K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2023

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông:

+ Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học.

+ Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.

+ Cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc.

27 tháng 8 2023

- Những điểm đáng lưu ý về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông:

+ Ông có cuộc sống gắn bó với những biến cố lớn lao của thời đại nên đem một cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú.

+ Ông có một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, khi là người ẩn cư tại quê nhà, làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, làm chánh sứ sang Trung Quốc. Bởi vậy, ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều.

+ Ông tiếp xúc và thấu hiểu được nhiều tầng lớp tri thức, quan lại trong triều đình, thâu lượm được tinh hoa của những vùng văn hóa của đất nước và tinh hoa văn hóa nước người như Trung Quốc.

+ Vốn tri thức về văn hóa, văn hóa dân tộc cũng như Trung Quốc được ông tích lũy đã bồi đắp cho Nguyễn Du một trí tuệ thông tháo, tâm hồn nghệ sĩ phong phú.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những điểm đáng lưu ý về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông:

+ Ông có cuộc sống gắn bó với những biến cố lớn lao của thời đại nên đem một cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú.

+ Ông có một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trướng huệ”, kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi”, ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều.

+ Ông tiếp xúc và thấu hiểu được nhiều tầng lớp tri thức, quan lại trong triều đình, thâu lượm được tinh hoa của những vùng văn hóa của đất nước và tinh hoa văn hóa nước người như Trung Quốc.

+ Vốn tri thức về văn hóa, văn hóa dân tộc cũng như Trung Quốc được ông tích lũy đã bồi đắp cho Nguyễn Du một trí tuệ thông tháo, tâm hồn nghệ sĩ phong phú.

15 tháng 10 2021

Cuộc đời(1822-1888)

Nhân dân lục tỉnh gọi ông với cái tên trìu mến:Đồ Chiểu.

-Xuất thân gia đình nhà nho.

-1843:Đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.

-1846:Ông ra Huế ra học, chuẩn bị thi tiếp. Lúc vào trường thi nhận tin mẹ mất thì bỏ thi về chịu tang mẹ. Do khóc thương mẹ quá nhiều nên ông bị đau mắt rồi mù cả 2 mắt.

-Trên thực tế, ông là một phế nhân cuarxax hội, nhưng bằng nghị lực sống, sự cố gắng của chính bản thân, ông đã vươn lên trở thành một vĩ nhân.

-Trong Nguyễn Đình Chiểu tồn tại ba con người ở ba lĩnh vực khác nhau:

+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy giáo.Khi dạy học ông có nhiều học trò theo học và ông cảm hóa được nhân dân nhiều thế hệ.

+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc có một quan niệm sâu sắc trong lòng:"Ăn mày cũng đứa trời sinh-Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành không cho."

+Nguyễn Đình Chiểu là một nghệ sĩ-một nhà thơ có quan niệm văn chương rõ ràng, trước sau như một.

-Khi Pháp đánh vào Gia Định ông đã đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.Ông cùng các lãnh đạo nghĩa quân sáng tác những vần thơ lòng căm thù giặc.

-Khi Nam Kì mất vào tay giặc ông ở lại Bến Tre, bọn thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc ông nhưng ông không chấp nhận, quyết giữ trọn tấm lòng thủy chung với nước với dân đến hơi thở cuối cùng.

\(\Rightarrow\) Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là 1 tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

24 tháng 5 2018

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3

2
4 tháng 12 2021

giJovhilhvgiyppuiviuipguugu

4 tháng 12 2021

kbufqsj kDn,  sd! J qsfoi j ckjb

erVhchvulwdyilgcqre

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Thông tin về Đại thi hào Nguyễn Du:

+ Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.

+ Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

+ Cuộc đời: Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

+ Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:

●   Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

●   Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.