Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.
1, Mở bài:
- Giới thiệu về đề tài sông Hương.
- Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí.
- Dẫn vào nhận định của nhà văn về dòng sông...
2, Thân bài
* Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm
- Tác phẩm được sáng tác tại Huế năm 1981.
- Đánh giá nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở câu mở đầu đoạn trích: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước….một thành phố duy nhất”
⇒ Nhận xét mang đậm tính chủ quan của nhà văn. Thể hiện nét độc đáo sông Hương, uyên bác, tự hào.
* Vẻ đẹp của Sông Hương
- Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn
+ Dữ dội, cuồn cuộn
+ Phóng khoáng và man dại như cô gái Di-gan.
⇒ Đó là vẻ đẹp của dòng sông nguyên thủy, mang theo sự hung hãn, hoang dại của tự nhiên như một con thú chưa được thuần hóa.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng
+ Như một thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại
+ Sông Hương uốn lượn, quanh co mềm mại như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới tương lai.
⇒ Sông Hương đã chuyển mình từ vẻ đẹp mạnh mẽ, dữ dội của tự nhiên sang vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng của người thiếu nữ.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào lòng thành phố
+ “Sông Hương vui tươi hẳn lên ... đông bắc” → nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm vui, tâm trạng khi tìm lại được chính mình
+ “Chiếc cầu trắng ... lời của tình yêu”. → vẻ đẹp thoát tục của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.
+ “Không giống như sông Xen ... yêu quý của mình" -> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.
+ Sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ như quá yêu thành phố của mình.
⇒ Đó là vẻ đẹp của một dòng sông thơ mộng, mang trong mình những cảm xúc lạ thường, lưu luyến khó quên khi bước vào thành phố.
- Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng trình tự kể từ xa đến gần.
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhânn hóa, ẩn dụ ...
3, Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp của dòng sông Hương qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Khẳng định lại nhận định của tác giả về dòng sông Hương.
b. Viết đoạn văn
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm được rút ra từ tập kí cùng tên, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thể kí của ông luôn nổi bật ở chất tài hoa, lịch lãm; ở những suy tư sâu sắc về văn hóa, lịch sử ở ngôn từ mềm mại, tinh tế, đầy những liên tưởng bất ngờ, tạo được sự kết nối đa chiều với nhiều văn bản khác. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được tác giả lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình nơi xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương mình, từ đó bày tỏ tình yêu đất nước, con người nơi đây. Chính vì vậy, dưới con mắt của một nghệ sĩ với tâm hồn đa sầu, đa cảm, đứng trước dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đến thế, tác giả nhận thấy “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của nghệ sĩ". Có khi nó đến một cách dồn dập, hồ hởi, nhưng có khi lại nhẹ nhàng, sâu lắng, tùy vào tâm trạng của người nghệ sĩ. Đó là thứ cảm xúc tinh tế của những người nghệ sĩ chân chính khi họ đứng trước cái đẹp.
Trong văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái "tôi" của nhà văn được thể hiện qua những từ ngữ và câu văn miêu tả về sông Hương. Nhà văn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa và so sánh để thể hiện tình cảm và hiểu biết sâu sắc về sông Hương. Các từ ngữ như "vui tươi", "dịu dàng", "tĩnh lặng", "mơ màng" và "huyền ảo" đã tạo nên hình ảnh tươi đẹp và lãng mạn về sông Hương.
- Ba chú thích của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) là:
+ Chí tình: có tình cảm hết sức chân thành và sâu sắc
= > Giải thích theo cách: phân tích nội dung nghĩa của từ.
+ Mô tê (từ ngữ địa phương miền Trung): đâu đó.
= > Giải thích theo cách: dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
+ Quan hoài vạn cổ: nhớ về một thuở xa xưa
= > Giải thích theo cách: phân tích nội dung nghĩa của từ.
* Các chi tiết thể hiện dòng sông có tính cách, tình cảm riêng:
- “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.”
→ Dòng sông mang nét nữ tính hoang dại, phóng khoáng. Hình ảnh so sánh cho thấy vẻ đẹp của sự tươi mới, thanh thuần của thiên nhiên, không hề vướng bụi tạp chất; một tâm hồn trong sáng, tự do, bản lĩnh.
- ...đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
→ Lúc này, dòng sông đối lập với dáng vẻ man dại khi trước. Dòng sông khoác lên dáng vẻ yểu điệu, dịu dàng như thiếu nữ đang say ngủ. Cảnh vật thơ mộng khiến dòng sông thay bằng một dáng vẻ mới đầy trữ tình, xinh đẹp.
- “Sông Hương tươi vui hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.”
→ Đó là cảm xúc của người con đi xa đợi được ngày trở về chốn quê cũ. Cảnh vật quen thuộc khiến cảm xúc phấn chấn, vui vẻ hẳn lên.
- Sông Hương khi thì là một con người con gái đẹp ngủ mơ màng, khi là người con gái dịu dàng của đất nước, khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.
⇒ Sông Hương được nhà văn miêu tả như một cô gái với tính cách phong phú, và một nét thống nhất chung là sự nữ tính đầy duyên dáng.
Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây
Các nhân tố tạo điều kiện:
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ
+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển
- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:
+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)
+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)
+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)
⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học
b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:
+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai
+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực
+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước
c, Nguyên nhân:
- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại
- Chủ quan của nền văn học
- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy
- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa
- Đoạn 1: cụm từ “ một đêm khuya” được đặt đầu câu nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian cho các sự kiện xảy ra. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu vì thế phải nằm đầu câu
- Đoạn 2: trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu, đằng sau hành động của chủ thể.
- Đoạn 3: “đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm. Tuy giữ vai trò thứ yếu về mặt ngữ pháp nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng về mặt thông báo nên nó cần đặt ở cuối câu.
HS cần nêu được nội dung sau:
- Hai câu kết tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.
- Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ.
- Đối: lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất; quan sứ đến >< mụ đầm ra.
- Tác dụng: tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể, mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu đáng. Tất cả đều phô trương hình, hình thức.
- Trần Đình Sử (1987), Ai đã đặt tên cho dòng sông?, trong "Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường", Tạp chí Văn nghệ, số 7.
- Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.
- Phạm Xuân Dũng (2009), Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11.
- Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.
- Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Hồ Thế Hà (2002), Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7.