Câu 1: Dãy gồm các vật liệu làA. nhựa, gỗ, kim loại, cao su, thủy tinh.B. nước, nhựa, sắt, thép, cao su.C. thủy tinh, gỗ, gốm, không khí, thép.D. kim loại, thủy tinh, nhựa, gỗ, muối ăn. Câu 2: Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành mấy loại?A. 2 loại.B. 3 loại.C. 4 loại.D. 5 loại.Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là của xăng, dầu?A. Là chất lỏng.B. Không tan trong nước.C. Nhẹ hơn nước.D. Khó...
Đọc tiếp
Câu 1: Dãy gồm các vật liệu là
A. nhựa, gỗ, kim loại, cao su, thủy tinh.
B. nước, nhựa, sắt, thép, cao su.
C. thủy tinh, gỗ, gốm, không khí, thép.
D. kim loại, thủy tinh, nhựa, gỗ, muối ăn.
Câu 2: Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành mấy loại?
A. 2 loại.
B. 3 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại.
Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là của xăng, dầu?
A. Là chất lỏng.
B. Không tan trong nước.
C. Nhẹ hơn nước.
D. Khó bắt cháy.
Câu 4. Nối tên nguyên liệu ở cột A và ứng dụng tương ứng ở cột B
Cột A | | Cột B |
1. Quặng bauxite | | a. Sản xuất sắt, gang, thép |
2. Quặng apatite | | b. Sản xuất vôi sống, xi măng |
3. Quặng hematite | | c. Sản xuất phân bón (phân lân) |
4. Đá vôi | | d. Sản xuất nhôm |
Câu 5: Các loại vitamin và chất khoáng có vai trò là
A. cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
B. nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.
C. dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống của cơ thể.
D. cung cấp năng lượng, tạo ra những tế bào mới thay thế những tế bào đã chết của cơ thể.
Câu 6. Các câu sau đúng hay sai?
Nhận xét | Đ/S |
a. Khối lượng của hỗn hợp bằng tổng khối lượng của các chất thành phần. | |
b. Thể tích của hỗn hợp các chất lỏng bằng tổng thể tích của các chất lỏng thành phần. | |
c. Chất tinh khiết có nhiệt độ sôi nhất định. | |
d. Hỗn hợp các chất cũng có nhiệt độ sôi nhất định. | |
e. Tính chất của hỗn hợp không thay đổi theo thành phần của hỗn hợp. | |
f. Tính chất của hỗn hợp thay đổi theo thành phần của hỗn hợp. | |
Câu 7. Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?
A. Bột đá vôi và muối ăn.
B. Bột than và bột sắt.
C. Đường và muối.
D. Giấm và rượu.
Câu 8. Phương pháp để tách muối từ nước biển là
A. chưng cất.
B. chiết.
C. bay hơi.
D. để cho muối lắng xuống rồi gạn nước đi.
Câu 9. Chất A là chất lỏng không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Nếu có 2 lít hỗn hợp chất A và dung dịch muối ăn trong nước, nên dùng phương pháp nào dưới đây để tách hỗn hợp?
A. Lọc.
B. Bay hơi.
C. Chưng cất.
D. Dùng phễu chiết.
Câu 10. Hãy cho biết các hỗn hợp sau là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương bằng cách đánh dấu “x” vào các cột tương ứng.
STT | Hỗn hợp | Dung dịch | Huyền phù | Nhũ tương |
1. | Nước muối | | | |
2. | Nước sông có phù sa | | | |
3. | Bột mì khuấy đều trong nước | | | |
4. | Hỗn hợp nước ép cà chua | | | |
5. | Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm. | | | |
6. | Hỗn hợp sốt mayonaise. | | | |
Câu 11 : Các vật dụng có thể được tạo nên từ nhiều vật liệu khác nhau. Hãy chọn vật liệu phù hợp và nêu cách sử dụng chúng an toàn, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững theo gợi ý sau:
Vật dụng | Vật liệu phù hợp | Lưu ý khi sử dụng |
Dây dẫn điện | Đồng | Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn. |
Ủng đi mưa | | |
Cốc | | |
Bàn, ghế | | |
Bình hoa | | |
Câu 12: Hãy nêu một số lương thực, thực phẩm có thể sử dụng phương pháp bảo quản
a. phơi khô
b. làm lạnh
c. sử dụng muối
d. sử dụng đường
Câu 13: Hãy nêu tác dụng của các việc làm sau:
a. Quạt gió vào bếp khi nhóm lửa.
b. Chẻ nhỏ củi khi đun nấu.
c. Tắt bếp khi sử dụng xong.
Câu 14: Calcium hydroxide (chất rắn) là chất ít tan. Hòa tan nó vào nước thu được hỗn hợp :
a. Hỗn hợp (A) là dung dịch hay huyền phù?
b. Trình bày cách tách để thu được nước vôi trong từ cốc (B)
Kim loại:
Công dụng: Sản xuất, ngành luyện kim, gia công cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị.
Tính chất: Dẫn nhiệt, dẫn điện, bị gỉ, bị ăn mòn.
Thủy tinh:
Công dụng: Làm đồ chứa (chai, lọ, cốc, chén, ly, tách,...). Trong quang học (lăng kính, gương, sợi cáp quang,...). Kỹ thuật điện tử (bóng đèn, màn hình, chất cách điện,...).
Tính chất: Không dẫn diện, dẫn nhiệt kém, ít bị ăn mòn, không bị gỉ, dễ vỡ, cứng giòn.
Nhựa:
Công dụng: Làm nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như: Bàn, ghế, chai lọ, áo mưa,…
Tính chất: Không dẫn diện, dẫn nhiệt kém, ít bị ăn mòn, không bị gỉ.
Gốm, sứ:
Công dụng: Trang trí các công trình kiến trúc.
Tính chất: Giòn, dễ vỡ.
Cao su:
Công dụng: Dùng để sản xuất lốp xe, găng tay y tế, bao cao su và các sản phẩm cao su khác.
Tính chất: Không dẫn nhiệt, dẫn điện, có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng, ít bị ăn mòn.
Gỗ:
Công dụng: Dùng để làm nhà, vật trang sức, làm giấy, làm vũ khí…
Tính chất: Dễ cháy, giòn, cứng, không gỉ.
19:41 /-strong /-heart :> :o :-(( :-h Đã gửi