Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha!! :))
Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
Qua đèo ngang:
- Từ ta
Chỉ 1 mình tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng.
-Cụm từ ta với ta
Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
Bạn đến chơi nhà
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
Cụm từ ta với ta :
Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
- Tuy hai mà một , tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
Tham khảo:
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mỗi vùng miền có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, Bắc Ninh có quan họ, Tây Nguyên có cồng chiêng… Đến với sông nước Huế mộng mơ ta có ca Huế - nét đặc sắc của người Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Những nét nổi bật đó đã được phản ánh một cách chi tiết qua văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.
Ca Huế trên sông Hương là văn bản nhật dụng, tác phẩm đã giới thiệu sự phong phú, đa dạng của ca Huế về nội dung, làn điệu, sự tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức. Đây là nét đẹp của cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.
Mở đầu tác phẩm là sự khẳng định của Hà Ánh Minh về xứ Huế: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm” như vậy ta có thể thấy rằng hò là nếp sinh hoạt văn hóa quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức, đời sống của người dân xứ Huế. Không chỉ dừng lại ở đó, với biện pháp liệt kê Hà Ánh Minh còn cho thấy sự đa dạng, phong phú của các điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, hò giã vôi, giã điệp,… Có vô vàn các điệu hò khác nhau thể hiện những suy nghĩ, những cung bậc tình cảm của con người và dù điệu hò đó có ngắn hay dài thì nó vẫn luôn thể hiện trọn vẹn một ý tình của người hát.
Cái hay nhất, đặc sắc nhất chính là phần tác giả nói về hình thức sinh hoạt văn hóa ca Huế được diễn ra trên sông Hương, chỉ cần đọc những nét chữ tài hoa của tác giả ta cũng như được sống trong cái êm ái, dìu dặt của âm nhạc Huế.
Bằng sự am hiểu của mình, tác giả đã lý giải nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian (mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan) kết hợp với nhạc cung đình (tôn nghiêm, trang trọng, uy nghi). Với sự kết hợp hai yếu tố đối lập tưởng chừng như không thể hòa hợp được với nhau nhưng lại chính là yếu tố làm nên tính chất nổi bật nhất của ca Huế là sự đa dạng về hình thức, phong phú về sắc thái tình cảm.
Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, cách vào đề vô cùng tự nhiên : “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục” người lữ khách bước xuống thuyền rồng, hóng mát, ngắm trăng và thưởng thức cái tinh hoa nhất của xứ Huế ấy chính là các làn điệu dân ca. Qua từng chặng, từng lớp lang, Hà Ánh Minh đã cho người đọc thấy được cách thức biểu diễn, công cụ cũng như tâm tư, tình cảm của con người nơi đây được gửi gắm qua mỗi câu hát, lời hò đó.
Nhạc cụ để chơi ca Huế cũng rất phong phú, bao gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp, dàn nhạc thật thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc. Với những nhạc cụ này cùng với các nhạc công tài hoa đã tạo nên những bài hò đặc sắc, in đậm dấu ấn trong lòng người nghe.
Biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.
Để thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp của ca Huế, thì lựa chọn khung cảnh cũng hết sức quan trọng. Phải là trên một con thuyền rồng, lênh đênh giữa dòng sông Hương mơ mộng, với ánh trăng trải vàng khắp mọi nơi, không gian huyền ảo, sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền… không gian ấy tạo nên sự cổ kính, trang trọng nhưng đồng thời cũng hết sức hòa hợp với thiên nhiên. Không chỉ vậy không gian đó làm tâm hồn ta thêm thanh tịnh, trong sạch để cảm nhận tất cả những gì tinh túy nhất của ca Huế. Làn điệu ca Huế đa dạng, phong phú khi buồn bã, bi ai khi lại sôi nổi, vui tươi như chính những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.
Bài viết đã thể hiện những nét nghệ thuật đặc sắc của bút kí kết hợp với nghị luận, miêu tả và biểu cảm của tác giả. Bằng biện pháp liệt kê tác giả đã cho thấy nhiều nét đặc sắc, đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Nhà văn vừa liệt kê vừa kết hợp với bình luận giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự phong phú của các làn điệu, sự sâu sắc và tâm hồn con người Huế gửi gắm qua mỗi câu ca, lời hát đó.
Chỉ với một bài viết ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc tác giả đã làm nổi bật những nét đặc sắc của ca Huế. Nét tinh hoa của xứ Huế - ca Huế được gói gọn trong lớp ngôn từ giản dị, mượt mà, nhẹ nhàng giàu tình cảm. Cho thấy tình yêu sâu nặng của tác giả với văn hóa, con người nơi đây.
Chúc bạn học tốt!
Văn chương chính là bức tranh đời sống sinh hoạt hàng ngày. Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có" như: sự mất mát khi thiếu tình thương cha mẹ, sự cực khổ khi bị người đời chèn ép,... Ngoài ra, văn chương còn "luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Thật vậy, qua văn bản "Bức tranh của em gái tôi", ta cảm nhận được tình yêu thương, tấm lòng bao dung của người em gái đối với anh trai của mình. Đối với những người yêu thiên nhiên, yêu môi trường, khi đọc văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ", chúng ta có thể hiểu và cảm thông với họ. Họ gắn liền với thiên nhiên nhưng chính cái mà họ yêu quý lại bị những người da trắng phá hủy. Ngoài ra, tác phẩm "Cổng trường mở ra" của luyện cho ta những thứ tình cảm mà ta đã có sẵn. Tâm trạng của người mẹ và sự khấp khởi, hào hứng của đứa con vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Quả thật, văn chương luyện cho ta những thứ tình cảm ta sẵn có.
*Tick nha, bài này mình làm trên lớp rồi nên chắc lắm!
TK
ăn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.
vd
luôn yêu quý nó
tình bn vượt qua mọi thứ vật chất
.............
Em tham khảo:
Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.
Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.