Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước "con đường gập ghềnh, sỏi đá", nhà vui đã đưa ra một cách giải quyết rất là hao tốn ngân khố của nước nhà, vả lại còn bọc tất cả con đường phố đều bằng da của súc vật, điều này thực hiện được là rất khó, xác suất thành công được là tỉ lệ rất thấp.
Còn tên người hầu "khôn ngoan" đã phản bác lại, đưa ra một ý kiến : "Cắt những miếng da bò thật êm ái, phủ quanh đôi chân của mình. Như vậy không những chân không còn đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được kim ngân, châu báu và của cải."
Suy nghĩ của em về bài học rút từ câu chuyện:
Con người ta, hầu như ai cũng đều như vậy cả!
Khi gặp chuyện không như ý, điều bạn nghĩ đến đầu tiên là thay đổi người khác, thay đổi hoàn cảnh hay là thay đổi chính bản thân mình? Kỳ thực, thay đổi người khác rất khó, vì ai cũng có quan niệm cố hữu và tự tôn của bản thân. Thay đổi thế giới này lại càng khó hơn. Điều duy nhất mình có thể nắm chắc, đó chính là thay đổi bản thân mình.
Đừng coi thường sức mạnh của bản thân. Chỉ một niệm thiện ác của mình cũng có thể cảm ứng cả trời đất. Tiến sĩ Masaru Emoto, tác giả cuốn sách “Thông điệp của Nước”, đã tiến hành các thí nghiệm và quan sát được rằng: dưới tác dụng của các suy nghĩ tích cực (thiện niệm) của con người, nước hình thành các tinh thể vô cùng hài hoà đẹp đẽ, thậm chí nước bị ô nhiễm nghiêm trọng cũng được thanh lọc và trở nên thuần tịnh trở lại.
Con người cũng giống như thực vật vậy. Cơ thể mình và người khác có hơn 70% là nước, cây cỏ muông thú cũng vậy. Nếu chúng ta tìm lại được thiện niệm, chúng ta sẽ thanh lọc cơ thể chính mình, từ đó trở nên xinh đẹp và khoẻ mạnh. Nếu chúng ta bảo trì được thiện niệm, chúng ta sẽ thanh lọc môi trường và những người xung quanh. Thiện niệm của chúng ta có thể cải biến cả thế giới này.....
Câu chuyện trên, quả là một câu chuyện bổ ích! Nó giúp chúng ta thấu hiểu được mọi thứ, đặc biệt là chính mình...!
Đừng nên trả lời câu hỏi này của bạn ấy vì ....
Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới. Năm bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được trao giải Nhất, Nhì, Ba. Giải nhất được tặng thẻ cào điện thoại 30.000đ hoặc 2 tháng VIP; giải Nhì được thưởng thẻ cào 20.000đ hoặc 1,5 tháng VIP, giải Ba được thưởng thẻ cào 10.000đ hoặc 1 tháng VIP. Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 14/09/2018. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 14/09/2018.
https://olm.vn/tin-tuc/Bai-van-so-28 : Link nhé
1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:
Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)
Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.
2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Cnon có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.
1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:
- Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)
- Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.
2. Trả lời :
- Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.
Tham khảo
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.
Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.
Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.
Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.
Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn anh tôi xuống biển cùng với số vàng.
Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.
1) Câu thơ LƯỢM ơi còn ko?là một câu hỏi tu từ đc tách ra thành một khô thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.
Sau câu thơ ấy, tac giả lập lại 2 khô thơ ở doan đầu với dụng y khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của LƯỢM trong tâm hồn moi người.LƯỢM ki những sông mãi trong lòng nha thơ mà còn sống mãi với quê hương , dat nuoc.
2) trong bài thơ tác giả goi LƯỢM bằng nhiều từ khác nhau như: cháu , chu be,LƯỢM,chu đồng chí nho. Cách goi luôn thay đổi the hiện môi quan hệ thân thiết giữa tác giả và LƯỢM,đồng thời nói lên long yêu mến của tác giả dối với LƯỢM , 1 đồng chí nhỏ hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước.
Bài 1
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội. Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải. Nhưng người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân là điều duy nhất học có thể làm.