Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ…
- Tác dụng :
+ Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .
+ Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).
- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc... trong lòng mình.
- Trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) tác giả sử dụng phép đối trong việc miêu tả vẻ đẹp của hại em Thúy Vân và Thúy Kiều. Trong khi Thùy Vân mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, hài hòa thì Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo khiến thiên nhiên phải ghen tị, nhún nhường.
+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân: Tả cụ thể: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (nghĩa là gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như da trắng như tuyết, tóc đen như mây).
+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều: Tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thủy, nét xuân sơn” (mắt long lanh như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân).
→ Những yếu tố miêu tả này giúp cho bức chân dung của hai chị em Thúy kiều, Thúy Vân hiện lên đầy ấn tượng, sinh động và gợi cảm.
a) mạnh mẽ - to lớn, sự nguy hiểm – khó khăn, lũ bán nước – lũ cướp nước.
→ Tác dụng: cho thấy sức mạnh của tình yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, nó có thể giúp ta tạo nên một sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù.
b) từng trải – nhẹ nhàng, kiên định – duyên dáng, hào hoa – thanh thoát, sang trọng – không xa hoa, cởi mở - không lố bịch, nhố nhăng.
→ Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp, nếp sống đầy văn hóa thanh lịch của người Hà Nội đã được hun đúc lại qua hàng ngàn năm.
c) sông kết vào với biển – sông tan biến vào trong biển
→ Tác dụng: nhấn mạnh sự “hòa nhập chứ không hòa tan” của con người khi bước vào giai đoạn hội nhập.
- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.
- Tác dụng:
+ Thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối. Tác giả muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.
+ Làm tăng sức biểu đạt cho bài thơ.
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:
+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.
+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ
+ Âm điệu: trầm buồn.
- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
- Những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên:
“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ; giúp cho bài thơ dễ dàng tiếp cận, in sâu vào tâm trí và cảm xúc của người đọc.
+ Tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác.
+ Tạo nên sự độc đáo và độc lập trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du, góp phần quan trọng trong việc tạo nên văn hóa và văn chương của Việt Nam.