỡ bởi gia đình. Dẫu có vấp ngã, đã có những người xung quanh ta chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ. Nhưng sẽ không gì sánh bàng được với ý chí và nội lực của bản thân. Có thành công hay có thất bại, tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân mình.

Không vấp ngã trước cuộc sống, điều đó là rất tốt. Khi vấp ngã rồi, hãy đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn. Lời khuyên “Đừng sợ vấp ngã” của người đời như một chân lý hết sức đúng đắn. Mỗi chúng ta nên tu dường ý chí, rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại để học tập và theo đuổi mục đích, ước mơ hoài bão tốt đẹp của mình.

ĐỌC KĨ ĐOẠN TRÍCH VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của...
Đọc tiếp

ĐỌC KĨ ĐOẠN TRÍCH VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu hỏi 1

Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2 (1,25 điểm):

Qua việc đọc, hiểu văn bản của đoạn trích trên, em cảm nhận được điều gì về nội dung, nghệ thuật của văn bản đó?

Câu 3

Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 4

Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên? Phép liệt kê được thực hiện theo cách nào?

Câu 5

Phân tích cấu tạo câu sau và cho biết cụm chủ - vị nào dùng để mở rộng câu, mở rộng thành phần gì trong câu sau?

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

Câu 6

Qua việc đọc, hiểu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hãy viết bài văn chứng minh làm rõ câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”.


5
13 tháng 5 2017

Câu 1:

- Đoạn văn trên được trích từ bài " Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta " _ Hồ Chí Minh

- PTBĐ : Tự sự và nghị luận

Câu 2:

Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.

Câu 3:

Các câu rút gọn:

- Có khi được trưng bài...dễ thấy. ==> rút gọn CN

- Nhưng cũng có khi ..... trong hòm. ==> rút gọn CN

- Nghĩa là phải giải thích... kháng chiến ==> Rút gọn CN.

Câu 3:

Các câu có sử dụng phép liệt kê:

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. ==> Liệt kê không theo cặp

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. ==> Liệt kê tăng tiến

13 tháng 5 2017

Ôn tập ngữ văn lớp 7

BÀI TẬP Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người...
Đọc tiếp

BÀI TẬP

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Câu "Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!". Cụm từ:" Trong đời sống của mình" là thành phần gì của câu?

Câu 4: Qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hiểu như thế nào về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó. Trong đoạn có sử dụng một câu rút gon (Gạch chân câu rút gọn và chú thích rõ).

0
Bài 2: Có một đoạn thơ rất hay viết về Bác Hồ kính yêu như sau: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi. Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre... Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương... ( Chế Lan Viên, trích...
Đọc tiếp

Bài 2: Có một đoạn thơ rất hay viết về Bác Hồ kính yêu như sau:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre...

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương...

( Chế Lan Viên, trích người đi tìm hình của nước)

a, Đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác? Lúc đó Bác có tên là gì?

b, Phân tích hiệu quả của dấu chấm câu giữa câu thơ thứ tư và từ “nhưng”c, Trong đoạn thơ trên có ba từ đồng nghĩa. Hãy phát hiện ba đó và lí giải tại sao tác giả lại sử dụng như vậy? Có thể chỉ dùng một từ thôi ở ba vị trí khác nhau được không?

d, Viết đoạn văn biểu cảm về đoạn thơ trên.

2
12 tháng 10 2017

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện : Vào ngày 5/6/1911 Bác lên chuyến tàu của Pháp tại Bến Nhà Rồng đẻ bắt đầu một sự nghiệp đi tìm đường cứu nước.

-Lúc đó Bác đã lấy tên mình là: Văn Ba.

b) Phân tích:

-Dấu chấm ở câu thứ nhất có hiệu quả nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam ta, một đất nước với tình yêu thương vô hạn và những cảnh đẹp hùng vĩ chứa bao kỉ niệm của một người khi xa quê.

-Từ ''Nhưng'' ở câu đầu có hiệu quả nhấn mạnh sự nghiệp đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ, với tấm lòng yêu dân yêu nước với lòng xót xa vô tận đối với những cuộc chiến tranh tàn khốc và sự bóc lột nhân dân đầy dã man và ác động của bon giắc ngoại xâm, Bác phải ra đi để tìm đường cứu nước, tìm lại nền độc lập tự do cho tổ quốc của mình.

c)Trong đoạn thơ, có 3 từ đồng nghĩa: quê hương, xứ xở, nước

-Ta không thể dùng một trong ba từ đồng nghĩa ấy, vì:

+Từ nước: Chỉ sắc thái tình cảm dản dị bình thường

+Từ quê hương: Gần gũi thân mật

+ Từ Xứ xở: là đối với một mảnh đất mình đã cách xa

 

12 tháng 10 2017

d) Đoạn thơ trên bộc lộ tình cảm tha thiết mà tác giả dành cho Bác. Đó là sự kính trọng, yêu thương vô tận dành cho Bác. Đồng thởi tác giả cũng làm nổi bật tâm trạng buồn chán khi phải xa lìa que hương, xa rời những thứ quen thuộc để ra đi tìm đường cứu nước làm nổi bật tình yêu quê hương của Bác.